3.2.1.Thực trạng quản lý an sinh xã hội cho đối tượng trẻ em về mặt cơ sở dữ liệu
Để quản lý, giám sát chính sách an sinh xã hội, Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chủ trƣơng, luật pháp, chính sách về việc xây dựng các cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành. Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội chƣa đƣợc hình thành và đang tồn tại độc lập từ các hệ thống cơ sở dữ liệu thành phần nhƣ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; trợ giúp xã hội, giảm nghèo; ƣu đãi ngƣời có công; lao động, việc làm, dạy nghề; tệ nạn xã hội... Các hệ thống cơ sở dữ liệu thành phần đã và đang đƣợc triển khai nhƣng chƣa hoàn thiện, còn mang tính đơn lẻ, thiếu gắn kết với các địa phƣơng, với các Bộ, ngành, đơn vị khác; chƣa có giải pháp tổng thể trong việc hỗ trợ thực thi các chính sách bảo đảm kịp thời, thông suốt giữa các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; vì vậy, công tác quản lý chính sách ASXH chƣa đạt hiệu quả cao.
Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội hoàn chỉnh, hiện đại sẽ cung cấp thông tin về chính sách, dữ liệu ASXH cho Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ, ngành một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về ASXH đƣợc xây dựng dựa
54
trên cơ sở kế thừa, phát huy các hệ thống thông tin chuyên ngành hiện có bổ sung thêm về cơ sở hạ tầng mạng; chuẩn hóa thông tin; xây dựng giải pháp kỹ thuật, cơ sở dữ liệu đồng bộ thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc của Chính phủ, các Bộ, ngành với mục tiêu xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Đây là yêu cầu cấp thiết của công tác quản lý nhà nƣớc, nên việc xây dựng và ban hành Đề án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội giai đoạn 2015-2025” là cần thiết, nhằm cục thể hóa chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 của Chính phủ về ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI; góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
3.2.2. Thực trạng quản lý chính sách phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
3.2.2.1. Dinh dưỡng cho trẻ em
Hiện tại ở nƣớc ta đã và đang triển khai chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng quốc gia cho trẻ em theo từng giai đoạn phù hợp.
Đánh giá thực trạng quản lý chính sách này trên căn cứ thực trạng đã triển khai thực hiện so với mục tiêu ban đầu.
Mục tiêu của chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em đến năm 2015 và 2020 là:
-Giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dƣới 5 tuổi trên toàn quốc xuống 14% và dƣới 10% vào năm 2020
-Giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng thấp còi ở trẻ em dƣới 5 tuổi trên toàn quốc xuống dƣới 25 % (năm 2015) và dƣới 20% (năm 2020)
-Khống chế tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dƣới 5 tuổi trên toàn quốc ở mức dƣới 5%
55
Theo số liệu thực trạng hỗ trợ dinh dƣỡng cho trẻ em ở trên ta có thể đánh giá thực trạng quản lý chính sách đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định:
- Quản lý và tổ chức công tác truyền thông, vận động, giáo dục phổ biến kiến thức thực hành dinh dƣỡng hợp lý cho toàn dân đãđạt đƣợc kết quả tốt: Hầu hết các đối tƣợng liên quan đƣợc biết đến chƣơng trình và tỷ lệ trẻ em đƣợc tiếp xúc với chƣơng trình tƣơng đối cao
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dƣỡng đúng cho trẻ ốm tăng từ 44,5% năm 2005 lên 67% vào năm 2009, tỷ lệ nữ thanh niên đƣợc huấn luyện về dinh dƣỡng và kiến thức làm mẹ đạt 28% vào năm 2005 và 44% vào năm 2010; đạt chỉ tiêu Chiến lƣợc đề ra.
-Quản lý, ban hành các chủ trƣơng, chính sách hỗ trợ cho dinh dƣỡng Nhiều văn kiện, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các Bộ, Ngành đƣợc ban hành đã tạo hành lang pháp lý vàđịnh hƣớng cho công tác phòng chống suy dinh dƣỡng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lƣợc. Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dƣỡng là một trong số ít chỉ tiêu của Ngành Y tế đƣợc đƣa vào văn kiện các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hàng năm chỉ tiêu này cũng đƣợc Quốc hội thông qua vàđƣa vào nghị quyết, có kiểm điểm vàđánh giá.
