Nhu cầu tiêu dùng đường:

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và xuất khẩu mía đường (Trang 36 - 40)

III. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM TRÊN

b.Nhu cầu tiêu dùng đường:

Đường là một nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày của con người. Theo thống kê, nhu cầu tiêu thụ đường trên đầu người hiện nay là 35 kg/năm, tại Ấn Độ là 20 kg/năm... Tại Việt Nam, khi chưa có chương trình 1 triệu tấn đường (1994), mức tiêu thụ mỗi đầu người là 8 kg/năm, hiện là 15 kg/năm và dự kiến sẽ còn tăng lên.

Ngoài sử dụng trực tiếp, đường còn đóng vai trò cung cấp năng lượng thông qua các thực phẩm chế biến, lên men...

Về giá cả:

Giá đường gần đây tăng chóng mặt. Các ngành sản xuất dùng đường làm nguyên liệu kêu trời, người tiêu dùng kêu bị móc túi. Ngành đường tuy "thắng đậm" nhưng mà lo.

Giá đường của Việt Nam thời gian qua

Đơn vị: VNĐ

Năm 2002 – 2003 2004 - 2005 2006 - 2007

Giá 3600 – 6000 7200 – 8500 7000 - 7600

Giá tăng cao chưa từng có

Vào đầu vụ ép năm 2004/2005, Hiệp hội Mía đường đưa ra mức giá tối thiểu: đường thô 3.500-3.700 đồng/kg; đường vàng RS 4.000-4.300 đồng/kg, đường tinh luyện RE 4.500-4.700 đồng/kg. Đến ngày 10/5, giá đường đạt mức tăng cao chưa từng thấy.

Cụ thể ,đường thô giá 7.500 đ/kg; đường RS 7.200-7.500 đồng/kg; đường RE 8.000-8.500 đồng/kg. So với đầu vụ giá đường tăng gần 2 lần; so với cùng kỳ năm ngoái giá đường đã tăng lên 20-25%.

Tại cuộc họp "nội bộ" khẩn cấp hôm 12/5, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam Lê Văn Tam giải thích rằng nguyên nhân giá đường tăng mạnh chủ yếu là do mặt bằng của giá chung thế giới tăng, chứ không phải do chúng ta thiếu đường; rằng mức tăng giá như hiện nay là hợp lý (?).

Cũn ông Nguyễn Thành Long, Giám đốc Công ty Mía đường Cần Thơ lý giải: giá đường tăng mạnh là do hạn hán nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến phát triển vùng nguyên liệu khiến cho lượng đường thiếu hụt trong lúc nhu cầu sử dụng gia tăng. Mặt khác, vẫn theo lời ông Long, giá tăng một phần cũng là do nhiều nhà máy ém hàng lại, chờ tăng giá rồi mới bán.

Không đồng tình với quan điểm của ông Long, các ông giám đốc Nhà máy Đường KCP (Phỳ Yờn), Nhà máy Đường Hiệp Hoà (Long An) khẳng định không hề có hiện tượng ém hàng, 2 nhà máy còn tồn kho 6.000-7.000 tấn đường cần bán.

Trong khi đó, các ngành dùng đường làm nguyên liệu như bánh kẹo, nước giải khát, sữa, cà phê... các doanh nghiệp thương mại không là "nội bộ" của ngành mía đường, lại rất đồng tình với ý kiến của Giám đốc Công ty Mía đường Cần Thơ. Họ cho biết mọi năm các nhà máy bán hàng ngay từ đầu vụ, còn năm nay cho đến thời kỳ cuối vụ các nhà máy vẫn rao bán hàng nhưng "treo giá", cao hơn giá thị trường, ai mà dám mua. Nhưng về thực chất, biết sản lượng đường năm này thiếu hụt nên một số nhà máy tìm cách giữ đường chờ giá cao hơn.

Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, sản lượng mía vụ này giảm 1,5 triệu tấn, theo đó sản lượng đường giảm khoảng 176.000 tấn so với vụ trước. Sản lượng mía giảm vì diện tích bị thu hẹp trên 15% (nhiều tỉnh như Tây Ninh, nông dân bỏ mía trồng sắn); vì nắng núng, khụ hạn kéo dài làm giảm năng suất. Ngay từ khi mới vào vụ ép chưa được bao lâu, Nhà máy Đường Bến Tre đã phải đối mặt với nạn thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng, bình quân phải mua 500-600 tấn mớa cõy/ngày, nhưng chỉ đáp ứng được 1/3 công suất nhà máy.

Cùng với việc tăng giá mía, nhiều thương lỏi đó tranh thủ "phỗng tay trên" cỏc vựng mớa nguyên liệu. Chỉ riêng Công ty Mía đường Trà Vinh vụ này mất khoảng 30% diện tích mía trong vùng quy hoạch có đầu tư. Do thiếu hụt nguyên liệu, nhưng phải đảm bảo kế hoạch sản xuất các nhà máy phải lao vào "cuộc chiến" tranh mua, tranh bán nguyên liệu. Họ không ngần ngại đẩy giỏ mớa leo thang, từ 270-350 đồng/kg, rồi 450 đồng/kg và cuối vụ giá tăng cao chưa từng có, 500 đồng/kg.

