Các nghiên cứu về một số yếu tố liên quan tới sự thay đổi tinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái tinh trùng (Trang 28 - 30)

Theo Nares Sukcharogen (1995) [120] ph−ơng cách phổ biến nhất để đánh giá chức năng sinh sản nam giới nói chung và chức năng tinh trùng nói riêng là xét nghiệm tinh dịch đồ chuẩn. Theo h−ớng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, các thông số đ−ợc đánh giá là tính chất vật lý của tinh dịch, số l−ợng, mật độ, di động và hình thái tinh trùng.

Bostoff và cộng sự (1984), trong 20 năm nghiên cứu về khả năng sinh sản của 1000 nam giới đã xác định đ−ợc ranh giới đánh giá khả năng sinh sản. Khi tỷ lệ tinh trùng bất động trên 80% thì khả năng sinh sản kém. Nếu tỷ lệ này d−ới 80% đ−ợc xem là khả năng sinh sản bình th−ờng [trích dẫn theo 83].

Zorn (1999) [150] nghiên cứu hồi cứu tinh dịch của 2343 nam giới Slovenia khoẻ mạnh, có tinh dịch đồ bình th−ờng, là chồng của các phụ nữ vô

sinh do tắc vòi trứng đã tham gia vào ch−ơng trình thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi trong giai đoạn 1983 - 1996 nhận thấy tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới nhanh đã giảm đi 0,95%/năm.

Số l−ợng và mật độ tinh trùng là vấn đề đ−ợc nhiều tác giả đề cập đến. Qua nhiều nghiên cứu của các tác giả ở các thời điểm khác nhau, nhận thấy có sự suy giảm chất l−ợng tinh trùng tại một số quốc gia ở châu Âu trong suốt 50 năm qua. ở Pháp, mật độ tinh trùng của nam giới giảm 2,1%/năm, từ 89.106/ml năm 1973 xuống 60.106/ml vào năm 1992, hình thái tinh trùng bình th−ờng giảm 0,5%/năm [95].

Tuy vậy điều này vẫn còn đang tranh cãi. ở Phần Lan, Suominen (1993) và Vierula (1996) thấy số l−ợng tinh trùng của nam giới rất cao và không thay đổi nh−ng ng−ợc lại Pajarinen (1997) lại thấy ở đàn ông trung niên của n−ớc này có sự gia tăng tỷ lệ ng−ời bị rối loạn quá trình tạo tinh. Fisch (1996) thấy rằng ngay trong một quốc gia ví dụ ở Mỹ, giữa các vùng khác nhau, mật độ tinh trùng cũng khác nhau, cao nhất ở NewYork (131 triệu/ml) và thấp nhất ở California (72 triệu/ml ) [trích dẫn từ 93].

Theo Gerd Luwig và Julian Frick (1990) [83] có sự dao động về số l−ợng và khả năng di động của tinh trùng từ ngày này qua ngày khác, ngay trong một cá thể. Sự thay đổi mật độ tinh trùng trong một nam giới bình th−ờng dao động từ 35 -79 triệu/ml. Số l−ợng tinh trùng sẽ giảm khi tần số hoạt động tình dục tăng lên.

Andolz.P và cộng sự (1999) [51] nghiên cứu hồi cứu trên 22.759 nam giới vùng đông bắc Tây Ban Nha trong khoảng thời gian 1960 - 1996 nhận thấy có sự suy giảm có ý nghĩa thống kê số l−ợng tinh trùng hình thái bình th−ờng. Sự xuất hiện bạch cầu trong tinh dịch v−ợt giới hạn bình th−ờng chứng tỏ có nhiễm khuẩn đ−ờng sinh dục và th−ờng kèm theo với sự thay đổi các thông số khác nh− thể tích tinh dịch giảm, mật độ và di động tinh trùng giảm, hình thái tinh trùng bất th−ờng tăng [91], [120], [122].

Cùng với sự tăng lên của độ tuổi, khả năng di động và mật độ tinh trùng giảm đi rõ rệt. Có sự liên quan chặt chẽ giữa tuổi với các bất th−ờng về cấu trúc NST ở tinh trùng, chỉ có 2,8% ở tuổi 20 tăng lên đến 13,6% ở tuổi 45 [91]. Macleod cho rằng có xu h−ớng giảm khả năng di động tinh trùng ở nam giới trên 40 tuổi [trích dẫn từ 83].

Theo thời gian, mật độ tinh trùng có xu h−ớng giảm đi ở Đan Mạch, Bostofte nghiên cứu 1000 mẫu tinh dịch thấy mật độ tinh trùng năm 1952 là 73 triệu/ml nh−ng 20 năm sau chỉ còn là 54,5 triệu/ml. ở Thụy Điển vẫn tác giả này nghiên cứu 185 mẫu thấy mật độ tinh trùng giảm rõ rệt từ mức 109 triệu/ml vào năm 1960 xuống 65 triệu/ml vào năm 1980. ở Mỹ sự suy giảm mật độ tinh trùng là 1,5 triệu/ml/năm, ở châu Âu 3,13 triệu/ml/năm [trích dẫn theo 136].

Một nghiên cứu ở Đức của Krause (2000) tiến hành trên 253 ng−ời lại đ−a ra kết quả trái ng−ợc hoàn toàn: thể tích tinh dịch, số l−ợng và di động của tinh trùng không thay đổi theo tuổi [106].

Một số bệnh tật ảnh h−ởng tới khả năng sinh sản ở nam giới. Nếu mắc quai bị tr−ớc tuổi dậy thì, ít xảy ra biến chứng nh−ng nếu mắc sau dậy thì, tỷ lệ biến chứng là 10 - 35%, dẫn đến viêm 1 hoặc 2 bên tinh hoàn, hậu quả là sự giảm sút về số l−ợng và chất l−ợng tinh trùng [39], [91]. Sự giảm sút chất l−ợng tinh dịch còn liên quan tới các tác nhân vật lý, hoá học, các bệnh lý nhiễm trùng cấp và mạn tính, bệnh lây truyền qua đ−ờng tình dục, tiền sử dùng thuốc, tiền sử phẫu thuật hoặc chấn th−ơng sinh dục, thậm chí cả lối sống và các thói quen dùng r−ợu, cà phê, thuốc lá...[39], [86], [91], [103], [119].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái tinh trùng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w