Mủ bám trên VA

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SàNG, hình ảnh nội SOI của VA QUá PHáT và ĐáNH GIá kết QUả PHẫU THUậT nạo VA BằNG DAO PLASMA gây mê (Trang 40 - 94)

- Nội soi

3.3.1.3.Mủ bám trên VA

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ mủ bám trên bề mặt VA (n=76)

Nhận xét :

- Tỷ lệ mủ bám trên bề mặt VA là 85,5 %, còn lại 14,5 % không thấy mủ bám trên bề mặt VA.(p <0,05)

3.3.1.4. Màu sắc mủ bám trên VA

Bảng 3.2. Màu sắc mủ bám trên VA

Màu sắc mủ n % Nhầy trong 58 76,3 Trắng đục 18 23,7 Xanh 0 0 Vàng 0 0 N 76 100 Nhận xét :

- Dịch nhầy trong gặp 58/76 ca, chiếm tỷ lệ 76,3 %; sau đó là Mủ trắng đục : 18/76 ca, chiếm tỷ lệ 23,7 %. Còn lại mủ xanh, vàng không gặp ca nào

Hình 3.3. Dịch nhầy bám trên bề mặt VA SBA 13159454 –BVĐHYHN 3.3.1.5. Mủ ở mũi Bảng 3.3. Vị trí mủ ở mũi Vị trí n % Sàn mũi 52 68,5 Khe trên 24 31,6 Khe giữa 66 86,8 Nhận xét :

- 66/76 ca thấy mủ ở khe giữa, chiếm tỷ lệ 86,8 %, Mủ ở sàn mũi chiếm 68,5 %. Khe trên ít gặp hơn với tỷ lệ 24/76 ca chiếm 31,6 %

Hình 3.4. Hình ảnh mủ ở mũi SBA 13112690- BVĐHYHN

3.3.2. Hình ảnh nội soi tai

Bảng 3.4. Hình ảnh nội soi tai

Màng nhĩ Số tai %

Bình thường 127 83,55

Lõm 25 16,45

N 152 100

Nhận xét :

- Qua hình ảnh nội soi tai chúng tôi thấy hình thái màng nhĩ bình thường gặp nhiều nhất 127/152 tai, chiếm tỷ lệ 83,55 %

- Màng nhĩ lõm 25/152 tai, chiếm tỷ lệ 16,45 %. Màng nhĩ bình thường SBA 13116789-BVĐHYHN Màng nhĩ lõm SBA 13122134- BVĐHYHN Hình 3.5. Hình thái màng nhĩ 3.3.3. Các bệnh lý phối hợp

Bảng 3.5. Các bệnh lý phối hợp thường gặp

Bệnh lý phối hợp n %

Viêm tai 5 6,6

Viêm mũi xoang 35 46,1

Viêm amydal 34 44,7

Viêm thanh quản 2 2,6

Nhận xét :

- Bệnh lý phối hợp thường gặp là Viêm mũi xoang với tỷ lệ 35/76 ca, chiếm 46,1 %. Sau đó tần suất gặp lần lượt là viêm Amydal 44,7 %, viêm tai 6%, viêm thanh quản 2,6 %.

3.3.4. Mối liên quan giữa mức độ quá phát của VA với các triệu chứng rối loạn khi ngủ loạn khi ngủ

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa mức độ quá phát của VA với các triệu chứng rối loạn khi ngủ

Độ quá phát Triệu chứng khi ngủ Độ 2 Độ 3 n p Ngủ ngáy 18 36 54 p<0,05 Ngừng thở khi ngủ 0 5 5 p>0,05 Nhận xét :

- Trong 54 ca có triệu chứng ngủ ngáy thì VA quá phát độ II gặp 18/54 ca chiếm tỷ lệ 33,3%, VA quá phát độ III gặp 36/54 ca, chiếm tỷ lệ 66,7%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê(p= 0,023) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong 5 ca có triệu chứng ngừng thở khi ngủ thì VA quá phát độ II không gặp ca nào, VA quá phát độ III gặp 5 ca.Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,064)

