Đối với lĩnh vực khoan khai thác

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí ( 2001 2010) (Trang 49)

2.2.1 Hợp tác lâu dài với Biển Đông POC 2.2.1.1 Sơ nét về Biển Đông POC

Biển Đông POC được thành lập vào ngày 26/2/2009 để thay mặt PVN nhận bàn giao các hoạt động dầu khí từ BP và ConocoPhillips. Hiện nay, Biển Đông POC đã triển khai dự án Biển Đông 01 tại khu vực Hải Thạch – Mộc Tinh.

2.2.1.2. Hợp tác khoan khai thác nguồn khí đốt trữ lượng cao với Biển Đông POC

Năm 2010, PV Drilling và Biển Đông POC đã ký kết một hợp đồng khoan khai thác kéo dài trong 06 năm khi giàn khoan hiện đại nhất của Việt Nam từ trước đến nay được hoàn thành, PV Drilling 5 (gọi tắt là PVD 5). Giàn khoan PVD 5 này là giàn khoan TAD (Tender Assist Drilling) tiếp trợ nửa nổi nửa chìm có khả năng khoan ở những khu vực nước sâu tại biển Đông, chính vì khả năng này, Biển Đông JOC đã được nhà nước giao cho quản lý các khu vực mỏ cận thềm lục địa, Hải Thạch và Mộc Tinh là hai khu vực có độ sâu lớn nhất trong các khu vực mỏ khai thác. Đây là hai mỏ khí có áp suất và nhiệt độ cao, được đánh giá là rất khó cho công tác khoan. Ngoài ra, do thời tiết ngoài khu vực này khắc nghiệt hơn các khu vực hiện tại đang khai thác khác ở vùng biển Vũng Tàu.

Sau 3 năm khai thác, tới tháng 9/2013, dòng khí đầu tiên đã xuất hiện. Và đến nay, sản lượng đã vượt hơn 90% so với kế hoạch ban đầu đặt ra. Không dừng lại ở đó, ngoài khí đốt thông thường, khí ở các khu vực này còn có thành phần condensate, đây là thành phần có giá trị kinh tế rất cao. Thành phần của condensate chủ yếu là hydrocarbon mạch thẳng, bao gồm pentane và các hydrocarbon nặng hơn (C5+). Condensate có điểm sôi nằm trong dải điểm sôi của xăng. Tỷ trọng của condensate vào

khoảng 80 API. Condensate chủ yếu được sử dụng để sản xuất xăng, dung môi công nghiệp và làm nguyên liệu cho tổ hợp hóa dầu.24

Cho đến năm 2013, có thể khẳng định rằng, Dự án Biển Đông 1 đã hoàn thành gần 100% công việc theo kế hoạch. Theo kế hoạch, đến năm 2014, dòng khí từ hai ngôi sao dưới đáy biển là Hải Thạch - Mộc Tinh sẽ được đưa vào bờ để cung cấp cho các nhà máy điện khu vực miền Đông Nam Bộ.

2.2.2 Hợp tác với các đối tác từ Anh Quốc và Hoa Kỳ 2.2.2.1 Anh Quốc 2.2.2.1 Anh Quốc

Tại Việt Nam hiện nay, có ba công ty dầu khí của Liên Hiệp Anh đang là những đối tác lớn nhất cho các hoạt động khai thác dầu khí, bao gồm BP (hiện đang bị cấm vận bởi chính phủ Mỹ sau sự cố giàn khoan Deepwater Horizon năm 2010), Premier Oil và Royal Dutch Shell.

+ Hợp tác với BP

BP là một trong những công ty dầu khí đầu tiên có mặt tại Việt Nam vào thập niên 90 của thế kỷ trước. BP vào Việt Nam với sự đầu tư vào hai dòng kinh doanh chính trong ngành công nghiệp dầu khí: upstream - thăm dò, khai thác; và downstream - sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

BP Corporation (viết tắt tiếng Anh: của Bristish Petroleum) là một công ty dầu khí đóng trụ sở tại Luân Đôn, Anh quốc. Đây là một công ty năng lượng toàn cầu, là công ty năng lượng lớn thứ 3 thế giới, là công ty lớn thứ 4 thế giới. Là một công ty dầu khí đa quốc gia, BP là công ty lớn nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Trụ sở chính công ty đóng tại St James's, City of Westminster, London. Chi nhánh BP America's đóng trụ sở ở One Westlake Park tại Houston Energy Corridor, Texas.. Hiện nay công ty này đang được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn, là một

