3.2.1 Triển vọng
3.2.1.1 Thành tựu
Về số lượng và chủng loại giàn: Số lượng giàn của PV Drilling ngày càng tăng qua các năm, từ 1 giàn Jack up PVD 1 năm 2007 đến nay số lượng giàn đã tăng lên 5 giàn, ngoài ra PV Drilling còn vận hành thêm 4-6 giàn khoan thuê. Chủng loại giàn cũng bắt đầu đa dạng hơn, bắt đầu đầu tư giàn nước sâu, cụ thể là giàn tiếp trợ nửa nổi nửa chìm PVD 5.
Về chất lượng và an toàn trong vận hành: các giàn khoan biển của PV Drilling luôn được Hiệp hội các nhà thầu khoan quốc tế (IADC) ghi nhận thành tích vận hành an toàn, không xảy ra LTI trong suốt quá trình vận hành, tính đến tháng 3/2014, giàn PVD 1 đã đạt 7 năm liên tục vận hành an toàn, không xảy ra LTI, giàn PVD 2, PVD 3 là 4 năm liên tục, giàn PVD 5 là 365 ngày.38
Về hiệu suất hoạt động: hiệu suất hoạt động của các giàn khoan biển của PV Drilling luôn đạt mức rất cao, trên 99%.
Về thị trường cung cấp dịch vụ giàn khoan biển: những năm đầu hoạt động, PV Drilling chỉ cung cấp dịch vụ giàn khoan biển ở thị trường trong nước nhưng những năm gần đây, PV Drilling đã từng bước vươn ra thị trường cung cấp dịch vụ giàn khoan biển Châu Á Thái Bình Dương như tháng 10/2012, PV Drilling đã mở văn phòng đại diện ở Malaysia, có các cuộc gặp song phương với các công ty Dầu khí quốc gia Thái Lan, Brunei, Singapore...
Về giá cả thuê giàn, bằng nỗ lực đàm phán và xây dựng hình ảnh, PV Drilling luôn ký hợp đồng cung cấp dịch vụ giàn khoan biển với giá cao, các hợp đồng cung
38
cấp giàn khoan tự nâng luôn đạt mức giá khoảng 130.000 USD/ngày (cao gấp 153% so với giá thị trường).39
Về hoạt động quảng bá: PV Drilling đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xây dựng hình ảnh nhà thầu chuyên nghiệp thông qua các giải thưởng trong nước cũng như quốc tế: Sao Vàng Đất Việt qua các năm, huân chương lao động hạng nhất, top 10 giải thưởng Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2012 của Bộ Tài chính, 2 năm liền đạt giải thưởng Nhà thầu khoan tốt nhất châu Á (năm 2012, 2013) do tạp chí World Finance trao tặng.
Về doanh thu, lợi nhuận: doanh thu của PV Drilling luôn tăng đều, trung bình 20% qua các năm, năm 2010, doanh thu đạt 7.572 tỷ đồng (tăng 29,8% so với năm 2009), lợi nhuận sau thuế cũng luôn tăng, lợi nhuận năm 2010 của PV Drilling là 1.908 tỷ đồng (tăng 23,6% so với năm 2009).
3.2.1.2 Triển vọng phát triển
Trong buổi họp chuyên sâu về năng lượng trong khuôn khổ Hội nghị Tham tán Thương mại 2011, ông Lê Tuấn Phong Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng đã trình bày tham luận của mình về “Tổng quan về hệ thống năng lượng Việt Nam và định hướng phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050". Trong bài tham luận này, ông đã nêu lên quan điểm của Chính phủ về phát triển ngành Dầu khí đó phát triển ngành Dầu khí đồng bộ, bao gồm các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Về tìm kiếm, thăm dò (TKTD) dầu khí sẽ gia tăng trữ lượng đạt 35-45 triệu tấn quy dầu/năm trong giai đoạn 2011 – 2015; trong đó: trong nước 25 – 30 triệu tấn quy dầu/năm, ngoài nước 10 – 15 triệu tấn quy dầu/năm.
Lĩnh vực khai thác dầu khí: tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu và duy trì mức sản lượng khai thác dầu khí tối ưu, đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ bị ngập nước của các mỏ đang khai thác; tích cực mở rộng hoạt động đầu
39
tư khai thác dầu khí ra nước ngoài. Phấn đấu khai thác 25-38 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó: khai thác dầu thô giữ ổn định ở mức 18-20 triệu tấn/năm và khai thác khí 8- 19 tỉ m³/năm. Định hướng giai đoạn 2016 – 2025 sẽ gia tăng trữ lượng đạt 35 – 45 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó 25 – 35 triệu tấn quy dầu/năm ở trong nước và 15 triệu tấn quy dầu/năm ở nước ngoài.