3.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NẠO VA BẰNG DAO PLASMA3.4.1. Thời gian phẫu thuật 3.4.1. Thời gian phẫu thuật

Biểu đồ 3.8. Thời gian phẫu thuật (phút) (n=76)

Nhận xét :

- Thời gian phẫu thuật trung bình là 7,96 ± 3,181 phút. - Ngắn nhất là 3 phút, dài nhất là 16 phút

3.4.2. Lượng máu mất khi phẫu thuật.

Biểu đồ 3.9. Lượng máu mất khi phẫu thuật (ml)(n=76)

%

Nhóm tuổi

%

Nhận xét :

- Lượng máu mất trong phẫu thuật trung bình là 4,14 ± 1,538 ml. - Không có trường hợp phẫu thuật nào mất nhiều hơn10ml

3.4.3. Mức độ đau sau mổ

- Mức độ đau theo thang điểm Wong-Baker và VAS

Biểu đồ 3.10. Trung bình điểm đau theo ngày (n=76)

Nhận xét :

- Không đau ngay sau mổ gặp 20/76 ca, chiếm tỷ lệ 26,4%. Đau ít ngay sau mổ gặp 53/76 ca, chiếm tỷ lệ 69,7%. Ở cuối ngày thứ 1, số ca không đau là 53/76 ca chiếm 69,7 %. Đau ít chỉ còn 23/76 ca chiếm 30,3 %. Ở ngày thứ hai sau phẫu thuật, 100% trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi hết đau hoàn toàn.

%

Bảng 3.7. Sử dụng thuốc giảm đau sau mổ

Sử dụng thuốc giảm đau sau mổ (NSAIDs) n % 21 27,6 Không 55 72,4 N 76 100 Nhận xét :

- Sau mổ, số bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau là 21/76 ca, chiếm tỷ lệ 27,6%. Và 55/76 ca không phải sử dụng thuốc giảm đau sau mổ, chiếm 72,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

3.4.4. Biến chứng chảy máu sau phẫu thuật

Bảng 3.8. Chảy máu trong 24h đầu

Chảy máu < 24h n %

0 0

Không 76 100

N 76 100

Nhận xét : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 76 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi thì không có trường hợp nào bị biến chứng chảy máu trong 24h đầu. Tỷ lệ này là 100%

Bảng 3.9. Chảy máu sau 24h

Chảy máu > 24h n %

0 0

Không 76 100

N 76 100

Nhận xét

- Không có trường hợp nào bị biến chứng chảy máu sau 24h đầu.(100%)

3.4.5. Thời gian nằm điều trị tại viện

Biểu đồ 3.11. Thời gian nằm viện(n=76)

Nhận xét :

-Thời gian nằm viện trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu được phẫu

thuật nạo VA bằng dao Plasma là 1,68 ± 0,496 ngày.

-Không có trường hợp nào phải nằm lại viện quá 3 ngày

3.4.6. Thời gian ăn uống trở lại bình thường

Biểu đồ 3.12. Thời gian ăn uống trở lại bình thường(n=76)

%

Nhận xét :

- Tỷ lệ nghiên cứu cho thấy hầu hết bệnh nhân có thể ăn uống trở lại

bình thường trong vòng 1 ngày sau phẫu thuật ( 97,4%).

3.4.7. Đánh giá tình trạng giả mạc của vòm mũi họng sau PT

Bảng 3.10. Đánh giá tình trạng giả mạc của vòm mũi họng sau PT

Tình trạng giả mạc của vòm Tốt Không tốt

n % n %

Ngày thứ 5 sau PT 73 96,1 3 3,9

Ngày thứ 10 sau PT 76 100 0 0

Nhận xét :

- 100% các trường hợp vòm mũi họng đều tiến triển tốt. Không có

trường hợp nạo còn sót VA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngày thứ 5 sau phẫu thuật 96,1% trường hợp nghiên cứu cho thấy

giả mạc bong 1 phần hoặc bong hết, không chảy máu

- Ngày thứ 10 sau phẫu thuật nạo VA bằng dao plasma thì 100%

trường hợp nghiên cứu cho thấy vòm tiến triển tốt, giả mạc bong hết, không

chảy máu.

