Việt Nam là nơi du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, Khổng Giáo, Phật Giáo, Đạo Giáo, Ki Tô Giáo…Cùng với tín ngưỡng dân gian địa phương. Những yếu tố tín ngưỡng dân gian bản địa không bị lấn át bởi các tôn giáo bên ngoài, có phấn làm mờ nhạt đi. Do đó ở Việt Nam những tôn giáo này hòa lẫn vào nhau, đôi lúc chúng ta bắt gặp một tư tưởng nào đó của Khổng Giáo hay Đạo Giáo nằm trong Phật Giáo và ngược lai “tam giáo đồng nguyên” hay Ông Trời(Ngọc Hoàng Thượng Đế) của Lão Giáo lại thấy trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Việt hoặc Đức Chúa Trời của Ki Tô Giáo.
Lễ Đàn cả trong Lễ hội Kỳ Yên
Theo Sơn Nam thì Lễ Đàn Cả là quan trọng nhất. Nhà văn viết. “trước đó có lệ Túc yết, tức là ban Tế lễ gom lại, trình diện, diễn tập, có thể so sánh với dịp cúng giỗ ông bà, trước ngày giỗ chánh thức là buổi cúng Tiên. Đình nào khiêm tốn thì bỏ lễ Túc yết cho bớt kinh phí...Vẫn chưa dứt khoát về tên gọi: Đàn hay Đoàn. Trên tấm thiệp mời ở ngôi đền sát chợ Biên Hòa, thấy ghi Đại Đàn. Đàn là nơi cử hành lễ (lập đàn, đàn Nam Giao) có lẽ đúng hơn. Về cơ bản, trong cả nước, nghi thức giống nhau nhưng "đại đồng tiểu dị"
Lễ Đàn cả cổ lệ chọn giờ này (giờ Tý) bắt nguồn từ quan niệm dịch lý: đây là giờ “âm lão, dương khởi”, tức là mọi điều tốt lành bắt đầu nảy sinh. Việc hành lễ tương tự như lễ túc yết19, duy chỉ khác câu ở phần ẩm phước: lễ túc yết xướng: Nghinh thần cúc cung bái, thì ở lễ này xướng câu: Tạ thần cung cung bái.[ http://vi.wikipedia.org/wiki/Lễ_Kỳ_yên]. Như vậy có thể nói rằng lễ đàn cả là một hình thức cúng Trời của người Việt Tây Nam Bộ.
3.2. Nghệ thuật kiến trúc 3.2.1. Cơ Sở Thờ Tự
Bàn Thờ Thiên
Bàn thờ Thiên, là bàn thờ Trời, một vị thần tối thượng của người Việt, người Hoa và nhiều cư dân ở Việt Nam và Đông Nam Á. Việc thờ cúng ông Trời có sự khác nhau tùy theo văn hóa của các cộng đồng cư dân, cộng đồng tộc người. Bàn thờ thiên tập trung chủ yếu ở người Việt, người Hoa, Khmer Tây Nam Bộ, gần đây rải rác miền Bắc và miền Trung Việt Nam đã xuất hiện bàn thờ thiên.[ Phan An 2012:134].
Trong quyển “Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười” của Nguyễn Hiến Lê, tác giả kể: “Ngoài Bắc làng nào cũng có chùa, và phụ nữ thường đi lễ Phật đấy, song ít nhà có bàn thờ Phật và số người ăn chay không đáng kể.
Anh Bình mỉm cười: Anh quên rằng dân quê Bắc-Việt suốt năm ăn chay sao? “Tứ thời rau muống, tứ thời tương.” Ngay những nhà giàu ở thành-thị cũng ít ăn chay, ít lắm, mà có ăn chay thì chỉ ăn tại chùa, trong những dịp có hội hè, lễ bái thôi. Trong này mười gia đình thì tám chín gia đình có bàn thờ Phật hoặc bàn thờ ông Thiên và nhà nào cũng có người ăn chay.
19 Tức là lễ hương chức ra ra mắt thần. Theo cổ lệ mà sách Gia Định thành thông chí đã biên chép, thì lễ này được tiến hành vào buổi chiều cho đến hết đêm ngày thứ nhất. Nhưng giờ đây, tùy theo điều kiện của mỗi đình, mà giờ giấc có thay đổi đôi chút.
