Trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu văn hóa học tín ngưỡng thờ trời của người việt tây nam bộ (Trang 31 - 32)

Trong quá trình sinh sống ở vùng đất Tây Nam Bộ do đặc điểm hòa đồng, tôn trọng tập thể, tôn trọng cộng đồng cho nên người Việt đã tiếp nhận văn hóa của các tộc người khác với thái độ hòa nhã, thân thiện.

2.2.2.1. Giao lưu văn hóa Việt-Hoa Thờ Thiên Quan Tứ Phước

Tập tục thờ Thiên Quan Tứ Phước là của người Hoa, thiên được đồng nhất với thiên Quan, một thiên thần thuộc tín ngưỡng Tam Quan, tức bộ Thiên Quan, Thủy Quan và Địa Quan. Tam Quan Đại Đế, còn gọi là Tam Giới Công là 3 vị thần trên thiên đình, có địa vị gần với ông Trời Ngọc Hoàng Thượng Đế, đảm nhận chức trách ban phước, xá tội và giải trừ tai ách, với danh hiệu cụ thể: 17

- Thượng nguyên Tứ phước Thiên Quan Tử Vi Đại Đế - Trung nguyên Xá tội Địa Quan Thanh Hư Đại Đế - Hạ nguyên Giải ách Thủy Quan Động Âm Đại đế.

Tín ngưỡng Tam Quan bắt nguồn từ tín ngưỡng sùng kính trời, đất và nước vốn được rất phổ biến ở nước ta. Lễ cúng thường vào 3 ngày rằm lớn trong năm: Thượng Nguyên(rằm tháng Giêng), Trung Nguyên(rằm tháng Bảy), Hạ Nguyên(rằm tháng Mười). Theo đó, lệ cúng sóc vọng( rằm, mồng một) hàng tháng, lệ cúng 3 ngày rằm lớn hàng năm. Ở nước ta lễ thức cúng Trời, Phật, Thần Thánh nhằm vào một tập hợp đối tượng thờ tự đa dạng

17. Nguồn ảnh: http://www.thienlybuutoa.org/LAD/ThienQuanTuPhuoc.htm

31

Hình 0-4: Thiên Quan Tứ Phước

mang tính chất tổng hợp tam giáo và giờ đây tích hợp tín ngưỡng Tam Quan để cầu phước xá tội và giải ách theo tín niệm.

- Ngày rằm tháng Giêng, Thiên Quan hạ giáng xuống trần gian để luận tội phước của con người.

- Ngày rằm tháng Bảy Địa Quan hạ giáng để tra xét tội phước của nhân gian, xá tội cho những ai thành tâm xám hối.

- Ngày rằm tháng Mười, Thủy Quan hạ giáng để xem xét tội phước nhân gian và tiêu trừ thai ách cho thế nhân. [Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc 2013:161-162].

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu văn hóa học tín ngưỡng thờ trời của người việt tây nam bộ (Trang 31 - 32)