Ngày thứ 5 sau PT Ngày thứ 10 sau PT SBA 13121239 BV ĐHYHN Hình 3.6. Hình ảnh vòm mũi họng sau PT

3.3.9. Mối liên quan giữa mức độ quá phát của VA với thời gian phẫu thuật

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa mức độ quá phát của VA với thời gian PT

Độ VA Thời gian PT Độ 2 Độ 3 n p 1 – 5 (phút) 11 13 24 p>0,05 6 – 10 (phút) 14 25 39 11 – 15 (phút) 7 5 12 >15 phút 0 1 1 N 32 44 76 Nhận xét:

- Thời gian phẫu thuật trung bình ở nhóm VA quá phát độ III dài hơn

nhóm VA quá phát độ II. Tuy nhiên,mối tương quan này không có ý nghĩa thống kê ( p= 0,427)

3.3.10. Mối liên quan giữa mức độ quá phát của VA với lượng máu mất khi phẫu thuật

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa mức độ quá phát của VA với lượng máu mất khi phẫu thuật

Độ VA Lượng máu mất Độ 2 Độ 3 n p < 5 ml 21 22 43 p>0,05 5 – 10 ml 11 22 33 N 32 44 76 Nhận xét :

- Theo nghiên cứu của chúng tôi thì không có mối tương quan giữa độ quá phát của VA với số lượng máu mất khi phẫu thuật ( p=0,175).

Chương 4 BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu 76 bệnh nhân viêm VA có chỉ định phẫu thuật và được phẫu thuật bằng phương pháp nạo VA bằng dao Plasma tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2013, chúng tôi có một số ý kiến bàn luận sau.

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới

TUỔI :

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 76 trẻ bị viêm VA quá phát, trong đó :

Nhóm tuổi hay gặp nhất là từ 6 đến 10 tuổi, chiếm tỷ lệ 51,3 %. Độ tuổi trung bình : 7,42 ± 3,387

Nhỏ nhất là 2 tuổi, lớn nhất là 17 tuổi.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Anh Tuấn (2010) nghiên

cứu trên 52 trẻ tuổi trung bình là 7,4 ± 4 [29], nghiên cứu của Võ Nguyễn

Hoàng Khôi (2010) tại Bệnh viện đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột với độ tuổi trung bình là 8,14 ± 3 [51] và nghiên cứu của Caylakli F(2009) tại Thổ Nhĩ Kỳ trên 85 trẻ có độ tuổi trung bình là 5 ± 2,2.[43]

Kết quả của chúng tôi khác với nghiên cứu của Đỗ Đức Thọ (2002- 2009) nghiên cứu 137 ca tại Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa, nhóm tuổi 18 tháng đến 6 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (75,2%) [25]và cũng khác với kết quả nghiên cứu của Euribel Prestes Carneiro L., Cardoso Ramalho Neto G., Gonçalves Camera M., (2009) tại Braxil, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao là từ 3 đến 6 tuổi (56,86%).[45]

Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho rằng VA phát triển mạnh nhất ở tuổi thứ 6 sau đó tiêu dần và biến mất hoàn toàn ở khoảng 15 tuổi. Hơn nữa, ở lứa tuổi này khi còn VA,nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ cũng như những

sinh hoạt hàng ngày, khiến trẻ và gia đình phải đưa trẻ đi khám và điều trị phẫu thuật là phương pháp lựa chọn tối ưu.

Giới :

Theo nghiên cứu tỷ lệ nam/nữ là 49/27 . Nam chiếm 64,5% và nữ chiếm 35,5%. Tỷ lệ trẻ nam /nữ ≈ 1,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Nguyễn Hoàng Khôi có tỷ lệ nam là 71,4 %, nữ chiếm 28,6% [51] .