24

bộ phận của FTSE 100 Index. Năm 2009, công ty có doanh thu 246,1 tỷ USD, lợi nhuận ròng đạt 16,58 tỷ USD và sử dụng 80.300 nhân công trên toàn thế giới.25

Trong giai đoạn 2005-2010, PV Drilling là nhà thầu phụ chủ yếu của BP cho các dịch vụ bơm trám vỉa và chống sự cố tràn dầu, doanh thu của PV Drilling từ các dịch vụ này luôn đạt trên 15 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, BP hiện nay đang bị cấm vận cho những sự cố giàn khoan ngoài khơi Mexico năm 2010. Do vậy tại Việt Nam, từ năm 2010, PV Drilling đã không còn hợp tác nhiều với BP như trước, chủ yếu là các hoạt động hỗ trợ kho vận và cung cấp vật tư dầu khí nhỏ lẻ.

+ Hợp tác với Premier Oil

Premier Oil bắt đầu để ý đến thị trường Việt Nam từ năm 2006, tuy nhiên đến năm 2008 công ty này mới chính thức được thành lập công ty con tại Việt Nam, nhận phụ trách cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho công tác khai thác của PVEP và các JOC, POC khác.

PV Drilling trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 chỉ có hai lần thuê giàn khoan của công ty Vantage Drilling tại UAE thông qua sự tư vấn và trung gian của Premier Oil. Ngoài ra, Premier Oil còn hợp tác khai thác chia sản phẩm với Thăng Long JOC tại khu vực mỏ Rồng. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nhiều sản phẩm.

Tuy nhiên theo đánh giá, Premier Oil đang có nhiều tiềm năng phát triên khi mà BP đang bị cấm vận của chính phủ Mỹ và có những hoạt động hạn chế tại Việt Nam, trong khi Shell vẫn đang loay hoay trong các mảng kinh doanh dầu nhờn của mình.

+ Hợp tác với Royal Dutch Shell

Royal Dutch Shell,. thường được biết đến là Shell, là một công ty dầu khí đa quốc gia liên kết giữa Hà Lan và Anh. Đây là tập đoàn năng lượng tư nhân lớn thứ hai

25

Website BP Corporation, http://www.bp.com/en/global/corporate/about-bp.html, truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2014

trên thế giới. Trụ sở của công ty đặt tại The Hague, Hà Lan và trụ sở đăng kí đặt tại London.

Shell hiện nay không có nhiều hoạt động dầu khí mà chuyển sang đầu tư mạnh vào mảng kinh doanh dầu nhờn. Shell chỉ phối hợp chủ yếu với Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho các chế phẩm khác xăng. PV Drilling hiện nay chỉ còn cung cấp dịch vụ sửa chữa các thiết bị vận hành lọc dầu của Shell tại Vũng Tàu.

2.2.2.2 Hoa Kỳ

Nhà thầu khoan Transocean là một công ty Thụy Sĩ, được thành lập vào những năm 1920, chuyên cung cấp các dịch vụ khoan và các giải pháp công nghệ về khoan dầu khí. Năm 1954, Transocean đã sở hữu giàn khoan biển tự nâng đầu tiên. Đến nay Transocean đã hoạt động được trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giàn khoan biển hơn 50 năm. Với tầm nhìn và sứ mạng: đem đến cho khách hàng dịch vụ khoan tốt nhất, tin tưởng nhất với sự kỷ luật và an toàn tuyệt đối, Transocean đã từng bước xây dựng hình ảnh là nhà thầu khoan nổi tiếng thế giới 26. Tổng tài sản tính đến năm 2013 của Transocean là 32.546 triệu USD, doanh thu hoạt động năm 2013 đạt 9.484 triệu USD. Transocean sở hữu 98 giàn khoan trong đó có 65 giàn đang trong chiến dịch khoan (chiếm tỷ trọng 66,3% số lượng giàn khoan tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương), 13 giàn đang đóng mới (chiếm tỷ trọng 13,2% số lượng giàn đang đóng mới trên toàn thế giới). Về chủng loại, Transocean tập trung vào mảng cung cấp giàn khoan sâu và cực sâu, cụ thể là Transocean có 49 giàn khoan nửa nổi nửa chìm (chiếm tỷ trọng 50% số lượng giàn khoan trên toàn thế giới), 31 tàu khoan (chiếm tỷ trọng 31,63% số lượng tàu khoan trên toàn thế giới).

