2.2.1.1 Tục sùng bái tự nhiên
Tín ngưỡng Trời ở Tây Nam Bộ mặc dù chỉ là một hình thức tín ngưỡng dân gian nhưng nội dung của nó lại chứa đựng trong đó nhiều các quan niệm tư tưởng về tự nhiên, về con người về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong mối quan hệ với tự nhiên thì tự nhiên là cái có trước, con người được sinh ra từ tự nhiên. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đều có quan niệm thống nhất rằng người Việt Nam nói riêng hay Phương Đông nói chung đều có xu hướng tôn trọng tự nhiên, sống hòa đồng với tự nhiên: “ sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Với người Việt, đất Việt-một dân tộc, một quốc gia sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước, thì sự gắn bó với tự nhiên càng lâu dài và bền chặt”.[Trần Ngọc Thêm 2004:241].
Thái độ hòa hợp với tự nhiên của người Việt được hình thành từ rất sớm, thiên nhiên là nơi che chở cho con người, là nơi cung cung cấp nguồn của cải, nuôi dưỡng sự sống của con người. Vì vậy người Việt bên cạnh sự yêu quý, tôn trọng còn có thêm sự sợ hãi, lo lắng trước các hiện tượng tự nhiên. Nên người Việt có tục thờ tứ phủ “Trời-Đất-Nước là các Bà Mây- Mưa-Sấm-Chớp-những cư dân có vai trò to lớn trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước….”,người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời gian…”[Trần Ngọc Thêm 2004:243-244].
Do có quan niệm như trên nên người Việt Tây Nam Bộ có tục tín ngưỡng thờ Trời, và việc thờ Trời đã được thay đổi bằng nhiều hình thức từ nơi thờ cúng hay các vị thần thay thế cho phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như đời sống người Việt Tây Nam Bộ.