Lĩnh vực phát triển dịch vụ dầu khí: giai đoạn đến năm 2015 sẽ phấn đấu doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt tốc độ tăng trưởng 15 – 20%/năm so với năm trước. Giai đoạn 2016 – 2025 Phấn đấu doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm so với năm trước.
Hoạt động khai thác và sản xuất dầu khí ngoài khơi ở vùng biển Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông đang phát triển, nhờ vào tiềm năng dầu khí ở các vùng biển sâu trong khu vực và nhu cầu năng lượng tăng cao của châu Á. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ước tính có khoảng xấp xỉ 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên đã được xác định và có tiềm năng trong khu vực trải dài từ Singapore và eo biển Malacca đến eo biển Đài Loan (3). Trong đó 70% trữ lượng dầu khí ở vùng biển giàu tài nguyên này nằm tại 1,54 triệu km2 các khu vực nước sâu.
Các khu vực khai thác dầu khí tập trung nhiều dự án nhất hiện tại có Vịnh Thái Lan, bán đảo Mã Lai, Đông Malaysia, Việt Nam, Indonesia. Brunei lúc trước thực hiện việc độc quyền khai thác các giếng dầu cho Shell nhưng hiện nay Brunei đang có xu hướng sẽ mở rộng cho các tập đoàn năng lượng khác tham gia.
BẢNG 3.1: ƯỚC TÍNH TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ ĐÃ XÁC ĐỊNH VÀ TIỀM NĂNG Ở BIỂN ĐÔNG
Quốc gia Trữ lượng dầu thô và
hóa lỏng (tỷ thùng)
Trữ lượng khí tự nhiên (nghìn tỷ feet khối)
3
Linh Phương, Báo cáo kinh ngạc về trữ lượng dầu khí tiềm năng ở Biển Đông,http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/bi-mat-trong-long-bien-dong/bao-cao-kinh-ngac-ve-tru-luong-dau-
Brunei 1,5 15 Trung Quốc 1,3 15 Indonesia 0,3 55 Malaysia 5,0 80 Philippin 0,2 4 Thái Lan - 1 Việt Nam 4,4 20
(Nguồn: Cục Thông tin Năng lượng Mỹ, Báo cáo về Biển Đông, tháng 2 năm 2013)
Về thị trường cung cấp giàn khoan thế giới:từ năm 2009-2013, tuy kinh tế thế giới trong giai đoạn khủng hoảng, các nước phát triển như Châu Âu, Nhật tiêu thụ dầu giảm đi, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á số lượng dầu tiêu thụ vẫn tăng nhưng ở mức độ thấp hơn so với các năm trước, nhưng theo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhu cầu dầu thế giới vẫn tăng trưởng, trung bình 750.000- 800.000 thùng/ngày, tổng lượng tiêu thụ dầu năm 2013 là 89,7 triệu thùng/ngày(40). Với nhu cầu về dầu thô vẫn tiếp tục tăng trưởng, thị trường giàn khoan biển vẫn có những bước phát triển. Tổng số lượng giàn khoan cung cấp cho thị trường vẫn tiếp tục tăng. Nhìn vào biểu đồ 2 dưới đây ta có thể thấy, đến năm 2013, số lượng giàn khoan biển ở thị trường thế giới đã tăng lên đến 801 giàn, tăng 104 giàn so với năm 2009, trong đó năm 2010, số lượng giàn khoan biển tăng cao nhất (30 giàn, tăng khoảng 4% so với năm 2009). Tốc độ tăng về số lượng giàn khoan biển trong giai đoạn 2009-2013 khoảng 3-4%/năm.
40
Thị trường xăng dầu năm 2013 và dự báo cho năm 2014, http://www.hiephoixangdau.org/ndc/hoat-dong-su- kien/thi-truong-xang-dau-nam-2013-va-du-bao-cho-nam-2014/default.aspx
BIỂU ĐỒ 3.1: TỔNG SỐ LƯỢNG GIÀN KHOAN BIỂN CUNG CẤP Ở THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN 2009-2013
.
