Kinh nghiệm của Pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (Trang 40 - 43)

II. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO

2.2. Kinh nghiệm của Pháp

Ở cộng hòa Pháp, giáo trình dạy bất cứ nghề nào bao giờ cũng được thiết kế với sự đóng góp của ba bên: nhà trường, doanh nghiệp và đại diện các cơ quan chuyên trách của chính phủ. Giáo trình sẽ được ủy ban quốc gia của ngành chuyên sâu có liên quan với thành viên là đại diện ba bên nói trên phê chuẩn và sau đó được sử dụng thống nhất trong cả nước. Thời gian sử dụng bộ giáo trình như vậy chỉ kéo dài trong 3 đến 5 năm. Sau đó, cùng với những thành tựu mới trong phát triển của khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất, giáo trình sẽ được biên soạn lại cho phù hợp với thực tiễn.

Cho đến nay, ở Pháp vẫn tồn tại hai cơ quan chủ yếu phụ trách công tác đào tạo nghề:

AFPA – hiệp hội đào tạo nghề cho người trưởng thành, trực thuộc Bộ

Lao động Xã hội và Đoàn kết. Tên gọi là hiệp hội nhưng thực chất là một tổ chức của nhà nước với gần 600 cơ sở trải rộng khắp nước Pháp, AFPA có 5.000 giáo viên đủ loại ngành nghề, 500 nhà giáo tâm lý học, 300 cán bộ nghiên cứu về khoa học sư phạm và dạy nghề. Nói về ngành chuyên sâu, AFPA có 3 trung tâm đào tạo lớn: Xây dựng dân dựng ở thành phố Toulouse, công nghiệp ở Lyon và các ngành dịch vụ ở Montreuil.

Đào tạo nghề ở Pháp thu hút nhiều chuyên gia tâm lý như vậy vì họ rất coi trọng vấn đề hướng nghiệp, thông qua trao đổi phỏng vấn để phát hiện sở trường, sở đoản, thái độ, hành vi nhằm hướng học viên tương lai các ngành nghề phù hợp nhất, từ đó họ có hướng phát triển tốt. Chỉ có các chuyên gia tâm lý mới làm việc này có hiệu quả. Và ở Pháp hầu hết các giáo viên là kỹ sư, kỹ thuật viên hoặc công nhân bậc cao xuất thân từ các xí nghiệp, rất giàu kinh nghiệm thực tiễn. Để trở thành giáo viên dạy nghề họ được tham dự các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thật bài bản. Hơn nữa, điều kiện việc làm của giáo viên rất thuận lợi. Một giáo viên có diện tích làm việc từ 16 – 20 m2, bàn máy tính nối Internet; thư viện với các tài liệu nghe, nhìn, phòng thí nghệm. Một tổ giáo viên 4 – 5 người có phòng riêng để uống nước và sinh hoạt cá nhân…

Ngoài AFPA, còn có AFPI – hiệp hội đào tạo của ngành công nghiệp. Đây là tổ chức dạy nghề tư nhân do giới chủ thiết lập nhằm đáp ứng rất nhanh nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Một số cơ sơ của AFPI có cơ sở vật chất kỹ thuật rông hơn của AFPA .

Nguồn tài chính dành cho dạy nghề của Cộng hòa Pháp được tài trợ từ 4 kênh: Doanh nghiệp, chính phủ, quỹ đào tạo nghề, của công đồng Châu âu và

ngân sách của vùng. Cho đến những năm cuối thế kỷ 20, Chính phủ Pháp cấp cấp cho sự nghiệp dạy nghề hàng năm tới 2,5 tỷ đô la Mỹ. Các trung tâm dịch vụ việc làm công cũng được phân bổ 1,7 tỷ đô la Mỹ.

Ở Pháp có 5 cấp trình độ đào tạo nghề: Công nhân lành nghề, kỹ thuật viên, kỹ thuật viên cao cấp, kỹ sư thực hành và cán bộ quản lý. Đối tượng đào tạo có thể là người chưa từng được học nghề bao giờ, là người đã có nghề, nay cần nâng cao tay nghề cho phù hợp với công nghệ mới; hoặc đào tạo theo yêu cầu đột xuất của thị trường. Trừ các lớp đào tạo ngắn hạn theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, các lớp đào tạo nghề thường là 11 tháng, lâu nhất là 2 năm. Đào tạo kỹ sư thực hành có thể từ 3 năm trở lên. Chương trình học chỉ tập trung vào kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng hành nghề, không có các môn phụ trợ như: ngoại ngữ, tin học, chính trị….Học sinh không phải đóng bất cứ lệ phí gì, nhiều em còn được cấp thêm học bổng. Nhiều trường có ký túc xá; thậm chí có những ký túc xá, phòng ở của học sinh rất tiện nghi “không kém khách sạn 2 sao”, tính bình quân mỗi học sinh được đầu tư khoảng 10.000 Euro.

Vì rất chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nên khi thực tiễn sản xuất có máy gì, Nhà nước và doanh nghiệp đều cố gắng cung cấp cho nhà trường máy móc thiết bị tương tự cho học sinh thực tập. Ngoài ra, các công ty chế tạo thiết bị, công cụ sản xuất cũng tranh thủ tiếp thị bằng cách tặng quà hoặc bán rẻ các loại máy móc của mình cho nhà trường.

Điều đặc biệt chú ý là số học sinh của một lớp chỉ dao động từ 10 – 12 người và đảm bảo khi xuống xưởng thực tập, một học sinh đứng một máy, thao tác liên tục từ 6 - 8 giờ/1 ngày. Ngay tại xưởng có thư viện nghe nhìn, học sinh tự tìm hiểu, tự giải đáp thắc mắc khi thao tác và gia công chi tiết. Do vậy, theo báo cáo của Bộ Lao động Xã hội và Đoàn kết, trên 90% học sinh ra trường đã có công ăn việc làm, tay nghề vững vàng, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của nước Cộng hòa Pháp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (Trang 40 - 43)