Trong tương lai, Transocean sẽ phát triển và củng cố vị trí của mình ở thị trường khoan nước sâu và nơi có thời tiết khắc nghiệt. Các khách hàng của Transocean là Chervon Cooperation, BP America Production Co. Petrobras. Tính đến hết năm 2013, Transcoean có 18,400 nhân viên, đội ngũ nhân lực của Transocean được tuyển

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26

chọn và đào tạo để có trình độ tay nghề và chuyên môn cao, có thể vận hành được các thiết bị kỹ thuật hiện đại27

Như vậy, so với PV Drilling, Transocean là đối thủ có vị trí cao hơn, thể hiện ở chỗ: Transocean đã hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giàn khoan biển khá lâu, do vậy có nhiều kinh nghiệm hơn PV Drilling. Tổng nguồn vốn của Transoean cao hơn rất nhiều, gấp 31 lần so với PV Drilling, số lượng giàn khoan cũng nhiều gấp gần 20 lần, số lượng nhân sự làm việc cho Transocean cũng nhiều hơn gấp 10 lần. Qua đó, ta có thể thấy Transocean có nguồn lực tài chính, con người rất dồi dào và với kinh nghiệm lâu năm, Transocean sẽ có đủ khả năng để cạnh tranh và giành thị phần cao ở thị trường Châu Á Thái Bình Dương.

Nhà thầu khoan Seadrill là một công ty của Na Uy, được thành lập vào những năm 1970, là nhà thầu khoan chuyên về lĩnh vực khoan nước sâu. Năm 1972, Seadrill sở hữu giàn khoan biển nửa nổi nửa chìm đầu tiên West Venture I. Đến nay, tuy có bề dày kinh nghiệm không bằng Transocean nhưng Seadrill cũng đã hoạt động được trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giàn khoan biển nước sâu hơn 40 năm. Với tầm nhìn và sứ mạng: đem đến cho khách hàng dịch vụ cung cấp giàn khoan biển an toàn nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Giá trị cốt lõi của Seadrill là ý thức về an toàn, sự trung thành và chuyên nghiệp, Seadrill đã từng bước xây dựng cho mình là nhà thầu nổi tiếng trong lĩnh vực khoan nước sâu. Tổng tài sản của Seadrill tính đến hết năm 2013 là 20,632 triệu USD, tổng doanh thu năm 2013 là 5,478 triệu USD. Công ty hiện có 69 giàn khoan biển đang hoạt động ở vùng biển sâu và vùng biển có khí hậu khắc nghiệt ở 15 quốc gia. Nhân lực của Seadrill tính đến hết năm 2013 là 7,900 người. Hầu hết nhân lực của Seadrill đều có trình độ chuyên môn và tay nghề cao 28.

Như vậy, Seadrill ngay từ đầu khi mới thành lập đã có tập trung vào mảng khoan nước sâu, do đó so với PV Drilling, kinh nghiệm khoan nước sâu của Seadrill hơn PV Drilling rất nhiều vì PV Drilling sẽ mới bắt đầu nghiên cứu và tiến hành cung

27

Transocean, 2013, tr.33

28

Seadrill, Seadrill in brief, http://www.seadrill.com/about_seadrill/seadrill_in_brief truy cập ngày 13 tháng 04

cấp dịch vụ giàn khoan biển nước sâu từ năm 2012, số lượng giàn của Seadrill cũng phong phú và đa dạng hơn. Nguồn vốn của Seadrill cũng cao hơn rất nhiều, gấp 20 lần so với PV Drilling. Đây là một thách thức lớn đối PV Drilling trong việc cạnh tranh với Seadrill ở mảng khoan nước sâu.

PV Drilling trong hợp tác với 2 đối tác này chủ yếu là đi thuê giàn khoan và cho các nhà thầu mỏ khác thuê lại. Ngoài ra, đào tạo là mảng hợp tác mạnh mẽ nhất của PV Drilling trong mối quan hệ làm ăn với hai đối tác khổng lồ này.

Từ năm 2004, PV Drilling đã trở thành đối tác thuê nhân lực rất tiềm năng đối với Transocean, có thời điểm, hơn 80% kỹ sư của PV Drilling được đào tạo tại Transocean, nhiều người trong số đó hiện nay đang giữ các chức vụ quan trọng tại PV Drilling. Hiện nay, 30% nhân lực nước ngoài làm việc trên các giàn khoan của PV Drilling là từ Transocean chuyển sang.