(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm, PV Drilling)
Trong khi tốc độ tăng của số lượng giàn khoan biển ở thi trường thế giới trong năm 2009-2013 là 3-4% thì tốc độ tăng nhu cầu về giàn khoan biển luôn ở mức cao
hơn (7-8%/năm).(Nguồn: PV Drilling. 2009-2013) làm cho số lượng giàn khoan biển
hiện có không đủ đáp ứng nhu cầu
Thị trường dịch vụ cung cấp giàn khoan khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng trong trường hợp tương tự. Tuy số lượng giàn khoan biển ở thị trường này không ngừng tăng lên, đến năm 2013, số lượng giàn khoan biển cung cấp trên thị trường là 99 giàn, tăng 5 giàn so với năm 2012 và tăng 15 giàn so với năm 2009, tốc độ tăng về số lượng giàn khoan biển trong giai đoạn 2009-2013 là khoảng 3-5%, nhưng số lượng giàn khoan biển này vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu hiện có tại thị trường (108 giàn khoan biển năm 2013) và tốc độ tăng của nhu cầu giàn khoan biển ở thị trường Châu Á
Với nhu cầu về giàn khoan biển ngày một tăng cao và mức cung giàn chưa đáp ứng được nhu cầu, PV Drilling sẽ có cơ hội rất lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh ở thị trườngChâu Á Thái Bình Dương, có thêm nhiều hợp đồng cung cấp giàn khoan biển, tăng thêm doanh thu, lợi nhuận và mở rộng thị phần.
3.2.2. Thời cơ và thách thức
Nền kinh tế thế giới sau giai đoạn khủng hoảng vừa qua đã bắt đầu có tín hiệu phục hồi nhờ các chính sác và nỗ lực khắc phục khủng hoảng của các quốc gia chịu ảnh hưởng. Kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực, bắt đầu ổn định tăng trưởng hơn sau thời gian dài tăng trưởng nóng dẫn đế lạm phát tăng, lãi suất luôn ở mức cao, tình hình nợ xấu nghiêm trọng...Đây là cơ hội để PV Drilling có thể tăng cường năng lực cạnh tranh của mình thông qua các hoạt động liên doanh liên kết, đầu tư đóng mới giàn, dễ dàng hơn trong việc huy động vốn, vay vốn mở rộng quy mô.
Với việc tăng cường tham gia các hội chợ, triển lãm về dầu khí trong khu vực cũng như trên thế giới đã giúp cho PV Drilling ngày được các công ty Dầu khí và các Tập Đoàn dầu khí quốc gia các nước, đặc biệt là ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương biết đến cụ thể như Tập đoàn Dầu khí Vương Quốc Brunei, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia,...đồng thời được các công ty Dầu khí đang hợp tác như JVPC, CuuLong JOC, Hoang Long JOC.. tin tưởng hơn.
Với nhu cầu về giàn khoan biển ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương ngày một tăng, cơ hội mở rộng đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ cao. Nhu cầu giàn khoan biển tăng, PV Drilling sẽ có cơ hội tiếp cận với các công ty Dầu khí, các Tập Đoàn dầu khí quốc gia nơi có các mỏ dầu khí ở khu vực. Và với uy tín cũng như thương hiệu hiện có, PV Drilling sẽ dễ dàng ký kết được các hợp đồng cung cấp dịch vụ giàn khoan biển. Đồng thời, với nhu cầu giàn khoan biển tăng, các công ty Dầu khí sẽ nhiều hơn từ đó khả năng giành được hợp đồng dịch vụ cao hơn.
PV Drilling là một trong những đơn vị chủ chốt và mũi nhọn của Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Chính vì vậy, PVN luôn hỗ trợ PV Drilling trong các
hoạt động mở rộng ở nước ngoài thông qua các cuộc gặp song phương, đa phương với các Tập đoàn quốc gia các nước khác. Đồng thời, ngành dầu khí là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam vì vậy Chính phủ Việt Nam luôn có những chính sách hỗ trợ như chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về đầu tư, tổ chức các cuộc gặp song phương, đa phương bàn về hợp tác về dầu khí và khai thác dầu khí. Đây là cơ hội tốt cho PV Drilling trong việc mở rộng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình ở thị trường Châu Á Thái Bình Dương.