Tỷ lệ về giới của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Đình Nguyên, Nhan Trừng Sơn (2009) khảo sát trên 61 trẻ nạo VA bằng Coblator tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 có tỷ lệ nam/ nữ là 46/15 [24]; Nghiên cứu của Euribel Prestes Carneiro L., Cardoso Ramalho Neto G., Gonçalves Camera M., (2009) tại Braxil tỷ lệ nam chiếm 60,78% và nữ chiếm 39,22% [45].

4.1.2. Lý do vào viện

Trong các lý do đến khám (biểu đồ 3.3) thì lý do ngạt mũi chiếm tỷ lệ

cao nhất (72,1%). Sau đó là chảy mũi 69,5 %. Ho là 42,1%.Thấp nhất là triệu chứng sốt chiếm tỷ lệ 11,7 %. Lý do đến khám do các triệu chứng biểu hiện ở tai chiếm 18,2 %.

Hai lý do chảy mũi và ngạt mũi thường đi kèm với nhau, là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ phải đi khám do những triệu chứng này là những triệu chứng khiến trẻ khó chịu nhất và là triệu chứng mà gia đình và trẻ dễ dàng nhận biết nhất. Tần suất gặp hai triệu chứng này đi kèm với nhau là 42/ 76 ca, chiếm 55,1%.

Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Võ Nguyễn Hoàng Khôi (2010) tại Bệnh viện đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột, tỷ lệ trẻ đến khám do chảy mũi là 71,4%, ngạt mũi là 42,9%.Ho là 17,1%[51] .Nghiên cứu của Phạm Đình Nguyên, Nhan Trừng Sơn (2009) khảo sát trên 61 trẻ nạo VA

bằng Coblator tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, lý do đến khám lần lượt là Ngạt mũi 45,9%, Chảy mũi 11,5%, chảy mủ tai 3,3% [24].

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

4.2.1. Triệu chứng cơ năng thường gặp

Kết quả ở biểu đồ 3.4 cho thấy các triệu chứng cơ năng biểu hiện sự tắc nghẽn đường hô hấp trên xuất hiện lần lượt là Chảy mũi 92,1%, ngạt mũi 94,7%, ngủ ngáy 71,1 %, thở miệng 78,9%.

Triệu chứng ho cũng gặp nhiều chiếm tỷ lệ 90,8 %. Triệu chứng ù tai chiếm tỷ lệ 44,7 %.

Trên một trẻ có thể có nhiều triệu chứng.

Kết quả trên phù hợp với một số công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước :

Nghiên cứu của Đỗ Đức Thọ (2002 – 2009), trước phẫu thuật tỷ lệ ngạt mũi là 89,1%, chảy mũi là 79,6%, chảy mủ tai là 32,8% [25].

Nghiên cứu của Phạm Đình Nguyên, Nhan Trừng Sơn (2009), trước phẫu thuật tỷ lệ ngạt mũi là 91,8%, chảy mũi 68,9%, thở miệng là 59% [24]. Nghiên cứu của Võ Nguyễn Hoàng Khôi (2010), triệu chứng cơ năng trước mổ lần lượt là Ngạt mũi 94,3%, chảy mũi 85,7%, thở miệng 68,6%, ho 68,6% [51].

Nghiên cứu của Osman B., Thổ Nhĩ Kì (n = 60), trước phẫu thuật: nghẹt mũi 91,6%; thở miệng 85%; chảy mũi 75% [50].

4.2.2. Các triệu chứng rối loạn khi ngủ

Theo kết quả biểu đồ 3.5 hầu hết các trường hợp trong nghiên cứu đều có biểu hiện rối loạn khi ngủ 73/76 ca, chiếm tỷ lệ 96,1 %. Điều này phù hợp

với các tài liệu trong và ngoài nước cho rằng VA là một trong những nguyên nhân gây rối loạn khi ngủ[30],[31],[33].