Như vậy, giỏ mớa tăng cao do khan hiếm nguyên liệu chứ không phải vỡ giỏ đường cao mà nhà máy mua mía với giá đắt cho nông dân.

Đường lậu ồ ạt vào Việt Nam

Đường nội tăng giá đã tạo điều kiện thuận lợi cho đường nhập lậu từ Thái Lan tràn vào. Ông Nguyễn Hùng Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc (An Giang) cho biết: từ đầu năm có một đợt đường nhập lậu ào ạt rồi sau đó lắng xuống. Gần đây, mặt hàng đường lại bựng phỏt trở lại, địa bàn rộng, lực lượng của xã mỏng nên chúng tôi không tài nào ngăn nổi đường nhập lậu (!).

Lực lượng chống buôn lậu hải quan An Giang cũng cho biết: riờng thỏng 4 vừa qua, Hải quan An Giang đã bắt được trên 5 tấn đường nhập lậu. Tất nhiên đây chỉ là mặt nổi trên tảng băng chìm. Hai "vùng trũng" hàng lậu từ bên kia biên giới (Campuchia) đổ vào Việt Nam vẫn là Gò Tà Mõu (xó Chõy Chớt, huyện Kondek tỉnh Tà Keo) và Om Xà No (huyện Lec Dek, tỉnh Kal Dal).

Từ đầu tháng 5 đến nay, đường lậu ồ ạt đổ bộ qua biên giới với số lượng trên 50 tấn/ngày, cao điểm lên trên 100 tấn/ngày. Vĩnh Ngươn đối diện với Gò Tà Mâu, đường sá đi lại dễ dàng, thuận lợi, hàng lậu chỉ cần vượt qua Vĩnh Ngươn là đã "hoà tan" vào chợ Châu Đốc.

Không tập trung ồn ào như Gò Tà Mâu, nhưng trên con đường huyết mạch từ cửa khẩu Vĩnh Xương về chợ Tõn Chõu (huyện Tõn Chõu) khách bộ hành thường xuyên bắt gặp từng tốp 5-7 người "vô tư" chở đường lậu trên xe đạp giữa ban ngày từ Om Xà No (Campuchia) về. Đường Thái Lan bán lẻ giá 6.000-6.500 đồng/kg, trung bình 1 bao đường đưa qua biên giới cửu vạn thu về 20.000-50.000 đồng.

Một ngày chở vài chuyến thu hàng trăm ngàn đồng. Lợi nhuận cao khiến dân vùng ven "đua nhau" đai vác đường lậu qua biên giới. Theo con số của Hải quan An Giang, trong 4 tháng đầu năm bắt được 70 vụ buôn lậu, trị giá 1,1 tỷ đồng, trong đó mặt hàng đường chiếm khoảng 20%.

Tại khu vực biên giới, nhiều người dân Việt Nam thích sử dụng đường Thái Lan vì giá rẻ, trắng mịn, chất lượng tốt hơn. Đi sâu vào nội địa, nhiều tiểu thương ở thành phố Cần Thơ cũng thừa nhận: đường Thái Lan dịp này về nhiều và bán được lắm!

Tại Tp.HCM, một số doanh nghiệp cần đường sản xuất cũng cho biết: trong khi giá đường nội địa đứng ở mức cao và không đủ đường cung ứng cho các nhà máy sản xuất thì đường ngoại nhập lậu giá rẻ hơn 500- 1.000 đồng/kg từ các tỉnh biên giới Tây Nam đổ về ngày một nhiều. Trước diễn biến quỏ "núng" của giá đường, nhiều nhà máy, công ty đã lợi dụng thời cơ để "găm hàng" hoặc bắt tay nhau để "ém hàng" nhằm đẩy giá bán trên thị trường tiếp tục lên cao.

Sau hội nghị nội bộ khẩn cấp ngày 12/5 và đề nghị Nhà nước không cho nhập khẩu đường, ngày 13/5, Hiệp hội Mía đường lại có văn bản trấn an người tiêu dùng đề nghị các nhà máy phải cung cấp đủ lượng đường khoảng 90.000-100.000 tấn/thỏng ra thị trường. Theo Chủ tịch Hiệp hội thì đây là biện pháp mạnh để góp phần ngăn chặn tình trạng găm hàng khiến giá đường tăng và dẫn đến đường lậu tràn vào Việt Nam

Không biết biện pháp "mạnh" của Hiệp hội có đủ ngăn chặn được đường lậu không khi mà chênh lệch giá đường nội và đường ngoại còn một khoảng cách khá xa

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và xuất khẩu mía đường (Trang 36 - 40)