Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý an sinh xã hội cho đối tượng trẻ em tại việt nam (Trang 87 - 94)

Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ trung ƣơng đến cơ sở trong nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo đảm quyền ASXH cho trẻ em, thực thi chính sách ASXH cho trẻ em và thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em.

Huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức, cá nhân, phát động, nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân cbảo đảm ASXH cho trẻ em. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác này theo hƣớng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng, cộng đồng dân cƣ và các tổ chức xã hội. Tăng cƣờng giám sát xã hội đối với việc thực hiện luật pháp, chính sách về ASXH; phát hiện, ngăn chặn, phê phán, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền trẻ em và xâm hại trẻ em; ngăn ngừa tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật. Tổ chức tốt sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, cộng đồng, giữa các ban, ngành, các đoàn thể trong hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Đa dạng hóa các nguồn lực đóng góp của xã hội, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; kịp thời ghi nhận, biểu dƣơng, khen thƣởng xứng đáng đối với các tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp bảo đảm ASXH cho trẻ em.

Tiếp tục tăng cƣờng và mở rộng hợp tác quốc tế để xây dựng và thực thi các chính sách, các chƣơng trình, đề án về ASXH cho trẻ em.

78

KẾT LUẬN

An sinh xã hội là hệ thống chính sách xã hội cơ bản của mỗi quốc gia trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng. Trong đó, an sinh xã hội cho đối tƣợng trẻ em là một cấu thành quan trọng của hệ thống an sinh xã hội luôn cần đƣợc ƣu tiên quan tâm hàng đầu. Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý an sinh xã hội cho trẻ em có ý nghĩa quan trọng đến sự đảm bảo ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế, xây dựng một xã hội văn minh và hiện đại.

Nhiệm vụ quản lý tốt công tác an sinh xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho trẻ em là chủ trƣơng nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo đất nƣớc. Tăng cƣờng công tác quản lý an sinh xã hội cho đối tƣợng trẻ em là giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả thực hiện tốt công tác này cho trẻ em và góp phần ổn định chính trị xã hội trong tƣơng lai.

Mặc dù có nhiều biến động về kinh tế trong nƣớc và quốc tế, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp diễn ra trên diện rộng, nguồn lực của đất nƣớc còn hạn hẹp, nhƣng Đảng và Nhà nƣớc luôn coi trọng công tác an sinh xã hội nói

79

chung và an sinh xã hội cho trẻ em nói riêng, đặt nhiệm vụ phát triển xã hội ngang tầm và gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế trong mỗi chính sách, mỗi giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Đầu tƣ của Nhà nƣớc cho an sinh xã hội ngày càng tăng, trong đó ƣu tiên đối tƣợng trẻ em, công tác xã hội hóa huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân và ở địa phƣơng ngày càng mở rộng. Đặc biệt, Nhà nƣớc luôn quan tâm, đầu tƣ nhiều cho trẻ em ở các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện nghèo, xã thôn bản đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển, hải đảo; thực hiện toàn diện các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, khó khăn.

Tuy nhiên, để quản lý tốt hệ thống chính sách an sinh xã hội cho trẻ em vẫn còn hạn chế, diện bao phủ còn hẹp, một bộ phận trẻ em, nhất là trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt về giáo dục, chăm sóc y tế cơ bản, sức khỏe và dinh dƣỡng. Mức hỗ trợ nhìn chung còn thấp, kết quả đạt đƣợc chƣa bền vững.

Nhìn chung, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc thực hiện các chính sách ASXH cho trẻ em kể cả mặt chất và lƣợng, các chính sách này đã tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, khó khăn đƣợc quan tâm và đảm bảo thực hiện các nhóm quyền cơ bản của trẻ em, tạo cơ hội để các em phát triển khả năng học tập cũng nhƣ sáng tạo.

Tuy nhiên,Việt Nam vẫn còn là nƣớc có thu nhập kém, khả năng ngân sách hạn hẹp thì để đảm bảo chính sách ASXH cho trẻ em, trƣớc hết chúng ta cần quan tâm đến các đối tƣợng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, khó khăn thực sự cần thiết hỗ trợ ở những mức tối thiểu – mức của sàn ASXH. Cần thiết kế các chính sách nhằm cụ thể hóa việc tiến tới lấp đầy khoảng cách về an ninh thu nhập cho trẻ em.

