Chính sách ưu đãi của nhà nước trong việc hợp tác quốc tế cho việc khoan

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí ( 2001 2010) (Trang 39 - 41)

khoan thăm dò dầu khí tại vùng biển Việt Nam

Hiện nay nhà nước đang có nhiều chính sách ưu đãi trong việc hợp tác quốc tế cho việc khoan thăm dò của PV Drilling. Chẳng hạn một số chính sách tiêu biểu giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam như cấp quota nhập khẩu miễn thuế, ưu tiên nhập cảnh cho các chuyên gia có hợp đồng lao động với PV Drilling, ưu tiên làm thủ tục tại bộ phận biên phòng cho các thủ tục xuất nhập cảnh lên giàn, ưu tiên miễn thuế cho các giàn khoan nước ngoài mà PV Drilling thuê lại nhập vào Việt Nam…

Riêng về hỗ trợ cho việc hợp tác quốc tế, PV Drilling được hỗ trợ rất nhiều khi mở các liên doanh giữa PV Drilling với các đối tác lớn trên thế giới như Baker Hughes, Viettubes, EXPRO… Những đối tác này khi liên kết với PV Drilling sẽ được hỗ trợ rất nhiều trong việc đầu tư vào Việt Nam thông qua liên doanh với PV Drilling, ví dụ như Baker Hughes sẽ được ưu tiên cho công việc cung cấp ống khoan cho các hoạt động khai thác về sau khi mà mỏ thăm dò chuyển sang khai thác, cho dù nhà thầu khoan có thay đổi không còn là PV Drilling vận hành giàn khoan khai thác.

Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 và Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Chính Phủ Việt Nam đã nhấn mạnh nhiều điểm ưu đãi cho các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam khi hợp tác đầu tư ra nước ngoài, trong đó, PV Drilling đã tận dụng để tiến hành đóng mới lần lượt ba giàn khoan Jack-up gồm PVD 1, PVD 2, PVD 3 và một giàn khoan đất liền PVD 11. Chính việc ưu đãi này đã giúp PV Drilling tạo được nền tảng vững mạnh cho công cuộc chiếm lĩnh thị trường khoan tại Việt Nam. Ngay khi ba giàn khoan Jack-up được hoàn thành, hàng loạt các JOC tại Việt Nam đã ký hợp đồng cho các hoạt động thăm dò tại vùng

biển ngoài khơi Vũng Tàu, tiêu biểu là hàng loạt hợp đồng dài hạn với Vietsopetro, Cửu Long JOC, Biển Đông JOC…

Luật Dầu Khí Việt Nam được Quốc Hội Việt Nam thông qua vào ngày 6 tháng 7 năm 1993 có một số điều khoản thuận lợi cho các hoạt động của PV Drilling như ở

điều 28, khoản 5 có đoạn ghi “Được miễn thuế nhập khẩu các thiết bị, vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí và miễn thuế tái xuất khi các thiết bị nhập khẩu không được lắp đặt cố định hoặc vật tư không sử dụng hết theo quy định của pháp luật Việt Nam.” –

cho thấy với chính sách ưu đãi này, khi PV Drilling trở thành nhà thầu khoan số một tại Việt Nam, PV Drilling sẽ dễ dàng miễn được khoản thuế rất lớn cho các hoạt động xuất nhập khẩu vật tư tạo tài sản cố định của mình.

Điều 17 và 18 của Luật Dầu Khí này cũng tạo nhiều thuận lợi cho các hoạt động của PV Drilling khi quy định thời hạn thăm dò từ 5 - 7 năm và thời hạn khai thác từ 25 - 30 năm. Nó cho phép PV Drilling kiếm được nhiều hợp đồng khoan khi mà thời hạn thăm dò chỉ khoảng 5 năm, nó bắt buộc các nhà thầu mỏ thay đổi nhà thầu khoan để ký kết hợp đồng mới, hoặc gia hạn hợp đồng cũ, lúc đó PV Drilling sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh do giá thuê rẻ, kỹ thuật hiện đại cùng với đội ngũ nhân công bản địa hóa hơn 80%. Trên thực tế, đa số những hợp đồng khoan PV Drilling có được do cạnh tranh thành công với các nhà thầu khoan thế giới. Vì một quy tắc mà chúng ta đều biết “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.” Không một nhà thầu mỏ nào lựa chọn một nhà thầu khoan quốc tế khi mà PV Drilling, nhà thầu khoan Việt Nam đáp ứng đủ mọi yêu cầu được đưa ra.

Do dầu khí là một trong những tài nguyên thiên nhiên quý và là nhiên liệu quan trọng chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường... nên nó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nước sở hữu nguồn tài nguyên này. Dầu khí còn là nguồn tài nguyên không tái tạo được nên việc khai thác phải thật sự hợp lý để không bị cạn kiệt. Vì vậy, việc tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí rất được chính phủ nước có nguồn tài nguyên dầu khí rất quan tâm và quản lý chặt chẽ. Khi một nhà thầu khoan muốn tiến hành tìm kiếm thăm

dò khai thác dầu khí hoặc cung cấp giàn khoan trong một vùng biển đặc quyền kinh tế của nước nào thì phải tiến hành đàm phán để liên doanh liên kết với công ty dầu khí của quốc gia đó.

Điều này thể hiện ở luật và quy định của các nước ví dụ như mục 6.1 Luật PDA

ở Malaysia: "Các tổ chức, cá nhân nào được tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở lãnh thổ Malaysia ngoại trừ PETRONAS, trừ trường hợp khác được Thủ tướng cho phép"20. Điều 3.5, điều 10 Luật Dầu khí Việt Nam có quy định: " Chính phủ Việt Nam cho phép tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm kiếm thăm dò và khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên khác ngoài dầu khí trong diện tích hợp đồng dầu khí (là văn bản ký kết giữa Tổng công ty dầu khí Việt Nam với tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí) theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các hoạt động này không được gây cản trở và làm thiệt hại cho các hoạt động dầu khí" 21

Khi tiến hành liên doanh hoặc liên kết, các nhà thầu khoan sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật; đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, an toàn lao động.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính Phủ cũng có chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần phải ưu tiên các công ty trong ngành cho các dịch vụ đi kèm để tập trung phát triển và phân ngành cho các Tổng Công ty, Công ty thành viên, và PV Drilling luôn được nhắc đến cho các dịch vụ khoan hiện nay. Với năm 2010, việc PV Drilling có đến ba giàn khoan Jack-up hiện đại 100% sở hữu của người Việt, đã tạo cơ sở cho PV Drilling tự tin tham gia các hoạt động đấu thầu khoan cho các khu vực mỏ mới tại khu vực ngoài khơi Cà Mau, ngoài khơi Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí ( 2001 2010) (Trang 39 - 41)