Chiến lƣợc Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010; Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc Bảo vệ và Chăm sóc sức khoẻ nhân dân; Chiến lƣợc Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản; Chiến lƣợc Dân số Việt Nam; Nghị định số 163/2005/NĐ-CP ngày 29/12/2005 về sản xuất và cung ứng muối iốt cho ngƣời ăn; Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 149/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 – 2010; Nghị định số 21/2006/NĐ-CP ngày 27/02/2006 về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dƣỡng dùng cho trẻ nhỏ; Nghị quyết số 63/NQ-CP
56
ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia; Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; Luật An toàn thực phẩm; Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 09/02/2010 về việc phê duyệt đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010- 2015; và nhiều văn bản khác đãđƣợc ban hành là những văn bản quan trọng thể hiện chủ trƣơng, chính sách hỗ trợ cho chƣơng trình dinh dƣỡng của Nhà nƣớc ta, tạo tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lƣợc.
-Quản lý và tăng cƣờng nguồn đầu tƣ cho Dinh dƣỡng
Nhờ quản lý và làm tốt công tác truyền thông vận động, công tác phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em cũng đƣợc bổ sung thêm hàng chục tỷ đồng mỗi năm bằng nguồn ngân sách của địa phƣơng và thông qua sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế
Bên cạnh đầu tƣ của Nhà nƣớc, trên cơ sở định hƣớng của Chiến lƣợc, các tổ chức Quốc tế, Chính phủ các nƣớc và các tổ chức phi chính phủ (UNICEF, WHO, FAO, ADB, các Chính phủ Hà Lan, Nhật Bản, Úc, …) đã quan tâm và hỗ trợ để thực hiện các mục tiêu của Chiến lƣợc. Nhờ đó chƣơng trình dinh dƣỡng đã có các điều kiện thuận lợi để triển khai đều trên quy mô toàn quốc.
- Công tác chỉ đạo phối hợp liên ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc đẩy mạnh.
Phối hợp liên ngành là một trong những giải pháp quan trọng để triển khai hiệu quả các chƣơng trình/hoạt động dinh dƣỡng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại quyết định số 21/2001/TTg ngày 22/2/2001, Bộ Y tế đƣợc giao là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm cùng các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể, phối hợp với các tổ chức quốc tế xây dựng, chỉ đạo, điều phối, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lƣợc. Ban Chỉ đạo Chiến lƣợc đã chú trọng công
57
tác xây dựng kế hoạch, với cách tiếp cận liên ngành, đa ngành, huy động các nguồn lực khác nhau để triển khai Chiến lƣợc. Ở các Bộ, Ban, Ngành Trung ƣơng đều có các đơn vị đầu mối triển khai Chiến lƣợc quốc gia về Dinh dƣỡng (CLQGDD) vàđã chủ động xây dựng kế hoạch hành động để phối hợp thực hiện. Nhiều cơ quan ban, ngành đã lồng ghép các can thiệp dinh dƣỡng vào hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đơn vị nhƣ Bộ Giáo dục và Đào tạo (cấp học Mầm non, Tiểu học); Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Trung ƣơng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vv…
Sau khi Chiến lƣợc quốc gia về dinh dƣỡng đƣợc phê duyệt, các tỉnh, thành phố đã chủ động thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lƣợc do Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (UBND) làm trƣởng ban, Sở Y tế là cơ quan thƣờng trực và đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc cũng nhƣđƣa chỉ tiêu giảm suy dinh dƣỡng trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phƣơng.
- Quản lý về tổ chức, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện chƣơng trình: Tại trung tâm Y tế dự phòng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đều có khoa Dinh dƣỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm. Mạng lƣới chăm sóc Sức khỏe sinh sản cả nƣớc đều có các chuyên trách phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em đƣợc triển khai ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. 100% các xãđều có cán bộ chuyên trách dinh dƣỡng và cộng tác viên dinh dƣỡng đã bao phủ tới tận thôn/bản với số lƣợng trên 100.000 ngƣời. Bên cạnh đó, các mạng lƣới nhƣ mạng lƣới tƣ vấn dinh dƣỡng, mạng lƣới làm công tác dinh dƣỡng của các Bộ, ban, ngành cùng tham gia triển khai Chiến lƣợc nhƣ: Giáo dục vàĐào tạo, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các ngành khác đãđƣợc thiết lập vàđang đƣợc mở rộng. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ dinh dƣỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
58
của Chiến lƣợc. Đào tạo cán bộ chuyên sâu về dinh dƣỡng đƣợc đẩy mạnh. Các bộ môn dinh dƣỡng ở các trƣờng đại học trong và ngoài Ngành Y tế đãđƣợc thành lập và triển khai đào tạo.
