THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN ĐƯỜNG CỦA VIỆT NAM NHỮNG

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và xuất khẩu mía đường (Trang 25 - 30)

NHỮNG NĂM QUA.

SẢN LƯỢNG ĐƯỜNG CỦA VIỆT NAM.

Đơn vị: triệu tấn NĂM 2002 2003 2004 2005 2006 2007 SẢN LƯỢNG 1,2 1,318 0,601 1,244 1,5 1,42 DỰ BÁO 2010: 1,5 triệu tấn. TẦM NHÌN 2020: 2,1 triệu tấn.

1. Tình hình sản xuất mía đường giai đoạn 2001 - 2005:

Cách đây chỉ vài ba năm, khi nhắc tới mía, đường Việt Nam, nhiều người liên tưởng ngay đến một ngành đang hụt hơi, đuối sức trong cơ chế thị trường. Sẽ không ngoa nếu đưa ra lời ví von: Mía, đường vốn ngọt, nhưng người nông dân trồng mía, người công nhân làm ra đường và nhiều doanh nghiệp sản xuất đã thực sự ngấm “ vị đắng “ trên đồng ruộng, thương trường....

Quá trình đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp giai đoạn 2001-2005, có khoảng 20 tổng công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả thấp, có lỗ luỹ kế lớn, khó khăn về tài chính.Trong 6 tổng công ty mất toàn bộ vốn nhà nước thì ngành nông nghiệp “ đóng góp “ tới 4, hai trong số đó là Tổng công ty Mía đường I và Tổng công ty Mía đường II.

Có thể nói, vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, việc đầu tư cho lĩnh vực mía, đường bỗng thành phong trào tại nhiều địa phương, hàng chục nhà máy được xây dựng mới hoặc đầu tư tăng năng lực sản xuất. Chính sự thiếu quy hoạch tổng thể mà có người coi đó nh mét “ hội chứng đầu tư “ , góp thêm chất liệu làm cho bức tranh mía, đường phủ màu mờ nhạt.

Trên thực tế, không chỉ có hai “ ông lớn “, rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ, mà tình trạng chung của các doanh nghiệp lúc đó là làm ăn không có hiệu quả. Chỉ riêng năm 2001, 33 doanh nghiệp mía, đường trong nước đã thua lỗ tới hơn 2.100 tỷ đồng. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến thảm trạng trên:

2. Thứ hai: do “ đường ngoại hại đường nội “. Thời điểm Êy, sản phẩm cùng loại từ các nước trong khu vực chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá lại rẻ như bèo tràn ngập thị trường. Vì thế, dù đã hạ giá thành đến mức lỗ vốn, sản phẩm các doanh nghiệp trong nước vẫn không sao chọi nổi với đường ngoại nhập....

Do đó, vào vụ 2002-2003 diện tích mía cả nước đạt 315.000 ha, sản lượng mía ước tính đạt 15,75 triệu tấn. Về công nghiệp chế biến, cả nước có 44 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế là 82.950 tấn mớa/ngày (TMN). Dự kiến niên vụ sản xuất này, các nhà máy ép được 10,5 triệu tấn mía, sản lượng đường công nghiệp ước đạt 880.000 tấn. Trong khi đó các cơ sở thủ công dự kiến sản xuất được 250.000 tấn (quy đường trắng loại I). Như vậy, tổng sản lượng đường cả nước đạt trên 1,1 triệu tấn.Trong đó, miền Bắc có 13 nhà máy hoạt động với tổng công suất thiết kế là 27.350 TMN. Dự kiến, các nhà máy tại miền Bắc sẽ ép khoảng 3,62 triệu tấn mía với sản lượng đường đạt 352 nghìn tấn. Miền Trung có 16 nhà máy hoạt động với tổng công suất thiết kế 24.450 TMN, dự kiến ép khoảng 2,5 triệu tấn mía và sản lượng đường đạt 240 ngàn tấn. Miền Nam có 15 nhà máy hoạt động với tổng công suất thiết kế 31.150 TMN, dự kiến ép khoảng 4,35 triệu tấn mía với sản lượng đường ước đạt 377 ngàn tấn. Như vậy, ước tính trong niên vụ 2002-2003, sản lượng đường công nghiệp của Việt Nam sẽ tăng khoảng 10%, hay 80 ngàn tấn so với cùng kỳ năm trước. Lượng đường tồn kho từ vụ 2001-2002 là 70.000 tấn. Tính chung lại, tổng lượng cung cấp đường có trong niên vụ 2002-2003 có thể đạt xấp xỉ 1,2 triệu tấn. Nếu theo dự báo thì mức tiêu thụ đường của cả nước trong năm 2003 sẽ vào khoảng trên 1 triệu tấn. Như vậy, niên vụ năm nay nhiều khả năng cung sẽ vượt cầu khoảng

100-200 ngàn tấn. Lượng đường dư thừa này là chưa tính đến khả năng đường nhập khẩu lậu vào nước ta, nhất là qua biên giới Tây Nam.