Như đã phân tích ở phần I chương này, do thị trường cung cấp giàn khoan trong giai đoạn 2014-2030 ngày càng sôi động nên mức độ cạnh tranh ở thị trường này ngày càng cao. Các nhà thầu khoan hiện tại trong thị trường như Transocean, Seadrill, Diamond Offshore sẽ tăng cường hoạt động, mở rộng thị phần, tìm kiếm các hợp đồng khoan dài hạn. Ngoài ra, thị trường sẽ xuất hiện thêm các nhà thầu khoan đang hoạt động ở các Noble Drilling, China Oilfield Services Ltd, KCA Deutaq, Schlumberger, Halliburton... Đây là thách thức lớn đối với PV Drilling trong việc nâng cao mức độ cạnh tranh ở thị trường Châu Á Thái Bình Dương.
Nguồn nhân lực kỹ thuật cao của ngành dịch vụ cung cấp giàn khoan biển ở Việt Nam còn hạn chế. Nguyên nhân là do ngành kỹ thuật dầu khí ở Việt Nam chưa được chú trọng, chuyên gia, giảng viên giỏi trong ngành chưa nhiều, cơ sở vật chất còn nghèo nàn giúp cho sinh viên ít có cơ hội tiếp xúc với thực tế của ngành để tiếp thu kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là đối với kỹ thuật khoan hiện đại. Số lượng học sinh chọn khối kỹ thuật dầu khí không nhiều mà tập trung chủ yếu vào khối kinh tế nên trong tương lai nguồn nhân lực trong ngành kỹ thuật dầu khí, trong đó có nguồn nhân lực kỹ thuật cao sẽ bị khan hiếm.
Xu hướng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trong giai đoạn 2011-2020 sẽ đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực nước sâu và cực sâu, cụ thể là ở khu vực Biển Đông nơi có 70% dầu khí nằm ở khu vực nước cực sâu. Vì vậy, các công ty Dầu khí trong giai đoạn 2011-2020 sẽ có nhu cầu cao về các giàn khoan nước sâu như Semi-submersible, Drillship hơn giàn Jack-up. Đồng thời, vì kỹ thuật
khoan sẽ thay đổi và đảm bảo tính an toàn trong quá trình vận hành, các công ty dầu khí sẽ ưa chuộng các giàn khoan thế hệ trẻ, kỹ thuật hiện đại.
3.3. Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của PV Drilling dầu khí của PV Drilling
Dựa trên các cơ sở ở chương 2; việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hợp tác quốc tế của PV Drilling, thực trạng năng lực hợp tác quốc tế của PV Drilling trong giai đoạn 2001-2010, cũng như nêu ra được những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của quá trình hợp tác quốc tế của PV Drilling ở thị trường Châu Á Thái Bình Dương ở chương 2; những dự báo về nhu cầu và mức độ cạnh tranh, cơ hội và thách thức và xác định quan điểm, định hướng và mục tiêu của công cuộc mở rộng hợp tác quốc tế ở đầu chương 3, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực hợp tác quốc tế của PV Drilling trong giai đoạn 2011-2020.
3.3.1 Giải pháp
3.3.1.1 Tăng ngân sách đào tạo và cải tiến quy trình tuyển dụng nhân tài trong nước.
Hiện tại số lượng nhân viên, kỹ sư đang làm việc chỉ vừa đáp ứng được nhu cầu vận hành các giàn khoan hiện tại, nếu theo kế hoạch tăng số lượng giàn khoan, mở rộng quy mô, PV Drilling cần có kế hoạch tăng cường đội ngũ nhân lực bằng cách:
- PV Drilling phối hợp với trường Đại học Bách Khoa, trường Đại học Mỏ Địa Chất, trường Đại học Ngoại Thương để có thể tuyển dụng được nguồn sinh viên giỏi, đúng chuyên ngành. PV Drilling có thể tổ chức các đợt tuyển dụng quy mô lớn như chương trình Kỹ sư khoan tài năng hoặc chương trình quản trị viên tập sự, thông báo rộng rãi trên báo đài, TV để nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp nộp đơn đăng ký. PV Drilling cần lên kế hoạch tuyển dụng sao cho có thể đáp ứng được ít nhất là 90% nhu cầu, để đảm bảo, PV Drilling có thể tuyển dụng theo dự án, khi bắt đầu tiến hành đóng
mới giàn, PV Drilling sẽ tiến hành tuyển dụng nhân sự chủ chốt làm việc và theo sát dự án đóng giàn cho tới khi giàn đưa vào hoạt động, trước khi giàn đưa vào hoạt động