Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2012 và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH 1 TV Ngọc Thạch” (Trang 31 - 35)

Phòng kinh doanh Phòng giao vậnPhòng hành chính nhân sựPhòng Kế toán

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ.

Để có nhiều tư liệu phân tích, so sánh, em chọn pháp luật lao động một số quốc gia mang tính gợi mở đối với pháp luật nước ta về chấm dứt HĐLĐ. Trong đó, các quốc gia có lịch sử lập pháp lâu đời, rất phát triển với kỹ thuật lập pháp cao, nhất là hệ thống pháp luật lao động và an sinh xã hội như Cộng hòa liên bang Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc…Trung Quốc, Nga có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường…Ngoài ra, em chọn Thái Lan, Singapore và Malaysia là các quốc gia điển hình

trong khu vực Đông Nam Á để so sánh một số quy định về chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật các quốc gia này. Bởi, họ có các đặc điểm về vị trí địa lý, sự phát triển về kinh tế, xã hội, cũng có cơ cấu dân số trẻ đang trong độ tuổi lao động và đều là các quốc gia có thị trường lao động đa dạng, linh hoạt… khá tương đồng với Việt Nam. Ngoài ra, các nước này có nền lập pháp phát triển, hệ thống pháp luật lao động tương đối hoàn thiện, trong đó có pháp luật về chấm dứt HĐLĐ. Những nội dung pháp luật mà khóa luận kiến nghị hoàn thiện cụ thể như sau:

Một là, cần sửa đổi, bổ sung nội dung về thời gian báo trước cho NSDLĐ của

lao động nữ mang thai khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phụ thuộc vào chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, đưa vào khoản 2 Điều 37 chứ không nên quy định dẫn chiếu tới Điều 156 của BLLĐ như hiện nay, vì sẽ phức tạp hơn khi vận dụng và phần nào hạn chế về kỹ thuật lập pháp. Nội dung điểm c khoản 2 Điều 37 nên quy định là: “Đối với trường hợp lao động nữ mang thai đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại điểm e khoản 1 Điều này, thời hạn báo trước cho NSDLĐ tùy thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định”.

Hai là, điểm c khoản 1 Điều 37 BLLĐ 2012 quy định trường hợp NLĐ được

quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi “bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động”. Lý do NLĐ bị ngược đãi, cưỡng bức lao động đã được quy định trong BLLĐ 1994, hành vi ngược đãi, cưỡng bức lao động được giải thích trong từ điển thuật ngữ luật học [99, tr.100], Công ước số 29 về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc của ILO ( Việt Nam phê chuẩn 05/3/2007). Hành vi quấy rối tình dục mới được bổ sung là rất hợp lý, mang tính bảo vệ cao đối với NLĐ cả về thể chất và tinh thần nhưng hiện nay chưa có văn bản nào quy định khái niệm hành vi quấy rối tình dục. Chúng tôi đề nghị một khái niệm như sau: “Quấy rối tình dục là hành vi dùng lời nói hay hành động mang tính chất gợi dục, hoặc hành vi khác về tình dục gây ảnh hưởng đến thể xác, tinh thần không được mong muốn của bất kỳ chủ thể nào”.

Ba là, bổ sung thêm quy định tại Điều 37 trường hợp NLĐ bị vi phạm điểm a, b,

c khoản 1 sẽ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ ngay mà không cần báo trước. Đây là trường hợp NSDLĐ vi phạm cam kết về những nội dung cơ bản nhất trong HĐLĐ, nếu NLĐ muốn chấm dứt HĐLĐ thì phải báo trước 03 ngày làm việc. Có thể thấy rằng, khi NLĐ đã bị đánh đập, nhục mạ, chà đạp danh dự hoặc bị xâm hại tình dục, hay bị ép buộc làm những công việc không phù hợp giới tính, trái mong muốn (điểm c khoản 1)…gây ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự mà NLĐ vẫn tiếp tục phải tiếp xúc, chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của NSDLĐ trong suốt 03 ngày tiếp theo, sau đó mới được chấm dứt HĐLĐ là không hợp lý. Chưa tính đến thời gian 3 ngày báo trước trùng ngày lễ, ngày nghỉ, Tết nguyên đán…thì thực sự thời gian này sẽ rất dài. BLLĐ

2012 nên bổ sung thêm điểm d khoản 2 Điều 37 quy định: “NLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong các trường hợp NSDLĐ vi phạm điểm a, b, c khoản 1 Điều 37 của Bộ luật này mà không phụ thuộc hình thức HĐLĐ”.