Bắt đầu từ năm 2004, nhà nước ta thực hiện quyết định số 28/2004/QĐ - TTg ngày 3/4/2004 đến nay 7 nhà máy đường đã ngưng hoạt động gồm: Việt Trì, Quảng Nam, Bình Thuận, Bình Dương, Trị An và Kiên Giang. Một số nhà máy đã chuyển sang vị trí khác có vùng nguyên lệu dồi dào như nhà máy đường Bình Dương chuyển sang xây dựng tại Hậu Giang: nhà máy đường Quảng Bình chuyển cho nhà máy đường Quảng Ngãi dự kiến sẽ xây dựng và mở rộng tại An Khê; nhà máy đường Bình Thuận bán cho mét tư nhân để khôi phục sản xuất....5 nhà máy đường dang trong quá trình chuyển đổi Sơn La, Kon Tum, Trà Vinh, Sóc Trăng, Thới Bình. Các nhà máy đường có vốn trong nước còn lại đều đã được cổ phần hoá trong đó một số nhà máy đường nhà nước vẫn còn nắm cổ phần với tỷ lệ cao. Chính nguyên nhân này, đã khiến cho sản lượng trong nước năm 2004 giảm xuống đáng kể chỉ còn 0,601 triệu tấn.

2.Tình hình sản xuất mía đường giai đoạn từ năm 2006 đến nay:

Niên vô 2006 – 2007, ngành mía đường đã có sự khởi sắc đáng khích lệ, lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước, hiện nay 90% các doanh nghiệp làm ăn có lãi. Ngành mía đường đã giành được những thắng lợi ngọt ngào. Tình hình cung cầu tương đối ổn định. Các nhà máy đã có sự chuẩn bị tốt trước khi vào vụ, bảo đảm được nguyên liệu để phát huy tới 94% công suất. So với vụ 2004 – 2005, diện tích mía tăng 45.000 ha ( khoảng 17% ), năng suất mía tăng 2,9 tấn/ha ( khoảng 7,6% ) sản lượng mía tăng 3,5 triệu tấn ( khoảng gần 26% ). Nhờ phát triển tốt vùng nguyên liệu, tổng lượng đường sản xuất vụ vừa qua đạt 1.244.000 tấn, trong đó sản xuất đường công nghiệp đạt

1.144.000 tấn, tăng 51,7% so với vụ trước. Các nhà máy sản xuất đã phối hợp tốt với nhau trong tiêu thụ, giữ giá cả ổn định, không để đường lậu tràn vào, giá mía đường tương đối hợp lý, tương xứng với các mặt hàng nông sản khác.

Cổ phần hoá: Phương thuốc đắc dụng…Từ năm 2005, hầu hết các nhà máy đường đã tiến hành cổ phần hoá. Nh công ty Cổ phần mía đường Cần Thơ vốn là doanh nghiệp nhà nước, được cổ phần hoá năm 2005. Hiện tỷ lệ vốn góp của nhà nước chỏ còn 29, phần còn lại là của 600 cổ đông khác, nhờ thế quyền chủ động của doanh nghiệp, của người lao động ( còng là các cổ đông ) được phát huy một cách tốt nhất.Công ty có tới 2 nhà máy sản xuất đường là nhà máy đường Vị Thanh ( công suất 3.500 tấn /ngày ) và nhà máy đường Phụng Hiệp ( công suất 2.500 tấn/ngày ). Niên vụ 2006 – 2007, công ty đạt doanh thu 600 tỉ đồng, nép ngân sách đều tăng, cổ tức của cổ đông đạt 30%, thu nhập người lao động tăng 20% so với niên vụ 2005 – 2006. Đáng chú ý, 100% sản phẩm đường do công ty sản xuất được tiêu thụ trong nước.

Theo giải thích của hiệp hội mía đường Việt Nam, thì sự lột xác của ngành mía đường có nguyên nhân chủ yếu từ việc tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi quyền sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Đến nay, trong tổng số 36 nhà máy sản xuất đường, thì có tới 28 nhà máy đã được cổ phần hoá.Khoảng 33 nhà máy 3 năm gần đây liên tục làm ăn có lãi.

Tuy đã đạt được những thành công nhất định, nhưng khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam vẫn còn thua kém rất nhiều so với nhiều nứơc khác đòi hỏi ngành mía đường phải có sự nỗ lực trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và xuất khẩu mía đường (Trang 25 - 30)