Giao lưu văn hóa Việt-Chăm-Khmer

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu văn hóa học tín ngưỡng thờ trời của người việt tây nam bộ (Trang 32 - 34)

“Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, hai hình thức sản xuất lúa gạo để duy trì cuộc sống và sản xuất con người để kế tục dòng giống này có bản chất giống nhau, đó là sự kết hợp hai yếu tố khác loại (đất và trời, mẹ và cha). Từ thực tiễn chung này, tư duy cư dân nông nghiệp Đông Nam Á nói riêng phát triển theo hai hướng : những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ xây dựng được triết lý âm dương. Những trí tuệ bình dân nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh”.[Trần Ngọc Thêm 2004:234]

Từ những đặc điểm trên cho thấy người Việt tin vào triết lý âm dương, tin vào Cha Trời-Mẹ Đất. Những đặc trưng văn hóa truyền thống đó khi đến vùng đất Tây Nam Bộ người Việt dễ dàng tiếp nhận văn hóa Chăm, Khmer ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, có truyền thống tín ngưỡng phồn thực, thờ sinh thực khí Linga tượng trưng cho sinh thực khí nam(dương), Yoni tượng trưng cho sinh thực khí nữ(âm). Cặp sinh thực khí Linga-Yoni của người Chăm, Khmer giống như cặp Cha Trời-Mẹ Đất của người Việt. Do vậy khi tiếp xúc người Việt đã biến hình tượng này thành Bà Thiên Y Ana, hay Bà Chúa Xứ…

Tục thờ thần Tevoda

Theo quan niệm của người Khmer, họ rất tín ngưỡng “Têvôđa”, đây là một vị tiên được trời sai xuống trần gian chăm lo cho dân chúng trong một năm, hết năm, trời lại đưa vị khác xuống làm thay công việc chăm lo cho dân năm mới. Hiện nay vẫn còn một số gia đình đúng vào đêm giao thừa họ đưa con trai vào chùa kính Phật, làm lễ quy y, vì đây là giờ lành tháng tốt, là giờ khắc tốt nhất trong năm.Lễ Tết được diễn ra trong 3 ngày. Ngày đầu tiên của năm mới là ngày 13.4 d.l (nếu là năm nhuận là ngày 14) còn gọi là ngày “Chôl Sangkran Thmây”; ngày thứ hai gọi là “Wonbơt” và ngày cuối gọi là ngày “Lơn Săk”. Trong đêm giao thừa, mọi nhà đốt đèn, thắp hương, làm lễ đưa “Têvôđa” năm củ và rước “Têvôđa” năm mới.18

Tiểu kết chương 2

Người Việt Tây Nam Bộ sùng bái tự nhiên, do thường xuyên chống chọi với tự nhiên(đặc điểm của lưu dân khai khẩn đất), tin vào triết lý âm dương dẫn đến tín ngưỡng thờ Trời, tin rằng mọi việc làm của mình điều có Trời chứng giám, mọi việc làm sai trái Trời sẽ trừng phạt “trời cao có mắt”,

tin rằng Trời là đấng tối cao, các vị thần trên thế gian này chỉ là đệ tử của Trời.

18 . http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=3570

CHƯƠNG 3: TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ NHÌN TỪ VĂN HÓA TỔ CHỨC

CHƯƠNG III.

TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ NHÌN TỪ VĂN HÓA TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu văn hóa học tín ngưỡng thờ trời của người việt tây nam bộ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w