Môi trường cạnh tranh trực tiếp – những cơ hôi và thách thức vớ

Một phần của tài liệu luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại du lịch Hà Nội pdf (Trang 36 - 38)

6 .Bảng 2.3 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh toàn công ty năm

2.3.1.2. Môi trường cạnh tranh trực tiếp – những cơ hôi và thách thức vớ

• Ảnh hưởng của những thay đổi trong môi trường có thể hoàn toàn khác nhau đối với từng doanh nghiệp. Các tác động này phụ thuộc rất nhiều vào vai trò, vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

• Và phải khẳng định rằng không phải tất cả mọi thay đổi của môi trường vĩ mô đều làm cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi.

2.3.1.2. Môi trường cnh tranh trc tiếp – nhng cơ hôi và thách thc vi doanh nghip. doanh nghip.

Đây là môi trường tác động trực tiếp tới hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp, gồm 3 thành phần chính tác động tới doanh nghiệp đó là : khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh. Để nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của môi trường đến doanh nghiệp, em xin dựa vào sự phân tích 5 thế lực cơ bản của Michael Porter trong môi trường cạnh tranh trực tiếp của công ty.

• Sự thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp mới

Là công ty thành lập được 2 năm, bước sang năm thứ 3 hoạt động, Công ty chưa thể nói là hoạt động lâu năm nhưng cũng đủđể lâu dài đối với các công ty mới gia nhập trên thị trường. Và các công ty đi sau, khi bước chân vào ngành du lịch này sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty. Sự cạnh tranh này sẽ diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ phân chia thị trường tới nhà cung cấp, các hoạt động khuyến mại, các hình thức quảng cáo hiện đại và sáng tạo…Để hạn chế sự cạnh tranh này, Công ty đã triển khai một số ngăn cản đối với sự thâm nhập này bằng cách :

+ Quy mô tối ưu : Công ty đang thực hiện chính sách giảm chi phí tới mức cần thiết để bán được một khối lượng lớn sản phẩm.

+ Khác biệt hoá sản phẩm của mình : Ha Noi TTI Travel đang tạo ra những

đặc trưng riêng của sản phẩm để thu hút khách hàng, để nó trở thành duy nhất trong con mắt của người tiêu dùng.

+ Vốn đầu tư : Với công ty thì dự kiến nhu cầu vốn tham gia vào thị trường khoảng 850.000.000 VND. Căn cứ vào tình hình thực tế bộ phận lữ hành sẽ là bộ phận hoạt động theo kế hoạch của công ty, quản lý về doanh thu. Nên bộ

phận xác định vốn đầu tư sẽ do công ty hoặc từ nguồn vốn vay tín dụng.

+ Chi phí thay đổi : Nếu phải chuyển từ nhà cung cấp dịch vụ này dang một nhà cung cấp dịch vụ khác phải có chi phí dành cho lĩnh vực này.

+ Khả năng tiếp cận với các nhà phân phối nghĩa là phải có chi phí bán hàng.

• Sức ép của các nhà cung cấp

Trong điều kiện hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ cho công ty nhưng không vì thế mà công ty yên tâm với các nhà cung cấp dịch vụ của mình bởi lẽ nhà cung cấp dịch vụ sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận tương lai của công ty, họ có thể ép giá với công ty dẫn tới công ty bị giảm lợi nhuận một cách đáng kể. Hoặc họ có thể giảm chất lượng dịch vụđể hạ thấp uy tín của công ty.

• Sức ép của người mua

Không chỉ riêng Hà Nội TTI Travel mà hầu như các công ty khác cũng chịu cảnh tương tự, nghĩa là người mua có thể sử dụng các cách như : ép giá, tăng chất lượng dịch vụ, tăng khối lượng mua…Vì vậy doanh nghiệp cần khéo léo

để không làm giảm sự hài lòng của khách hàng, mặt khác không làm giảm lợi nhuận của công ty.

• Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ

Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên thương trường, nó thể hiện ở những cuộc chiến về giá, về hình thức quảng cáo, khuyến mại…điển hình như công ty du lịch Saigontourisst, Hanoitourist, TranViet hay Viet Travel, Các công ty này có các chính sách cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cực kỳ chuyên nghiệp và có bài bản và là đối thủ “ nặng ký “ của công ty.

• Khả năng của các sản phẩm thay thế

Với ngành dịch vụ này thì việc có những sản phẩm thay thế là tương đối nhỏ

vì sản phẩm chủ yếu của công ty là các chương trình du lịch, vì vậy sẽ rất khó có thể thay thế.

Một phần của tài liệu luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại du lịch Hà Nội pdf (Trang 36 - 38)