THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MÍA ĐƯỜNG CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và xuất khẩu mía đường (Trang 30 - 34)

NAM.

Với điều kiện thuận lợi cho trồng mía, đúng là một nghịch lý khó tin khi Việt Nam đang trở thành một nước nhập khẩu rất nhiều đường!

Trong hai năm 2003, 2004, Việt Nam phải nhập mỗi năm khoảng 100.000 tấn đường, riêng năm 2005 nhập khoảng 150.000 tấn. Niên vụ mía đường năm nay, ước tính sản lượng đường công nghiệp chỉ đạt 820.000 tấn (giảm 10% so với niên vụ trước) và lượng đường thủ công chỉ đạt 150.000 tấn (giảm 15%), tổng cộng 970.000 tấn, thiếu hụt khoảng 350.000 tấn-380.000 tấn trong cân đối cung-cầu.

Còn theo số liệu của Tổ chức Đường Thế giới, thỡ niờn vụ mía đường năm nay, sản lượng đường thế giới chỉ đạt 147,7 triệu tấn, hụt 2 triệu đến 2,2 triệu tấn trong cân đối cung-cầu. Như vậy, tính ra, lượng đường thiếu hụt của Việt Nam đã chiếm 16% -18% lượng đường thiếu hụt của thế giới. Và cũng theo dự tính, nếu nhu cầu tiêu dùng đường hàng năm tăng 15%, thì đến năm 2010, Việt Nam sẽ cần 1,6 triệu tấn đến 1,7 triệu tấn đường, trong khi ngành mía đường Việt Nam đang phải rất chật vật để giữ sản xuất ổn định 1 triệu tấn đường/năm.

Hiện đang vào mùa nắng nóng. Từ đầu tháng 4 đến nay, giá đường luôn đứng ở mức cao, đường bán lẻ từ 12.500 đồng đến 13.000 đồng/ kg. Mặc dù các doanh nghiệp vẫn tiếp tục nhập khẩu đường (đã nhập 40.000 tấn trong quý I và đang tiếp tục nhập 150.000 tấn đến hết tháng 8 ), và lượng đường nhập lậu cũng tương đương với nhập chính ngạch, song các cơn sốt đường vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Những lúc như thế, người ta lại có dịp đề cập đến những bất cập của chương trình 1 triệu tấn đường nói riêng cũng như những bất cập của cả ngành mía

đường. Nhưng có lẽ thiết thực và tích cực nhất là cần nhận rõ thực trạng của sản xuất mía đường Việt Nam hiện nay, cũng như những yếu tố thuận lợi để phát triển ngành mía đường nước ta, với định hướng là trong một thời gian sớm nhất phải tự túc được đường, chấm dứt nhập khẩu và tiến tới có xuất khẩu và trở thành cường quốc xuất khẩu đường. Giấc mơ này của chúng ta là hoàn toàn có cơ sở để trở thành hiện thực.

Đầu năm 2003, khi bắt đầu cuộc khủng hoảng giá cả thế giới, giá đường chỉ ở mức 170 USD – 180 USD/tấn; cuối năm 2004 lên 280 USD/tấn; cuối năm 2005 lên 370 USD/tấn; và năm nay, giá đường thường xuyên ở mức 465-495 USD/tấn. Như vậy là từ đầu năm 2003 đến nay, giá đường đã tăng khoảng 2,5 đến 2,7 lần và có liên quan chặt chẽ với việc giá dầu mỏ tăng vọt. Theo nhận định của các chuyên gia về năng lượng, thì việc tăng vọt giá dầu gần đây, đã thúc đẩy sớm hơn xu hướng tỡm cỏc nguồn nhiên liệu sạch để thay thế, trong đó có Ethanol sản xuất từ cây mía. Một số bang của Mỹ có quy định bắt buộc phải pha 10% Ethanol vào xăng chạy đông cơ; còn ở Brazil là 5%.

Xu hướng tìm nguồn nhiên liệu sinh phẩm để thay thế nhiên liệu từ dầu mỏ, là nguyên nhân làm nguồn “cung ” đường thiếu hụt lớn và giá đường tăng cao. Xu hướng này sẽ là tất yếu và lâu dài. Có nghĩa rằng “cơ hội vàng” của cây mía nói riêng và công nghiệp mớa-đường thế giới nói chung, sẽ khác với cơ hội của sốt giá vàng hay sốt giá dầu mỏ mấy năm gần đây. Cũng có nghĩa rằng mấy năm vừa qua, nền nông nghiệp Việt Nam và cụ thể là ngành mía - đường nước ta đã để tuột mất “cơ hội vàng” này; Chẳng những thế, còn để xảy ra tình trạng mà nếu đã là người Việt Nam thì khó có thể chấp nhận được! Đó là: Việt Nam phải nhập khẩu đường, với số lượng lớn và mỗi năm một tăng. Nhưng, cơ hội này vẫn còn rất lớn; Và hy vọng Việt Nam chẳng

những sẽ sớm tự túc được đường, mà còn có khả năng trở thành nước xuất khẩu đường lớn, không phải là mong ước viển vông.