Trong khuôn khổ của Chiến lƣợc, nhiều lớp tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ ngoài Ngành Y tế thuộc các Bộ, Ngành làm công tác dinh dƣỡng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cũng đã đƣợc triển khai góp phần nâng cao năng lực và thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình dinh dƣỡng.
3.2.2.2. Y tế cho trẻ em
Quản lý về hỗ trợ y tế cho trẻ em đƣợc chỉ đạo thống nhất từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng.
Các địa phƣơng đã lập sổ theo dõi sức khỏe, theo dõi tình trạng dinh dƣỡng của trẻ hàng năm. Việc quản lý trẻ suy dinh dƣỡng đƣợc quan tâm nhằm phát hiện sớm để có các biện pháp chăm sóc phù hợp nhất làđối làđối với trẻ em dƣới 5 tuổi.
- Thực hiện tốt chính sách tiêm chủng mở rộng cho trẻ dƣới 5 tuổi.
- Việc đảm bảo quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe của trẻ em: Năm 2008, thực hiện chủ trƣơng bảo hiểm y tế toàn dân, theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, Thẻ khám, chữa bệnh cho trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc chuyển đổi thành Thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dƣới 6 tuổi để đảm bảo trẻ em đƣợc chăm sóc y tế tốt hơn. Bên cạnh việc phát triển hạ tầng cơ sở y tế, nhà nƣớc đã thực hiện việc cấp thẻ BHYT miễn phí cho toàn bộ trẻ em dƣới 6 tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc các hộ nghèo và mấy năm gần đây thực hiện hỗ trợ mua thẻ BHYT cho trẻ em hộ cận nghèo; đối với học sinh, sinh viên cũng đƣợc tham gia chƣơng BHYT học đƣờng.
Theo báo cáo Cục bảo vệ - chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH), tỷ lệ cấp thẻ BHYT cho trẻ em dƣới 6 tuổi tính đến 31/12/2014 là 9,4 triệu thẻ, đạt 85,6%. Có nhiều tỉnh đạt tỷ lệ 100% nhƣ Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nam,
59
Thanh Hóa, Khánh Hòa, Bên Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang…Năm 2014 đã có khoảng 17 triệu lƣợt trẻ em dƣới 6 tuổi sử dụng thẻ BHYT để khám, chữa bệnh với tổng kinh phí do Quỹ BHYT chi trả trên 3.645 tỷ đồng.
Đạt đƣợc kết quả trên phần lớn là do công tác quản lý, tổ chức triển khai thực hiện chính sách đồng bộ, công tác tuyên truyền đƣợc chỉ đạo đúng và kịp thời với ngƣời dân, đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng từ chính sách
Ngoài việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dƣới 6 tuổi theo quy định, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hiện sống trong các cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nƣớc và tƣ nhân cũng đƣợc quan tâm hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phƣơng hoặc từ các chƣơng trình, dự án để góp phần giải quyết việc khám, chữa bệnh đối với các em.
- Về vấn đề chăm sóc thay thế: Ngoài các chủ thể nhƣ cá nhân, gia đình và cơ sở Bảo trợ xã hội, đã xuất hiện ngày càng nhiều các chủ thể khác nhƣ: nhà thờ, nhà chùa hoặc các cơ sở mái ấm, nhà mở hiện nay đang nhận chăm sóc tạm thời đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt. Công tác quản lý các cơ sở này mặc dù đang gặp nhiều bất cập vì những văn bản pháp lý chƣa cụ thể, không phù hợp nhƣng cũng đã phần nào góp phần vào công tác xã hội hóa an sinh cho trẻ em.