Đi ghe trong các kinh, rạch, vào lúc sẩm tối, ta thường thấy hai bên bờ, cứ vài chục thước lại hiện lên những đốm đỏ, nhỏ như đom-đóm; đó là hương thắp trước mỗi nhà. Có xóm vang lên tiếng tụng kinh gõ mõ. Có miền tới ngày rằm, mùng một, không sao kiếm được ở chợ các món thịt, cá. Nhà nào cũng ăn chay và có nhiều người ăn chay trường. Cảnh ấy, ở Bắc- Việt tuyệt-nhiên không thấy.”
Ở cuối trang tác giả chú thích về “Bàn thờ ông Thiên”: “Một bàn thờ nhỏ đặt trên một cái trụ ở giữa trời tại giữa sân, trước nhà, để thờ Trời Phật.[Nguyễn Hiến Lê 2002:154].
Sơn Nam trong “Văn Minh Miệt Vườn” có ghi lại đôi nét về khung cảnh nhà cửa miệt vườn có đoạn miêu tả “Bàn thờ ông Thiên dựng giữa sân, gần đường cái. Nhiều khi gia chủ bố trí thêm một cây trụ, trên chót là cái lồng cửa kiếng, ban đêm thấp ngọn đèn dầu lửa cho vui. “[Sơn Nam 2004:326]
Qua đoạn trích Sơn Nam đề cập trong tác phẩm về ngôi nhà hồi đời xưa, tức là vào những năm 1905-1910 nơi miệt vườn đã có “Bàn Thờ Ông Thiên” tươm tất. Điều đó cho thấy, sự thờ Trời Phật qua Bàn Thờ Ông Thiên có lẽ nó đã có khá lâu trước đó.
3.2.2. Cách bày trí
Bàn thờ Thiên thường làm bằng một mảnh gỗ mỗi bề rộng khoảng 50 - 60cm, được gắn liền một cây cột bằng gỗ. Ở đô thị bàn thờ Thiên được xây bằng gạch, cũng là một bệ xi măng đặt trên trụ xây gạch cao hơn đầu người một chút. Bàn thờ được đặt ngay trong vườn nhà gần lối đi vào, tức phía trước nhà, đôi khi được làm thành một cái trang nhỏ gắn liền tường trước mặt nhà gần cửa, cổng. Bàn thờ Thiên, chỉ trừ đặt trong trang thờ, thì không có mái che phía bên trên. Bên trên phiến gỗ, hoặc bệ xi măng, có một bát hương và bình gốm để cắm hoa, và một chén (hoặc ly) để đựng nước cúng.
Nhìn chung việc thiết lập và bài trí bàn thờ thiên khá đơn giản, tùy khả năng gia chủ mà dựng trụ gỗ (cây) hoặc xây gạch.
Về nghi thức cúng ở bàn thờ thiên cũng có phần giản đơn hơn so với một số lễ cúng các vị thần thánh khác. Thường sáng sớm khi mặt trời vừa lên, và chiều tối khi mặt trời đã lặn, gia chủ thắp nén hương (3 cây hoặc 5 cây), có khi chỉ cần một cây hương vái trời đất, bốn phương rồi cắm ở bát nhang, không có đọc kinh và khấn vái gì. Vào ngày mùng một và rằm hàng tháng (theo âm lịch), chủ nhà kiếm một ít hoa và trái cây, thường là hoa trái vườn nhà, bày lên bàn thờ thiên, thay nước lạnh (thường là nước mưa trữ trong lu ở nhà). Sau đó gia chủ thắp hương và vái, cũng có thể khấn xin trời đất, thần thánh ban cho gia đình sức khỏe bình yên. Trong những ngày gia đình có việc như giỗ chạp, cưới xin, tang ma, hoặc vào dịp tết, lễ, gia chủ cũng thay nước, đặt hoa và trái cây, thắp hương nơi bàn thờ thiên.20
Tiểu kết chương 3
Tây Nam Bộ là vùng đất mới của người Việt, khi đến đây thì yếu tố Nho giáo đã mờ nhạt dần và Đạo Giáo thì phát triển vì Khổng Tử là người Phương Bắc,lão tử người Phương Nam nên dễ gần gũi hơn với người Việt Tây Nam Bộ trồng lúa nước.
Bởi ảnh hưởng của Lão Giáo và Phật Giáo hơn các tôn giáo khác cho nên việc thờ Trời Phật là một lẽ hết sức tự nhiên đối với người Việt Tây Nam Bộ. Trong dân gian, Trời là căn nguyên của các hiện tượng khí quyển và sự che chở cho người trần. Trời là nguyên nhân nội tại của tất cả; Trời chủ trì cái sống, cái chết, hạnh phúc, sự giàu nghèo, v.v… Trời chẳng phải là sức mạnh mù quáng; Trời xem xét, suy nghĩ, phán xét. Về mặt vật chất
20. Nguồn: Phan An - Tạp chí VHNT số 320, tháng 2-2011
thì Trời được tiêu biểu bằng vòm trời tạo thành một nửa thế gian, nửa kia là Đất. Toàn thể vũ trụ được gọi là Trời Đất
KẾT LUẬN
Tín ngưỡng thờ Trời là một hiện tượng phổ biến của người Việt Tây Nam Bộ nói riêng và tín ngưỡng sùng bái tự nhiên nói chung.