80

thƣ̣c sƣ̣ cần thiết để đánh giá mô ̣t cách tƣơng đ ối toàn diện về công tác quản lý nhà nƣớc về ASXH đối với trẻ em.

Quản lý nhà nƣớc đối với chính sách ASXH cho đối tƣợng trẻ em là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều B ộ, ngành, là vấn đề mà dƣ luận xã hội rất quan tâm chú ý thƣờng cho rằng có nhiều khó khăn, thực hiện không đúng gây thất thoát tiền của nhà nƣớc. Nghiên cƣ́u về vấn đề này cần phải bao quát đƣợc chƣ́c năng quản lý nhà nƣớc về đầu ASXH t ừ vốn ngân sách Nhà nƣ ớc. Do pha ̣m vi khuôn khổ của Luâ ̣n văn, điều kiện thời gian, điều kiê ̣n nghiên cƣ́u và khả năng tiếp cận vấn đề còn hạn chế, nên Luâ ̣n văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc sƣ̣ góp ý của Hô ̣i đồng Khoa ho ̣c, các thầy, cô giáo. Trên tinh thần cầu thị tác giả sẽ nghiêm túc tiếp thu và tiếp tu ̣c hoàn thiê ̣n, bổ sung để Luâ ̣n văn hoàn chỉnh hơn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý ASXH cho đối tƣợng trẻ em tại Việt Nam

82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Nguyên Anh, 2014. Đảm bảo an sinh xã hội vì mục tiêu phát triển con người ở Việt Nam: Định hướng mô hình và giải pháp. Viện Nghiên cứu con ngƣời

2. Ban chấp hành TW Đảng, 2012. Nghị quyết 15/NQ-TW ngày 1/6/2012. Hà Nội. 3. Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội, 2010. Báo cáo đánh giá kết quả

bảo vệ trẻ em giai đoạn 2001 – 2010. Hà Nội.

4. Chính Phủ Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2004. Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi. Hà Nội.

5. Chính Phủ Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam , 2007. Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 ban hành quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Hà Nội.

6. Chính Phủ Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2010. Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 67. Hà Nội.

7. Chính Phủ Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2007. Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Chiều, 2013. Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ tại Học viện Khoa học xã hội.

9. Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em, 2012. Một số văn bản về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Hà Nội.

83

10.Cục thống kê 2011, 2012, 2013, 2014. Niên giám thống kê 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội.

11.Mai Ngọc Cƣờng, 2015. Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006 – 2015. Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc: Mã số: KX.02.02/06-10.

12.Phạm Gia Cƣờng, 2015. Tăng cường công tác bảo đảm an sinh xã hội cho trẻ em. Tạp chí cộng sản.

13.Doãn Mậu Diệp, 2015. Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. Nhà xuất bản lao động xã hội

14.Nguyễn Hữu Hải, 2013. Ba mươi năm đổi mới về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Hà Nội: Nhà xuất bản Tƣ pháp.

15. Minh Huệ, 2013.Tạo điều kiện, cơ hội giảm nghèo cho trẻ em ngƣời dân tộc thiểu số.Tạp chí cộng sản, số 21.

16.Lê Quốc Lý, 2014. Chính sách an sinh xã hội thực trạng và giải pháp. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia -Sự thật.

17.Nguyễn Thị Kim Phụng, 2007. Trình bày về luật an sinh xã hội trong hệ thống pháp luật Việt Nam ; Quan hệ pháp luật an sinh xã hội ; Bảo hiểm xã hội ; các chế độ ưu đãi và cứu trợ xã hội ; Tranh chấp an sinh xã hội.

Hà Nội: Nhà xuất bản Tƣ pháp.

18.Trần Hữu Quang, 2009. Phúc lợi xã hội trên thế giới: Quan niệm và phân loại. Tạp chí Khoa học Xã hội, Số 04.

19.Quốc Hội Nƣớc CHXHCNVN, 2014. Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20-11-2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

20.Quốc Hội Nƣớc CHXHCNVN, 2004. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

21.Nguyễn Ngọc Toản, 2011. Xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

84

22.Viện khoa học Lao động và Xã hội, 2013. Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội.

23.Viện Khoa học lao động và xã hội, 2015. Báo cáo an sinh xã hội cho dân tộc thiểu số. Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý an sinh xã hội cho đối tượng trẻ em tại việt nam (Trang 87 - 94)