Hình thái tinh trùng với tỷ lệ tinh trùng sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái tinh trùng (Trang 139 - 140)

1. Nhân 2 Túi cực đầu

4.5.3. Hình thái tinh trùng với tỷ lệ tinh trùng sống

Khi phân tích liên quan giữa hình thái tinh trùng với tỷ lệ tinh trùng sống cho kết quả đ−ợc trình bày trong bảng 3.25 và biểu đồ 3.5. Những mẫu bất th−ờng về thông số hình thái tinh trùng có nguy cơ bất th−ờng về tỷ lệ tinh trùng sống (< 50% tinh trùng sống) cao gấp 2,4 lần so với nhóm bình th−ờng về thông số hình thái tinh trùng (OR = 2,4; 95%CI: 1,02 - 5,76, p < 0,05). Nh− vậy rõ ràng cấu trúc hình thái đã phản ánh chức năng, đặc biệt là chức năng sống của tinh trùng. Trong biểu đồ 3.5 đã cho thấy mối t−ơng quan thuận, có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ tinh trùng hình thái bình th−ờng với tỷ lệ tinh trùng sống, đ−ợc biểu diễn bằng ph−ơng trình tuyến tính y = 0,06.x + 9,14.

Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về sự chết theo ch−ơng trình của tinh trùng, đó chính là sự chết sinh lý của tế bào mà đặc tr−ng là nhân đông và ADN bị vỡ thành những mảnh nhỏ do tác động của endonuclease [56]. S.Marchiani (2007) nhận thấy khi thể M 540 có nồng độ cao trong tinh dịch thể hiện rõ sự chết theo ch−ơng trình [115]. Ngoài những tinh trùng chết sinh lý do các tác động trên có thể đã có những tinh trùng chết do bất th−ờng về gen bởi vì nhiễm sắc thể Y của ng−ời chứa một số l−ợng lớn các gen cần thiết cho sự duy trì, phát triển các tế bào mầm sinh dục. Điều này đã đ−ợc khẳng định trong một nghiên cứu gần đây của tác giả Mc Elreavey K (2008) [117], khuyết đoạn vùng gen điều khiển sinh tinh AZF gồm các gen AZFa, AZFb và AZFc chiếm từ 10% đến 15% số bệnh nhân suy giảm tinh trùng nặng. Sự vắng mặt một số gen AZFc là yếu tố nguy cơ về di truyền dẫn tới tình trạng suy giảm khả năng sinh tinh.

Nghiên cứu đã tiến hành phân tích liên quan giữa hình thái tinh trùng với pH tinh dịch (bảng 3.26) nh−ng không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê, mặc dù số mẫu bất th−ờng hình thái trong nhóm bất th−ờng về pH cao gấp

3,1 lần so với nhóm bình th−ờng về pH tinh dịch (OR = 3,1; 95%CI: 0,4 - 27,6, p > 0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái tinh trùng (Trang 139 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w