Điều khiển quá trình học tập dựa vào phân bậc hoạt động chủ yếu theo các hướng

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học phương trình vô tỷ ở trường trung học phổ thông (Trang 38 - 41)

f x= x− + x− xem các giá trị của chúng thay đổi phụ thuộc vào giá

2.1.4.2. Điều khiển quá trình học tập dựa vào phân bậc hoạt động chủ yếu theo các hướng

theo các hướng

a) Chính xác hoá mục đích yêu cầu

Nếu không dựa vào sự phân bậc hoạt động thì người ta thường đề ra mục tiêu dạy học một cách chung chung, ví dụ như “nắm vững khái niệm

phương trình vô tỷ và phương pháp giải”. Nhờ phân bậc hoạt động, ta có thể

đề ra mục tiêu một cách chính xác hơn, chẳng hạn :

+ Tự mình xem xét, kết luận một phương trình cho trước thuộc dạng nào? Phương pháp giải được thực hiện như thế nào? (Nhận dạng)

+ Tự mình xây dựng được các ví dụ về phương trình.(Thể hiện)

+ Thành thạo trong việc giải các phương trình dạng cơ bản. (Vận dụng) Sự chính xác hoá yêu cầu như thế có thể được ghi trong chương trình, nhưng cũng có thể do GV tự đề xuất căn cứ vào mục tiêu quy định và điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

b) Tuần tự nâng cao yêu cầu

Người ta cũng có thể dựa vào sự phân bậc hoạt động để tuần tự nâng cao yêu cầu đối với HS bằng cách đặt ra yêu cầu hướng vào vùng phát triển gần nhất của HS. Vùng này được chuẩn bị do quá trình phát triển trước đó, nhưng HS chưa đạt tới. Nhờ những hoạt động khác nhau, vùng phát triển gần nhất sẽ trở thành vùng phát triển hiện tại. Vùng lúc trước còn là vùng phát triển xa hơn một chút bây giờ sẽ trở thành vùng phát triển gần nhất. Quá trình cứ lặp đi lặp lại nhiều lần và HS cứ leo hết bậc thang này đến bậc thang khác trong quá trình hoạt động và phát triển .

Ví dụ 32 : Cho phương trình

x− =1 2x m+

a) Giải phương trình với m= −3.

b) Giải và biện luận phương trình.

Cho HS lần lượt làm ý a) và b) là tuần tự nâng cao yêu cầu.

c) Tạm thời hạ thấp yêu cầu khi cần thiết

Trường hợp HS gặp khó khăn khi hoạt động, ta có thể tạm thời hạ thấp yêu cầu. Sau khi HS đạt được nấc thấp này, yêu cầu lại tiếp tục tuần tự nâng cao.

x+ =1 3x m+

Nếu thấy HS gặp khó khăn khi giải và biện luận phương trình, có thể hạ thấp yêu cầu HS giải phương trình x+ =1 3x hoặc thấp hơn nữa là yêu cầu HS giải phương trình x+ =1 3, sau đó mới yêu cầu giải và biện luận.

d) Dạy học phân hoá

Sự phân bậc hoạt động cũng có khả năng tạo điều kiện để dạy học phân hoá, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo thực hiện mục tiêu chung cho toàn thể HS song song với việc khuyến khích phát triển tối đa khả năng của từng cá nhân. Trong dạy học phân hoá, người dạy cần phải chú ý đến khả năng tư duy, kĩ năng, kĩ xảo đã có của từng đối tượng hoặc lớp các đối tượng cũng như khả năng tiếp thu, nhu cầu sở thích của người học… để tích cực hoá hoạt động học tập.

Một khả năng dạy học phân hoá thường dùng là phân hoá nội tại, tức là dạy học phân hoá trong nội bộ một lớp học thống nhất.

Sự phân bậc hoạt động có thể được lợi dụng để dạy học phân hoá nội tại theo cách cho những HS thuộc những loại trình độ khác nhau đồng thời thực hiện những hoạt động có cùng nội dung nhưng trải qua hoặc ở những mức độ yêu cầu khác nhau ( xem [9] trang 158).

Ví dụ 34 : Cho phương trình

x− =1 2x m+

a) Giải phương trình với m= −3.

b) Giải và biện luận phương trình.

Cho HS cả lớp làm bài, những HS trung bình phải làm lần lượt từng ý, đối với HS khá giỏi có thể làm b) trước rồi kiểm tra kết quả ở a) với m= −3.

Như vậy, HS đều phải tiến hành giải bài toán trên nhưng ở các cấp độ yêu cầu khác nhau.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học phương trình vô tỷ ở trường trung học phổ thông (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w