Phòng kinh doanh Phòng giao vậnPhòng hành chính nhân sựPhòng Kế toán
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật tại công ty TNHH 1 TV Ngọc Thạch.
ty TNHH 1 TV Ngọc Thạch.
Để hạn chế và tiến tới xóa bỏ vi phạm pháp luật về HĐLĐ thì cách tốt nhất là phải xóa bỏ được những nguyên nhân của các vi phạm đó. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
Thứ nhất là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động nói
chung, pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng cho NLĐ.
Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục PLLĐ cần có sự tìm hiểu về thái độ của NLĐ đối với PLLĐ, họ hiểu PLLĐ như thế nào? PLLĐ có vai trò gì trong công việc và cuộc sống của họ?... Có thể nói, phần lớn NLĐ thường cho rằng “pháp luật” là những mệnh lệnh mà người ta cần phải tuân thủ, là hình phạt, là trừng trị… người khác thì cho rằng, pháp luật chỉ là để giải quyết các tranh chấp. NLĐ thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào tình thế sự việc miễn cưỡng, lợi ích bị xâm hại… dính líu tới pháp luật (kiện cáo, tranh chấp, bị phạt, bị cưỡng chế…). Bởi vậy, khi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần giải thích, phân tích cho NLĐ hiểu được rằng PLLĐ không chỉ bao gồm các quy định cưỡng chế, thực thi pháp luật, biện pháp giải quyết tranh chấp. PLLĐ còn bao gồm các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Việc tìm hiểu về PLLĐ sẽ giúp họ thêm hiểu biết để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách chính đáng mà không vi phạm pháp luật. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động sẽ nâng cao nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật của các ben trong QHLĐ. Từ việc hiểu biết được pháp luật về đơ phương chấm dứt HĐLĐ, NLĐ và NSDLĐ sẽ chấm dứt HĐLĐ đúng căn cứu, thủ tục và sẽ tự bảo vệ mình khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng sẽ hạn chế tình trạng sa thải trái pháp luật hiện nay của công ty.
Để tăng cường hiệu quả tuyền truyền, giáo dục pháp luật lao động cho NLĐ có thể thực hiện kế hoạch tổ chức Hội thi tìm hiểu Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012 .
Thứ hai là, lập ra phòng pháp chế,tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho
NLĐ. Đặc biệt là tổ chức công đoàn bởi nó có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng trong công ty và với NLĐ:
Lợi ích cho người lao động
• Công đoàn cơ sở tham gia giám sát doanh nghiệp trong việc ký kết Hợp đồng lao động cho người lao động.
• Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp cùng doanh nghiệp xây dựng thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, đôn đốc doanh nghiệp mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.
• Công đoàn là nơi giải quyết những khúc mắc của người lao động với doanh nghiệp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp trong việc tổ chức bữa ăn ca cho người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn còn đóng góp ý kiến với doanh nghiệp về môi trường làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động; đề nghị doanh nghiệp kiểm tra lại hệ thống thông gió, chống nóng, hạn chế tiếng ồn và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động theo đúng công việc cho người lao động.
Và lợi ích cho doanh nghiệp
Công đoàn cơ sở tham gia hỗ trợ người sử dụng lao động xây dựng nội quy lao động, bảng lương, thỏa ước lao động tập thể.
Khi doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu hoặc cải tiến công nghệ, công đoàn có thể giúp doanh nghiệp sắp xếp lao động một cách hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn lực lao động, cũng như chấm dứt hợp đồng lao động đối với những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Đã có rất nhiều trường hợp, do thiếu tổ chức công đoàn cơ sở, hoặc có nhưng bị xem nhẹ, nhiều doanh nghiệp đã miễn cưỡng giải quyết tranh chấp như phải nhận người lao động trở lại làm việc (trong trường hợp bị thua kiện). Nghiêm trọng hơn là những vụ đình công lôi kéo thêm nhiều người khác tham gia đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho Doanh nghiệp.
Khi có tranh chấp xảy ra như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, đình công… công đoàn cơ sở sẽ tổ chức đối thoại nhằm dung hòa lợi ích của người lao động với người sử dụng lao động trên tư cách là một chủ thể độc lập, trung gian giải quyết tranh chấp lao động.
Khi có tổ chức công đoàn, doanh nghiệp sẽ có "người" giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ của người lao động, từ đó sẽ hạn chế mạnh tai nạn lao động, công nhân hoặc người lao động bỏ việc, làm việc không hết trách nhiệm, không tôn trọng cam kết, thoả ước lao động...
Thứ ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật
trong vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Để thực hiện được điều này, trước tiên cần bổ sung và nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho lực lượng thanh tra Nhà nước về lĩnh vực lao động. Bên cạnh đó xây dựng cơ chế giám sát việc tuân theo pháp luật lao động nói chung và pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng cũng là một vấn đề mà Nhà nước đặc biệt quan tâm. Do vậy, việc tích cực công tác kiểm tra, thanh
tra là rất cần thiết để phát hiện kịp thời các trường hơp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, kịp thời xử lý vi phạm.
Thứ tư là, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của NLĐ; nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật lao động của NLĐ và NSDLĐ. Bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là do ý thức pháp luật của các chủ thể khi tham gia quan hệ lao động chưa cao, tầm hiểu biết còn hạn chế. Bởi vì đó là nguồn lực đã, đang và sẽ tham gia quan hệ lao động với tư cách NLĐ hoặc NSDLĐ. Sự hiểu biết của họ về pháp luật là cần thiết.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật lao động ở nước ta đã và đang từng bước được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh từ thực tiễn quan hệ lao động mang yếu tố thỏa thuận trong nền kinh tế thị trường. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật lao động trong thời gian qua cũng đã được chú trọng. Pháp luật lao động ngày càng phát huy vai trò điều chỉnh của mình trong trong đời sống lao động xã hội, góp phần không nhỏ vào việc hình thành và bình ổn thị trường lao động, thúc đẩy nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, giải phóng sức lao động và lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một cách khách quan rằng vi phạm pháp luật lao động, trong đó phải kể tới tình trạng vi phạm pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ hoặc NSDLĐ đã và đang làm phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên tham gia quan hệ lao động. Việc đơn phương chấm dứt trái pháp luật này có thể do vi phạm căn cứ chấm dứt, thủ tục chấm dứt hoặc những thủ tục khác theo quy định của pháp luật. Nhưng dù là chủ thể nào vi phạm hay vì bất cứ một lý do gì thì việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi ích của chính NLĐ, NSDLĐ, từ đó xâm phạm tời lợi ích của Nhà nước và toàn xã hội. Giải quyết tình trạng đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật không phải là một vấn đề đơn giản, vì thế đòi hỏi sự nỗ lực từ các chủ thể trong quan hệ lao động, các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Trên cơ sở nghiên cứu về đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và hậu quả pháp lý, khóa luận đã đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật về đơn phuơng chấm dứt HĐLĐ. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải phù hợp với yên cầu của nền kinh tế thị trường Việt Nam cũng như đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và thế giới.