Trời trong truyền thuyết

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu văn hóa học tín ngưỡng thờ trời của người việt tây nam bộ (Trang 25 - 27)

Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.14

Người Việt Tây Nam Bộ phần lớn là những lưu dân có nguồn gốc từ miền Bắc và miền Trung, có truyền thống tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ Nữ Thần(Thờ Mẫu), thờ Thành Hoàng, người Việt gọi là Bà Trời nhưng sau đó ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa theo Nho Giáo trọng nam nên có tên gọi Ông Trời, tin vào triết lý âm dương ông Trời-Bà Trời. Người Trung Hoa gọi ông Trời là Ngọc Hoàng hay Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Bà Mụ Trời: Là người phụ nữ làm nghề đỡ đẻ. Không quản ngày đêm, mưa gió, lúc nào bà cũng sẵn sàng lặn lội giúp dân. Quyển Đền Miếu Việt Nam thuật lại thần tích về bà như sau: “một đêm mưa gió bão bùng, có một chúa sơn lâm đến rước bà đi đỡ cho vợ mình đương gặp nạn khó sinh. Xong việc, hàng tuần trước nhà bà đều có heo rừng, hươu nai do cọp đem

biếu. Khi bà mất, cọp đến tế mộ và dâng heo rừng cúng bà. Đức độ của bà đã cảm hóa được chúa sơn lâm, cho nên nhân dân gọi bà là Bà Mụ Trời và lập miếu thờ cúng” [ Vũ Ngọc Khánh 2000:574]. Bà Mụ Trời được nhân dân lập miếu thờ cúng ở một số nơi như miếu Bà Mụ Trời ở Cà Mau, Bà Mụ Lớ ở Bến Tre.

Ngọc Hoàng Thượng Đế

Ngọc Hoàng Thượng Đế (chữ Hán: 玉 皇 上帝) hay Ngọc Hoàng Đại Đế (玉皇大帝), gọi tắt là Ngọc Đế (玉帝) là vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của Thiên đình trong quan niệm tại Trung Quốc và tại Việt Nam.

Theo một số phim ảnh tiểu thuyết, Ngọc Đế (Thiên Đế) là người phàm, tu luyện một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm, Thiên Đế cai

quản toàn bộ lục giới : Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên. Là người có quyền hạn và tu vi lớn nhất lục giới nên được các chư

thần kính mộ phong làm Đế, Thiên đế phân

chia pháp lực của mình cho các vị thần cai quản các nơi và các chức vị khác nhau, vì thế trong khá nhiều tiểu thuyết Thiên Đế không có pháp lực mà chỉ nhờ các thần tiên khác, cũng theo nhiều tiểu thuyết vị thầy hướng dẫn có pháp lực cao nhất trong phật giáo là Phật Tổ Như Lai thay vì Ngọc Hoàng Đại Đế.

Hình 0-5: Ngọc Hoàng Thượng Đế-nguồn: http://vi.wikipedia.org

Cửu Thiên Quyền Nữ

Là nữ thần cai quản chín cõi trời: Quân Thiên, Thượng Thiên, Biến Thiên, Huyền Thiên, U Thiên, Hiệu Thiên, Chu Thiên, Viêm Thiên Và Dương Thiên. Tòng tự có Tả Ban, Hữu Ban, Kim Đồng, Ngọc Nữ. Bà là tổ các nghề thủ công, nghề mộc, dệt vải… Cửu Thiên Huyền Nữ cũng là thần phù hộ xóm ấp, độ mạng nữ giới, chuyên trị tà ma, thường được thờ tại tư gia, đền miễu….quyền của Cửu Thiên Quyền nữ sánh ngang với trời, nên theo quy định của nhà Nguyễn, những nơi thờ bà được cấp sắc chỉ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu văn hóa học tín ngưỡng thờ trời của người việt tây nam bộ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w