Seadrill là một đối tác quan trọng cho PV Drilling, đặc biệt là cho công ty con PVD Offshore, khi mà 60% các dịch vụ của PVD Offshore cung ứng hiện nay đều được đào tạo và thuê lại từ Seadrill. Các kỹ sư của Seadrill làm việc tại Việt Nam chủ yếu là các kỹ sư từ Singapore, Malaysia, Indonesia…Chính vì việc cùng gần nhau về vùng miền, các kỹ sư Việt Nam của PVD Offshore dễ dàng hợp tác và làm việc, học hỏi khi làm việc trên giàn cũng như trong các nhà máy, xưởng cơ khí của PV Drilling.

2.2.3 Chính sách của nhà nước về việc ưu đãi cho ngành khoan khai thác tại vùng biển Việt Nam tại vùng biển Việt Nam

2.2.3.1 Chính sách xuất nhập khẩu, thuế quan

Dầu khí thường được khai thác ở 2 khu vực: một là ở thềm lục địa, vùng biển đặc quyền kinh tế của một nước nào đó, hai là khu vực đại dương. Hiện tại, đa số lượng dầu khí sử dụng trên thế giới đang được khai thác ở vùng thềm lục địa, vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước do ở đây mực nước không quá sâu (> 7,500 mét nước) như ở vùng đại dương. Các giàn khoan khi tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu

khí ở khu vực này phải tuân thủ theo thủ tục xuất nhập khẩu giàn khoan, xuất nhập khẩu các thiết bị, vật tư, phụ tùng phục vụ cho công tác bảo trì bảo dưỡng giàn khoan, thủ tục xuất nhập cảnh cho kỹ sư, công nhân làm việc trên giàn...Những thủ tục này sẽ được quy định cụ thể từng theo luật xuất nhập khẩu của từng nước.

Hiện nay, nhà nước Việt Nam đang thực hiện chính sách ưu đãi cho ngành khoan khi đang cho miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT đối với các giàn khoan thế hệ mới, khoan được ở các vùng biển có độ sâu trên 90m nước. PV Drilling là công ty được hưởng lợi nhiều nhất, khi mà cơ chế thuê giàn nước ngoài và cho các công ty dầu mỏ thuê lại đang diễn ra rất sôi nổi và liên tục. Chính vì có chính sách này mà PV Drilling đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận hành và tăng lợi nhuận ròng. Góp phần nâng cao tiềm lực tài chính và vị thế hình ảnh trên thị trường khoan quốc tế.

2.2.3.2 Chính sách khai thác dầu khí ở vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước

Do dầu khí là một trong những tài nguyên thiên nhiên quý và là nhiên liệu quan trọng chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường... nên nó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nước sở hữu nguồn tài nguyên này. Dầu khí còn là nguồn tài nguyên không tái tạo được nên việc khai thác phải thật sự hợp lý để không bị cạn kiệt. Vì vậy, việc tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí rất được chính phủ nước có nguồn tài nguyên dầu khí rất quan tâm và quản lý chặt chẽ. Các công ty dầu khí khi hoặc một nhà thầu khoan muốn tiến hành tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí hoặc cung cấp giàn khoan trong một vùng biển đặc quyền kinh tế của nước nào thì phải tiến hành đàm phán để liên doanh liên kết với công ty dầu khí của quốc gia đó.

Điều này thể hiện ở luật và quy định của các nước ví dụ như mục 6.1 Luật PDA

ở Malaysia: "Các tổ chức, cá nhân nào được tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở lãnh thổ Malaysia ngoại trừ PETRONAS, trừ trường hợp khác được Thủ

tướng cho phép"29. Điều 3.5, điều 10 Luật Dầu khí Việt Nam có quy định: "Chính phủ Việt Nam cho phép tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm kiếm thăm dò và khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên khác ngoài dầu khí trong diện tích hợp đồng dầu khí (là văn bản ký kết giữa Tổng công ty dầu khí Việt Nam với tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí) theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các hoạt động này không được gây cản trở và làm thiệt hại cho các hoạt động dầu khí" 30

Khi tiến hành liên doanh liên kết, các nhà thầu khoan sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật; đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, an toàn lao động.

2.2.3.3. Trang thiết bị đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất

Trong quá trình vận hành hoạt động giàn khoan biển, để đám bảo tính liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động mua sắm các thiết bị, máy móc, vật tư, thiết bị luôn được thực hiện để áp ứng nhu cầu bảo trì, bảo dưỡng. Việc thực hiện các

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí ( 2001 2010) (Trang 49)