Trong đó : Ngủ ngáy gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ 71,1 %, và ngừng thở khi ngủ chiếm 6,6 %

Tỷ lệ ngủ ngáy của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Đức Thọ có tỷ lệ ngủ ngáy trước phẫu thuật 69,3% [25], Phạm Đình Nguyên 68,9% [24].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, qua quá trình thu thập số liệu chúng tôi thấy đa số cha mẹ trẻ không quan sát và đánh giá được dấu hiệu ngừng thở khi ngủ, mà chỉ quan sát để ý những dấu hiệu dễ nhận biết như chảy mũi, ngủ ngáy, thở miệng …

Tỷ lệ các triệu chứng về rối loạn khi ngủ của một số tác giả khác:

- Phạm Đình Nguyên (2009) nghiên cứu 61 ca nạo VA ở trẻ em bằng coblator tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1, Thành Phố Hồ Chí Minh có: ngủ ngáy 68,9%; ngưng thở lúc ngủ 24,6% [24].

- Đỗ Đức Thọ (2010) nghiên cứu 137 trẻ trong đề tài đánh giá kết quả phẫu thuật nạoVA nội soi tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Tỉnh Khánh Hòa: ngủ ngáy 69,3%; ngừng thở khi ngủ 14,6% [25].

- Izu SC, Itamoto CH, Pradella-Hallinan M et all, (2010), ở Braxin, nghiên cứu hội chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ thở bằng miệng với n = 248. Cho kết quả quá phát cả amydal và VA là 61,2%; chỉ có VA quá phát là 14,9% [47].

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng VA quá phát là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng sống, sự phát triển tinh thần, thể chất của trẻ

4.2.3.Triệu chứng thực thể

Độ quá phát của VA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ quá phát của VA đánh giá trong mối tương quan với lỗ mũi sau là chỉ số có ý nghĩa hơn chỉ số kích thước thật của nó. Dựa vào điều đó chúng tôi đánh giá độ to của VA theo 3 độ [18] [20] [35].

- Độ 1: VA to che lấp ≤ 1/3 cửa lỗ mũi sau

- Độ 2: VA to che lấp từ 1/3 đến 2/3 cửa lỗ mũi sau - Độ 3: VA to che lấp > 2/3 cửa lỗ mũi sau

Dựa trên kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.5 cho thấy VA quá phát độ III gặp nhiều nhất 44/76 ca, chiếm tỷ lệ 57,9 %. VA quá phát độ II cũng gặp khá nhiều với tỷ lệ 40,8 %. Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp VA quá phát độ I có chỉ định phẫu thuật .

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Minh Đức nghiên cứu trên 81 ca VA quá phát có ảnh hưởng đến chức năng tai giữa tỷ lệ VA quá phát độ II là 32,1%, VA quá phát độ III tỷ lệ là 54,3% [52].

Tương tự kết quả nghiên cứu của Osman Bahadir, cũng chia độ quá phát

của VA thành 3 mức (lớn, trung bình và nhỏ), VA lớn và trung bình gặp ở 94,3% [50]; hay nghiên cứu của Caylakli F và cs (2009) đánh giá độ to của VA trên 85 trẻ tuổi từ 2-12 tuổi viêm VA quá phát cho thấy 100% trẻ có VA che lấp cửa lỗ mũi sau từ 51 - 99% [43]. Ribens S.S., Rosana C., Jeferson S.D (2005), khám 368 trẻ tuổi đến trường ở Brazine, cho kết quả 50,6% VA quá phát độ I, 35,1% độ II và 14,3% độ III [18].

Theo Cassano P., không nên phẫu thuật nạo VA đối với độ I và II vì triệu chứng chảy mũi có thể do liên quan tới dị ứng, viêm mũi không do VA…[42]. Tuy nhiên đa số các tài liệu và công trình nghiên cứu đưa ra chỉ định nạo VA khi viêm V.A tái đi tái lại nhiều lần trong năm (>4 lần/ 1năm), V.A quá phát gây cản trở đường thở, VA gây biến chứng gần và xa…[1] [30].

Tính chất mủ bám trên VA và vị trí mủ ở mũi

Thông qua hình ảnh nội soi, ngoài độ quá phát của VA, chúng tôi còn

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SàNG, hình ảnh nội SOI của VA QUá PHáT và ĐáNH GIá kết QUả PHẫU THUậT nạo VA BằNG DAO PLASMA gây mê (Trang 40 - 94)