Tuy nhiên, việc tháo gỡ tất cả những bất cập trên, phải là nhiệm vụ của một chiến lược mía - đường mới, tích cực hơn, chứ không chỉ đơn thuần và hạn hẹp như “chương trình một triệu tấn đường” đầy tai tiếng trước đây.

Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết như vậy tại Hội nghị toàn thể của Hiệp hội vừa qua. Khi cung trong nước luôn vượt cầu, ngành mía đường lấn bấn trước hai lối thoát: hạn chế sản lượng hay xuất khẩu số dư thừa? Và phương án xuất khẩu đã được lựa chọn. Sẽ có một công ty cổ phần của Hiệp hội ra đời để lo việc này.

Hiệp hội Mía đường cho biết, theo đăng ký của 44 nhà máy, công ty đường cả nước, sản lượng đường công nghiệp năm 2003 sẽ đạt 962.000 tấn. Cộng với lượng sản xuất thủ công (khoảng 200.000 tấn), và 156.500 tấn đường tồn kho từ vụ trước, tổng cung sẽ là trên 1,2 triệu tấn. So với nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngành mía đường sẽ sẽ dư thừa 200.000-300.000 tấn đường.

Xuất khẩu sẽ khôi phục giá?

Lý do chính khiến Hiệp hội quyết định xuất khẩu đường không chỉ do sản lượng dư thừa. Theo lập luận của ngành, từ tháng 12/2002 đến nay, giá đường trong nước và cả trên thế giới liên tục sụt giảm (khoảng 25%) và khối lượng lưu thông rất hạn chế. Chính điều này mới là nguy cơ đe dọa, đẩy ngành mía đường trượt dài trên con đường thua lỗ.

Báo Người lao động đưa tin, theo một quan chức Bộ NNN-PTNT, 38/45 nhà máy chế biến đường trên cả nước đang thua lỗ gần 3.000 tỷ đồng, với 5 DN

có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân là nhiều nhà máy thiếu quy hoạch đầu tư vùng nguyên liệu và không ký hợp đồng mua mía với nông dân.

Do thiếu nguyên liệu, hầu hết các nhà máy hoạt động với công suất thấp. Thậm chí, Nhà máy Đường Linh Cảm 3 vụ liên tiếp chỉ hoạt động với 3-7% công suất; Nhà máy Đường Quảng Bình 10-27% công suất... Mặt khác, do năng suất mía chỉ đạt trung bình là 50 tấn/ha, bằng 75% năng suất trung bình thế giới, trữ đường mía thấp, làm giá thành tăng thêm 300.000-600.000 đồng/tấn đường. Do các yếu tố bất lợi trên, giá bình quân đường sản xuất trong nước là 7.180 đồng/kg, tương đương 472 USD/tấn, cao gấp 1,65 lần Ấn Độ, gấp 1,88 lần của Thái Lan.

Có thể nói việc xuất khẩu cũng góp phần quan trọng giúp DN làm quen với hội nhập, đặc biệt là khi chúng ta bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế theo lộ trình AFTA. Từ đó, cải tiến công nghệ, chất lượng chất lượng đường.

Xuất khẩu như thế nào?

Tại hội nghị trên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã trình bày các phương án xuất khẩu: 100.000, 200.000 và 300.000 tấn; tiếp đó, đưa ra dự báo về giá đường nội địa tương ứng. Phương án 2, tức mức xuất khẩu 200.000 tấn, được xem là khả thi nhất, mặc dù mức giá bình quân trong nước và xuất khẩu (3.870 đồng/kg) chưa tháo gỡ hết khó khăn tài chính. Một số nhà máy vẫn lỗ. Song, đây là việc làm cần thiết tạo điều kiện cho các nhà máy vượt lên và phát triển trong những năm tới.

Hiệp hội Mía đường tính toán, nếu xuất khẩu được 200.000 tấn đường, tổng doanh thu nội địa và xuất khẩu sẽ đạt 4.201 tỷ đồng; trong đó, xuất khẩu đạt

626 tỷ đồng. Rõ ràng, nhờ xuất khẩu số đường này, 800.000 tấn đường còn lại sẽ được giữ được mức giá như dự kiến.

Trong thời gian chuẩn bị thủ tục thành lập Công ty cổ phần thương mại đầu tư phát triển mía đường Việt Nam - đơn vị thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu (dự kiến sẽ hoạt động trong tháng 6), Hiệp hội Mía đường đề nghị giao cho một đơn vị có điều kiện nhất định trong Hiệp hội đảm nhận việc xuất khẩu này; hoặc tổ chức đấu thầu cho những đơn vị nào có điều kiện và giá mua vào để xuất khẩu hợp lý nhất, có lợi cho các thành viên.

Trước mắt, Hiệp hội sẽ giao cho 3 công ty tại ba miền: Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, Công ty Đường Quảng Ngãi và Công ty cổ phần đường Biên Hòa được phép xuất khẩu trước 50.000 tấn đường trong quý I/2003. Ba đơn vị này cũng đảm nhận việc mua lại số đường của những DN bán dưới giá quy định của Hiệp hội. Quy định này có hiệu lực chậm nhất là 20/1 tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và xuất khẩu mía đường (Trang 30 - 34)