Một số hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (Trang 25 - 28)

I. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

1.3.1. Một số hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề

Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo nghề, nghề đối với lao động nông thôn nói riêng được xem xét tùy theo từng góc độ. Có nhiều quan điểm khác nhau về tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nói chung, nhưng đều xuất phát từ luận giải về chất lượng đào tạo.

Theo cách nhìn của Lê Đức Ngọc “tại Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội”: Chất lượng đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Những năng lực đó gồm: Khối lượng, nội dung, trình độ kiến thức được đào tạo và kỹ năng thực hành, năng lực nhận thức, năng lực tư duy cùng những phẩm chất nhân văn được đào tạo.

Cùng với quan điểm trên, có tác giả đã cho rằng nội hàm của chất lượng đào tạo được thể hiện:

1) Hệ thống tri thức:

- Khối lượng tri thức được học. - Trình độ kiến thức.

- Nội dung kiến thức.

2) Trình độ nhận thức sau khó học: - Biết. - Hiểu. - Ứng dụng. - Phân tích. - Tổng hợp. - Đánh giá. - Chuyển giao. - Sáng tạo.

3) Về kỹ năng được đào tạo: - Bắt chước.

- Thao tác. - Phối hợp. - Tự động hóa.

4) Về năng lực tư duy: - Tư duy cụ thể.

- Trình độ tư duy lôgic. - Trình độ tư duy hệ thống. - Trình độ tư duy trừu tượng. 5) Phẩm chất nhân văn: - Khả năng hợp tác. - Khả năng thuyết phục. - Khả năng quản lý.

Có thể nhận thấy, 5 tiêu chí trên thể hiện nội hàm của chất lượng đào tạo, là mục tiêu mà các nhà trường, cơ sở đào tạo tại Việt Nam hướng tới.

Việc đánh giá chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất vật chất nói chung đã khó, lại càng trở lên khó hơn khi đánh giá chất lượng sản phẩm từ quá trình đào tạo. Bởi không chỉ đánh giá sau khi hoàn thành công đoạn đào tạo (sau khi người học kết thúc khóa học và tốt nghiệp), mà phải đánh giá cả quá trình sau khi đào tạo, hoặc phải thông qua hiệu quả công việc mà họ đảm nhận sau khi ra trường.

Đối với mỗi cơ sở đào tạo, chất lượng đào tạo trở thành yếu tố sống còn cho sự tồn tại và phát triển trong tương lai.

Trong nền kinh tế thị trường, với mỗi trình độ khác nhau yêu cầu về chất lượng mỗi ngành nghề, mỗi cơ sở đào tạo cũng khác nhau nhưng điều đáng quan tâm là mặc dù ở trình độ nào (cao hay thấp) thì cũng phải đạt chuẩn về chất lượng mà khách hàng yêu cầu (khách hàng của quá trình đào tạo là xã hội nói riêng và người học, gia đình người học, người sử dụng lao động nói riêng). Do đó, nhiệm vụ quan trọng là phải xác định được chuẩn của mỗi

ngành, nghề, trình độ đào tạo; cụ thể là xác định được chuẩn chất lượng cho các bậc học, các ngành, nghề học khác nhau.

Đối với lĩnh vực đào tạo nghề, tiêu chí để đánh giá chất lượng được xem xét qua một số yếu tố như sau:

Theo quan niệm về chất lượng đầu ra

Theo quan niệm này, để đánh giá chất lượng của đào tạo nghề người ta dựa vào các tiêu chí sau:

- Phẩm chất xã hội, nghề nghiệp (Đạo đức, ý thức, trách nhiệm). - Sức khỏe.

- Kiến thức, kỹ năng. - Năng lực hành nghề.

- Khả năng thích ứng với thị trường lao động.

- Năng lực nghiên cứu và khả năng phát triển nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp.

Các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng theo Bloom được phân thành các mức nhất định:

Bảng 1 : Phân loại mức kiến thức, kỹ năng theo Bloom

Mức chất lượng Kiến thức Kỹ năng

Biết Bắt chước

Trung bình Hiểu Hình thành kỹ năng ban đầu (theo chỉ dẫn) Trung bình khá Vận dụng Hình thành kỹ năng cơ bản (độc lập) Khá Phân tích/tổng hợp Liên kết, phối hợp kỹ năng

Tốt Đánh giá Hình thành kỹ xảo

Rất tốt Phát triển/sáng tạo Phát triển/sáng tạo

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

Quan điểm của ILO là xem xét chất lượng trên cơ sở các đầu vào của quá trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng, quan điểm này dựa

trên nguyên lý: Với điều kiện đầu vào tốt và đảm bảo cho quá trình đào tạo tốt sẽ tạo ra sản phẩm tốt.

Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo trường dạy nghề, theo ILO có 9 nhóm, bao gồm:

Bảng 2: Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề theo ILO

TT Nhóm tiêu chí Điểm tối đa

1 Các tiêu chí về tôn chỉ mục đích 25

2 Các tiêu chí về tổ chức quản lý 45

3 Các tiêu chí về chương trình đào tạo 135 4 Các tiêu chí về cán bộ quản lý và giáo viên 85 5 Các tiêu chí về thư viện và học liệu 25

6 Các tiêu chí về tài chính 50

7 Các tiêu chí về khuôn viên và cơ sở hạ tầng 40 8 Các tiêu chí về xưởng thực hành, thiết bị đầu tư 60

9 Các tiêu chí về dịch vụ học sinh 35

Tổng điểm 500

Các tiêu chí được xem xét và đánh giá với các mức điểm khác nhau. Trường, hay cơ sở dạy nghề nào có mức điểm đánh giá càng cao thể hiện chất lượng đào tạo càng cao.

Sản phẩm trong quá trình đào tạo là sản phẩm đặc biệt. Với ý nghĩa rộng đó là nhân cách người lao động mà trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm đáp ứng được thị trường lao động. Sản phẩm này sẽ tạo ra mọi sản phẩm khác cho xã hội, nó luôn tự vận động, tự phát triển. Do vậy, có thể nói đây là sản phẩm quý giá nhất trong mọi sản phẩm (Chất lượng đào tạo toàn diện trong nhà trường được đánh giá qua các mặt: Phẩm chất và năng lực của người học sinh, được biểu hiện qua mục tiêu đào tạo, kiến thức, kỹ năng và thái độ so với chuẩn quy định).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w