Cơ sở lý thuyết phá huỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nguyên nhân gây hỏng và phá hủy kim loại tại vùng tâm trong quá trình nêm ngang (Trang 40 - 41)

Vấn đề phá huỷ luôn luôn được các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm, trong những thập kỷ gần đây vấn đề phá huỷ có những giá trị thực tế rất quan trọng liên quan đến sự phát triển của kỹ thuật hàng không, tên lửa và vũ trụ. Có rất nhiều công trình đã được công bố liên quan đến sự phân tích điều kiện phá huỷ, phương pháp tính toán độ bền liên quan đến các thành phần kết cấu, những chi tiết quan trọng của máy móc và cơ cấu. Nhiều công trình đã xem xét sự phá huỷ của kim loại trong gia công áp lực với các phương pháp cơ học môi trường liên tục chúng ta có thể tìm các trường ứng suất, chuyển vị, phân bố nhiệt độ trong vật thể dưới tác dụng của hệ

ngoại lực. Tuy nhiên, các sai số đánh giá độ bền còn rất lớn. Nguyên nhân do sự

phức tạp của bản chất cấu trúc vật liệu thực tế, tồn tại rất nhiều khuyết tật từ cấu trúc vi mô và cấu trúc siêu hạt cho đến các khuyết tật lớn như độ xốp và vết rạn, nứt. Các điều kiện ảnh hưởng đến độ bền là đặc tính của ngoại lực, môi trường xung quanh, chính vì vậy vấn đề phá huỷ là vấn đề tổng hợp phức tạp, nó liên quan tới các hoá học vật lý chất rắn, cơ học môi trường liên tục và khoa học vật liệu. Mặc dù phương pháp tiếp cận của các nhà vật lý đã đạt được nhiều thành tích với các điều kiện về chảy dẻo và phá huỷ vật rắn nhưng cho đến nay các phương pháp vật lý chưa đáp ứng được các yêu cầu về mô tả đặc điểm của các phá huỷ một cách có chất lượng.

Đánh giá định tính độ bền của vật liệu kỹ thuật hiện nay có thểđược thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận của cơ học môi trường liên tục trong khuôn khổ cơ học phá huỷ.

Mục đích của cơ học phá huỷ là làm sáng tỏ các điều kiện phá huỷ của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực trong điều kiện giới hạn nhiệt độ và tốc độ cụ thể.

Sự phát triển của cơ học được thực hiện theo các hướng sau đây:

1. Thiết lập lý thuyết về trạng thái ứng suất giới hạn của vật liệu( lý thuyết độ

bền);

2. Xây dựng phương pháp tính toán khả năng chịu tải của các chi tiết kết cấu; 3. Nghiên cứu điều kiện chịu đựng của vật liệu khi tải thay đổi;

4. Phân tích điều kiện ổn định của vật liệu hóa bền khi biến dạng; 5. Xây dựng cơ học vết nứt;

6. Thiết lập lý thuyết về hiện tượng tập trung sai hỏng; 7. Xây dựng các phương pháp tính toán xác xuất phá huỷ.

Ba hướng phát triển về cơ học phá huỷ đầu tiên ứng dụng trong cơ khí xây dựng và lý thuyết đàn hồi và ít dùng để phân tích các điều kiện phá huỷ dẻo của gia công áp lực. Liên quan đến biến dạng dẻo phương pháp xác định tính ổn định biến dạng, lý thuyết vết nứt, lý thuyết tích luỹ sai hỏng và tính toán phá huỷ xác xuất

được áp dụng. Mục đích của luận văn là phân tích trường ứng suất và trường biến dạng trong quá trình cán nêm ngang làm cơ sở cho việc tính toán các điều kiện biến dạng dẻo không phá huỷ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nguyên nhân gây hỏng và phá hủy kim loại tại vùng tâm trong quá trình nêm ngang (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)