Dựa vào kết quả phân tích trong chương 3 yếu tố MLU (Mức lương) mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc của nhân viên, nhưng yếu tố MLU tác động đến sự hài lòng, trong khi đó hài lòng tác động đến động lực làm việc tại công ty thể hiện qua mô hình hồi quy: DLU = -0.118 + 1.032HAL + εi đề xuất giải pháp là cần thiết.
4.5.2 Nội dung giải pháp
Mức lương (bao gồm lương, thưởng, phụ cấp…) được xem là một trong những yếu tố tạo nên sự cạnh tranh giữa các CÔNG TY, đồng thời là chìa khóa để nâng cao năng suất làm việc và giúp nhân viên gắn bó lâu dài với tổ chức. Trong hầu hết các CÔNG TY sản xuất, lao động phổ thông chiếm phần lớn, mức thu nhập của họ cũng chưa cao nên việc đảm bảo cuộc sống ổn định, trang trải cho các nhu cầu thiết yếu còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, việc sản xuất kinh doanh cũng mang tính thời vụ, có những lúc đơn đặt hàng lớn phải thường xuyên tăng ca ngoài giờ. Do đó, lãnh đạo CÔNG TY cần quan tâm và có chính sách hỗ trợ thích đáng. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:
Xây dựng hệ thống lương cạnh tranh:
CÔNG TY cần xem xét mức lương của các công ty khác để tạo ra mức lương có tính cạnh tranh cao nhằm đem đến sự bảo đảm cho nhân viên. Từ đó, nhân viên làm việc hết mình và gắn bó lâu dài với công ty; và điều cốt lõi hơn nữa là tạo nên sự hài lòng của nhân viên – yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho công ty. Việc phân phối thu nhập phải gắn liền với tính chất, mức độ phức tạp của công việc. Cần phát huy hình thức trả lương theo sản phẩm – là một hình thức phổ biến ở các CÔNG TY sản xuất.
Tiền lương phải gắn liền với sự phát triển kinh tế và mức sống của người lao động. Hàng năm cần xem xét, đánh giá và điều chỉnh mức lương cho hợp lý, đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Trả lương công bằng:
Cần thực hiện đánh giá nhân viên một cách chính xác, trả lương theo năng lực, kết quả công việc phải gắn liền với hoàn cảnh hoàn thành công việc cụ thể.
Tiền lương được trả công bằng thể hiện ở việc công bằng nhóm, công bằng cá nhân với những hoàn cảnh công việc như nhau, tránh tình trạng nhân viên này so sánh kết quả làm việc của mình với mức thu nhập của nhân viên khác… gây mất đoàn kết nội bộ.
CÔNG TY cần phổ biến rõ chính sách lương, thưởng, phúc lợi… để nhân viên hiểu và giảm được phần nào tâm lý so sánh, bất mãn.
Hoàn thiện chính sách đãi ngộ phù hợp:
Tổ chức các hoạt động khám sức khỏe định kỳ giúp nhân viên biết được tình trạng sức khỏe của bản thân để có thể chăm sóc kịp thời, đặc biệt là công nhân (do phải thường xuyên tiếp xúc với máy móc, các loại hóa chất, vật liệu, bụi bẩn…). CÔNG TY cần đóng đầy đủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, đối với những bộ phận làm việc trong điều kiện độc hại, tiếp xúc với các loại hóa chất phải có chế độ phụ cấp độc hại, hỗ trợ tiền ăn ca. Ngoài ra, cần chú ý đến các chế độ phúc lợi khác như: tham quan, du lịch…
Cần chăm lo hơn đến đời sống của người lao động, đặc biệt về mặt tinh thần. Bộ phận công đoàn cần phối hợp với phòng hành chính tổ chức của CÔNG TY để sắp xếp, tổ chức các hoạt động tập thể vào các ngày nghỉ, dịp lễ để thu hút người lao động tham gia, tạo nên sự đoàn kết, gắn bó tập thể, góp phần tạo nên môi trường làm việc lành mạnh.
4.5.3 Hiệu quả dự kiến đem lại
Thực hiện giải pháp này công ty sẽ chú trọng vào thực tế nhu cầu cần thiết của nhân viên, bởi lương là yếu tố cần thiết thực tế nhất khi nhân viên đến làm việc. Lương càng rõ rang, minh bạch và hợp lý sẽ làm nâng cao sự hài lòng của nhân viên hơn.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, để có thể cạnh tranh được các Công ty phải tìm mọi cách giảm chi phíđầu vào đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào người lao động, cho nên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, tay nghề, chuyên môn cũng như sự hăng say trong lao động của người lao động.
Như vậy, sự thành công của doanh nghiệp có sự đóng góp một phần không hề nhỏ, vì vậy lý thuyết kỳ vọng đã nêu ta một số vấn đề đáng lưu ý trong tạo động lực cho người lao động. Bài nghiên cứu cho thấy rằng cần phải chú ý rằng những phần thưởng mà công ty đưa ra phải có mối quan hệ với những gì nhân viên muốn. Ngoài ra, các nhà quản lý cần phải để cho người lao động biết được tổ chức hy vọng những hành vi nào ở họ và hành vi đó sẽ được đánh giá ra sao. Cuối cùng, cần quan tâm đến những kỳ vọng của cá nhân, những gì mang tính thực tế có thể không liên quan ở đây mà quan trọng là những gì người lao động kỳ vọng.
Bài tiểu luận này phần nào đó đã khái quát lên những gì mà nhân viên công ty CP Thành Thành Công đang mong muốn cũng như kỳ vọng, chính vì vậy sẽ là nguồn tham khảo để công ty có thể vận dụng mang tính thực tiễn.
Do giới hạn về nhân lực, trình độ cũng như thời gian, nên bài nghiên cứu này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu xót, rất mong nhận được những lời đóng góp, góp ý từ thầy cũng như các bạn sinh viên, nhằm hoàn thiện một cách tốt hơn cho những nghiên cứu sau.