Môi trường đào tạo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (Trang 34 - 37)

I. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

1.4.8. Môi trường đào tạo

Môi trường đào tạo bao gồm tất cả các vấn đề bên trong và bên ngoài cơ sở tổ chức đào tạo có tác động gián tiếp đến quá trình đạt được mục tiêu đào tạo.Có thể xác định một số vấn đề chính như sau:

- Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo, có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Thực tế cũng cho thấy trong những năm thập kỉ 80 của thế kỉ XX khi nền kinh tế của nước ta đang trong thời kì khủng hoảng, nhu cầu CNKT, NVNV cũng giảm theo. Điều đó đã tác động và làm cho hệ thống các trường dạy nghề cũng suy giảm. Đến năm 1996 khi nền

kinh tế nước ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng và có mức tăng trường khá thì nhu cầu công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi công tác dạy nghề phải phát triển theo.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Sự chuyển dịch này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp xây dung và dịch vụ.

- Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

Trong tình hình hiện nay chất lượng lao động là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại trong cạnh tranh quốc tế .

Trong những năm gần đây, Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi trong cạnh tranh. Một trong những nguyên nhân được xác định đó là vấn đề lao động. Chúng ta vừa thừa, vừa thiếu lao động; thừa lao động phổ thông, chưa qua đào tạo và thiếu lao động chất lượng cao, được đào tạo bài bản.

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng lao động nước ta đang là một đòi hỏi cấp thiết. Chất lượng lao động chỉ có thể được nâng cao thông qua quá trình giáo dục đào tạo, trong đó đào tạo nghề là một hoạt động quan trọng góp phần cải thiện chất lượng lao động nói chung và lao động nông thôn tại Việt Nam nói riêng.

- Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề

Ở nước ta, công tác giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng đã được Đảng và Chính phủ rất quan tâm.

Nghị quyết hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (12/1996) đã đánh giá: “Giáo dục chuyên nghiệp nhất là đào tạo công nhân kĩ thuật có lúc suy giảm mạnh mất cần đối lớn về cơ cấu trình độ trong đội ngũ

lao động ở nhiều nghành sản xuất. Quy mô đào tạo nghề hiện nay vẫn còn quá bé nhỏ ,trình độ,thiết bị đào tạo lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu CNH HĐH”. Từ đó, nghị quyết đã đưa ra chủ trương là đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề, tăng quy mô học nghề, tăng cường đầu tư củng cố và phát triển các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, xây dung một số trường trọng điểm, đào tạo công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất khẩu lao động.

Qua đó, có thể thấy đây là một trong những thế mạnh giúp cho hoạt động đào tạo nghề được quan tâm nhiều hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề đối với lao động nông thôn.

- Các yếu tố dân số

Quy mô và cơ cấu dân số quyết định đến số lượng, quy mô và cơ cấu của các trường dạy nghề. Nước có cơ cấu dân số trẻ thì mạng lưới dạy nghề phải lớn còn những nước có quy mô dân số vừa và nhỏ thì phát triển những trường dạy nghề mang tính chuyên sâu. Qua đó cũng có thể thấy cơ cấu dân số cũng là một trong những yếu tố ảnh gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.

- Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề

Nhìn chung, sau khi kết thúc một quá trình đào tạo người học sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để có thể làm việc trong lĩnh vực mình đào học. Tại Việt Nam, việc đi học không dừng lại ở việc kiếm một việc làm để có thu nhập; mà xã hội thường tiềm vọng việc đi học sẽ tạo ra cơ hội, tiền đề để có những bước thăng tiến vượt bậc trong tương lại. Chính vì vậy, việc học đại học trở thành bước đi đầu tiên của việc thực hiện ước mơ lớn trong cuộc sống; là niềm tự hào của người học và gia đình.

Trong khi đó, việc học nghề được hiểu là bước đi đầu tiên cho quá trình trở thành một công nhân, một người thợ và một người làm thuê...

Giữa hai luồng quan điểm cùng tồn tại như trên, dễ dàng nhận ra rằng đào tạo nghề rất khó thu hút được những người học có khả năng, mà tập trung những người có năng lực hạn chế, những người coi học nghề là lựa chọn thứ yếu trong các sự lựa chọn học tập của họ.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề phải dần xóa bỏ được những định kiến về đào tạo nghề. Làm được điều đó vừa thu hút được người học có khả năng để bồi dưỡng đào tạo nhân tài, đồng thời thu hút được nguồn lực đầu tư từ người học và gia đình người học; tạo sự cân bằng hơn trong đào tạo nguồn nhân lực chung cho nền kinh tế; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (Trang 34 - 37)