Do đặc điểm địa hình của Tây Nam Bộ có nhiều sông ngòi lại làm nông nghiệp trồng lúa nước là chính. Cộng với đặc điểm của dân lưu dân cho nên người Việt Tây Nam Bộ dễ dàng tiếp thu và trao đổi văn hóa với các dân tộc bản địa khác.
Người Việt Tây Nam bộ dẫn còn ảnh hưởng triết lý âm dương sâu sắc, cùng với Đạo Lão du nhập từ Trung Hoa cho nên tín ngưỡng thờ Trời càng có cơ hội phát triển ở vùng đất này. Để thường xuyên chống chọi lại thiên tai, dịch bệnh nên từ lâu người Việt Tây Nam Bộ luôn biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên và đồng thời tìm cách ứng phó với nó.
Qua tín ngưỡng thờ Trời của người Việt Tây Nam Bộ. chúng ta thấy rằng đi là vùng đất có sự giao lưu văn hóa của các dân tộc trong khu vực, ngoài ra còn có yếu tố ngoại lai văn hóa Phương Tây. Là nơi dung hợp nhiều tôn giáo nhất của cả nước, và cũng là nơi ra đời các tôn giáo địa phương, thống nhất trong sự đa dạng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỂU TIẾNG VIỆT
1. Đại Cương Triết Học Trung Quốc. Quyển Hạ. Sài Gòn, Nxb Cảo Thơm, 1966, tr. 23
2. Đàm Gia Kiện 1993: Lịch Sử Văn Hóa Trung Quốc-Nxb KHXH,460tr.
3. Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc 2013: Đặc Khảo Về Tín Ngưỡng Thờ Gia Thần,NXB Văn Hóa Văn Nghệ 161-162tr.
4. Lê Thông(chủ biên) 2007:Việt Nam Đất Nước Con Người-Nxb Giáo Dục, 493tr
5. Ngô Đức Thịnh 2012: Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam- Nxb Trẻ,10tr
6. Nguyễn Hiến Lê 2002: Bảy ngày trong Đồng tháp mười-Nxb Văn Hóa Thông Tin, 154tr.
7. Nguyễn Như Ý(chủ biên)2004: Đại từ điển tiếng Việt. - HN: Nxb Văn Hóa Thông Tin,1646tr.
8. Nguyễn Thị Yên 2009: Tín ngưỡng dân gian Tày Nùng-Nxb KHXH,52tr. 9. Phan An 2012: Người Việt Nam Bộ-Nxb Từ Điển Bách Khoa,134tr.
10. Sơn nam 2004:Đồng Bằng Sông Cửu Long-Nét sinh hoạt xưa và Văn Minh Miệt Vườn-Nxb Trẻ, 326tr.
12. Trần Ngọc Thêm 2004:Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam-Nxb Tổng Hợp,Tp HCM,58tr,59tr, 233tr,241tr,243tr.
13. Trần Ngọc Thêm 2013: Những Vấn Đề Văn Hóa Học Lý Luận Và ứng Dụng-Nxb Văn Hóa-Văn Nghệ
14. Trần Ngọc Thêm(chủ biên) 2013: Văn Hóa Người Việt Vùng Tây Nam Bộ-Nxb Văn Hóa-Văn Nghệ, 93-94tr.
15. Vũ Ngọc Khánh 2000: Đền Miếu Việt Nam-Nxb Thanh Niên, 574tr. II. TÀI LIỆU INTERNET
1. http://vi.wiktionary.org 2. http://www.chungnhanduckito.net 3. http://e-cadao.com 4. http://www.mekongdelta.com.vn 5. http://vi.wikipedia.org/wiki/Đồng_bằng_sông_Cửu_long 6. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:Mekong_river_location.jpg 7. http://www.rimf.org.vn/bantin/tapchi_newsdetail.asp 8. http://www.vawr.org.vn 9. http://www.gso.gov.vn 10.http://vhttdlkv3.gov.vn 11. http://vi.wikipedia.org/wiki/Người_Chăm 12. http://cema.gov.vn 13. http://www.tinlanhhyvong.com