Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (Trang 39 - 40)

II. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO

2.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức

Là một nước có trình độ cao về giáo dục – đào tạo, Cộng hòa Liên bang Đức(CHLB Đức) có các ngành kinh tế dựa trên tri thức chiếm tỷ trọng cao (50%). Năm 1998, nước này có 80 triệu dân, số trong độ tuổi lao động khoảng 30 triệu, trong đó chỉ có 5% lao động trong độ tuổi lao động không qua đào tạo.

Để có được kết quả trên, Chính phủ nước này đã có sự quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp đào tạo, trong đó có công tác dạy nghề rất được trú trọng. Luật pháp quy định trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng với người học nghề và người sử dụng lao động, phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục đào tạo nghề theo hướng thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo và loại hình nghề. Với việc kết hợp lý thuyết với học nghề tại cơ sở sản xuất và công sở.

Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo thực hành tay nghề cho người học nghề. Sau khi học lý thuyết thì được đào tạo thực hành ngay tại xưởng sản xuất dưới sự hướng dẫn của giáo viên thực hành và được tiếp cận với trang thiết bị công nghệ mới. Với phương pháp dạy này khi ra trường họ hoàn toàn có thể làm tốt công việc của mình mà không ngỡ ngàng trước máy móc thiết bị của doanh nghiệp.

Luật giáo dục Công hòa Liên bang Đức Bắt buộc người lao động phải qua đào tạo nghề. Gần 2/3 thanh niên Đức từ 16 – 19 tuổi sau khi học xong lớp 10 đều tham gia chương trình học nghề 3 năm. Học sinh phải đến trường 12 năm trong đó ít nhất phải tập trung trong trường 9 năm, còn 3 năm học ở trường nghề với thời gian không đầy đủ. Do đó, học sinh tốt nghiệp đã có trình độ hiểu biết nhất định về một nghề nào đó. Điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ cho học sinh sau này. Đặc biệt, chất lượng

đào tạo cao do thời gian đào tạo từ 3 – 3,5 năm và chú trọng đến thực hành nhiều hơn lý thuyết.

Bên cạnh đó, Đức đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, doanh nghiệp, hội thương mại, công đoàn các cơ quan nhà nước, Chính phủ về đào tạo nhân lực. Học sinh dễ dàng được tiếp xúc với máy móc thiết bị và được thực hành tại các xưởng sản xuất của doanh nghiệp. Người học nghề có quyền lựa chọn nơi học tập, ký kết hợp đồng học tập với trường nơi họ đăng ký. Khi khóa học kết thúc, người học nghề phải qua kỳ thi sát hạch cuối cùng của hội đồng, trong đó có người chuyên môn cao làm việc tại các cơ sở đào tạo.

Về chất lượng giáo viên: Giáo viên phải tốt nghiệp Đại học ít nhất 4 năm, qua thực tế làm việc tại xưởng 6 tháng và có thời gian thực tế tại trường, nơi sẽ tham gia đăng ký dạy là 5 tuần. Tiêu chuẩn quan trọng nhất là giáo viên phải có trình độ lý thuyết và kinh nghiệm cao.

Trong những năm 90 các ngành kinh tế Đức đã chi khoảng 15 tỷ USD hàng năm cho đào tạo nghề và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động. Nguồn kinh phí cho giáo dục đào tạo nghề từ doanh nghiệp, gia đình học viên… Chính vì vậy mà Đức là nước có đào tạo nghề phát triển nhất thế giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (Trang 39 - 40)