Bốn là, cần sửa đổi quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác

định thời hạn của NLĐ tại khoản 3 Điều 37 BLLĐ. 19 Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NSDLĐ, Nhà nước nên quy định chặt chẽ hơn theo hướng buộc NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn ngoài thời gian báo trước thì phải có lý do: “NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng phải có lý do và phải báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 Bộ luật này”. Cũng trong nội dung điều luật trên, hiệu quả nhất là sửa đổi: “NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng phải có lý do và phải báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này”

Năm là, quy định cụ thể về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ tại

điểm d khoản 1 Điều 37: “Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ”. Đây là một nội dung mang tính bảo vệ NLĐ cao mà không nhiều nước ghi nhận cụ thể trong luật. Theo em, cần đưa nội dung này vào văn bản hướng dẫn BLLĐ 2012 (theo thủ tục riêng) càng sớm càng tốt. Trong đó, có bổ sung nội dung như sau: “Bản thân NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc vợ (chồng); bố, mẹ, kể cả bố, mẹ vợ (chồng) hoặc con bị ốm đau từ 3 tháng trở lên có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc người bệnh cần phải được chăm sóc liên tục trong thời gian dài”. Việc cụ thể hóa các quy định nêu trên sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ trong QHLĐ, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục chấm dứt HĐLĐ và hạn chế tranh chấp có liên quan.

Sáu là, trong trường hợp NLĐ là trẻ em chưa đủ 15 tuổi bị đơn phương chấm dứt

HĐLĐ, pháp luật cần quy định thêm nghĩa vụ của người sử dụng phải thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó biết trước, ngoài nghĩa vụ thông báo cho NLĐ mới có giá trị. Vì vậy, rất cần các quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn và nên tách thành một điểm riêng trong khoản 2 để nhấn mạnh việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ chưa thành niên. Từ các phân tích trên, tác giả kiến nghị bổ sung như sau: “Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ

1. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ phải báo cho NLĐ, người đại diện theo pháp luật biết trước: d) Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ ký kết với NLĐ chưa thành niên.

Bảy là, quy định về việc NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối

với NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo Điều 38 BLLĐ khoản 1 điểm a cần được hướng dẫn cụ thể hơn như sau: “Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày NLĐ bị lập biên bản hoặc bị nhắc nhở bằng văn bản, nếu NLĐ lại tiếp tục không hoàn thành định mức lao động hoặc công việc được giao do yếu tố chủ quan thì NSDLĐ có quyền được đơn phương chấm dứt HĐLĐ”. Và cũng cần làm rõ các lý do được xem là “lý do bất khả kháng”. Nên quy định: “Lý do bất khả kháng khác là thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn, bão lụt và các lý do khách quan khác” sẽ phù hợp thông lệ chung của quốc tế.

Tám là, bổ sung quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ trong trường

hợp NLĐ cố tình cung cấp thông tin sai sự thật để có được việc làm mà công việc đòi hỏi phải đảm bảo các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ và những yêu cầu khác có liên quan trực tiếp. Có thể thấy, rất khó tồn tại QHLĐ lành mạnh nếu NLĐ không trung thực ngay khi nộp 20 hồ sơ để tham gia vào mối quan hệ đặc thù mà NSDLĐ rất cần đối tượng giao kết có nhân thân rõ ràng, bảo đảm các điều kiện đúng nhu cầu của NSDLĐ và quy định của pháp luật về điều kiện chuyên môn, tay nghề của NLĐ. Lúc này, NSDLĐ không còn tin tưởng ở phẩm chất, đạo đức của NLĐ nữa mà vẫn phải tiếp tục QHLĐ gượng ép thì chắc rằng cũng không đạt được hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, quy định này sẽ phù hợp với nội dung Điều 19 khoản 2 BLLĐ 2012: “NLĐ phải cung cấp thông tin cho NSDLĐ về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiế đến việc giao kết HĐLĐ mà NSDLĐ êu cầu”. Như vậy , Điều 38 BLLĐ nên bổ sung thêm khoản 1 điểm đ như sau: “NLĐ cung cấp thông tin sai sự thật để được tuyển dụng vào làm những công việc mà NSDLĐ yêu cầu phải đạt những điều kiện nhất định”. Tương tự, chúng tôi đề nghị bổ sung thêm khoản 1 điểm h Điều 37 như sau: “NSDLĐ không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về các vấn đề liên quan trực tiếp đến công việc trong HĐLĐ mà NLĐ yêu cầu”. Và cần có hướng dẫn thi hành cụ thể nội dung Điều 19 khoản 1, 2: “…và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết HĐLĐ mà NLĐ (NSDLĐ) yêu cầu”. Dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, Điều 18 nên bổ sung điều khoản quy định mức độ xử lý khi NLĐ cố tình cung cấp thông tin sai sự thật nhằm được tuyển dụng vào làm những vị trí, công việc buộc phải đảm bảo điều kiện nhất định. Như vậy, sẽ phù hợp với nguyên tắc xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, phù hợp với nội dung mà tác giả kiến nghị bổ sung thêm khoản 1 điểm đ Điều 38 BLLĐ như trên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2012 và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH 1 TV Ngọc Thạch” (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w