Các đề xuất, kiến nghị về kế toán bán hàng vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tuyết Phong

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại tuyết phong (Trang 59 - 66)

- Về tổ chức bộ máy kế toán

3.2.Các đề xuất, kiến nghị về kế toán bán hàng vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tuyết Phong

- Thứ nhất, Hoàn thiện hệ thống Tài khoản

Theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính, việc hạch toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại kế toán sử dụng các TK 5211 – Chiết khấu thương mại, 5212- Hàng bán bị trả lại, 5213- Giảm giá hàng bán.

Hiện nay công ty không sử dụng các tài khoản giảm trừ doanh thu. Để đảm bảo tuân thủ đúng chế độ kế toán, công ty nên đưa các tài khoản giảm trừ doanh thu TK 521 (1,2,3) vào hệ thống sử dụng tài khoản của công ty để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu, thể hiện đúng bản chất của nghiệp vụ về chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

Công ty mới chỉ chi tiết thành TK 511 thành TK cấp 2 là 5111 “Doanh thu bán hàng hóa” mà chưa chi tiết cho từng nhóm hàng, khó xác định được mặt hàng nào cho doanh thu và lợi nhuận cao, chiếm ưu thế. Các nhóm hàng chính của công ty là gạch xây dựng gồm gạch 6 lỗ tròn, gạch 6 lỗ vuông, gạch 4 lỗ tròn, gạch 4 lỗ vuông , sắt các loại phi 6, phi 8, phi 10 và xi măng các loại gồm xi măng Vissai PCB40 và Xi măng Vissai PCB30. Dựa vào đó nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời. vì vậy công ty nên mở TK chi tiết cấp 3 như sau:

TK 51111- “Doanh thu bán gạch 6 lỗ tròn” TK 51112- “Doanh thu bán gạch 6 lỗ vuông” TK 51113- “Doanh thu bán gạch 4 lỗ tròn” TK 51114- “Doanh thu bán gạch 4 lỗ vuông” TK 51115- “Doanh thu bán sắt Φ 6”

TK 51116- “Doanh thu bán sắt Φ 8” TK 51117- “Doanh thu bán sắt Φ 10”

TK 51118- “Doanh thu bán xi măng Vissai PCB40” TK 51119- “Doanh thu bán xi măng Vissai PCB30”

Đồng thời, TK 156 và TK 632 nên mở chi tiết theo dõi từng nhóm hàng thuận tiện cho việc theo dõi và xác định kết quả bán hàng của từng nhóm mặt hàng.

Cụ thể:

- Tài khoản 156 mở chi tiết cho TK cấp 2, 3 như sau: + TK 1561- Giá trị hàng hóa

TK 15611- “Doanh thu bán gạch 6 lỗ tròn” TK 15612- “Doanh thu bán gạch 6 lỗ vuông” TK 15613- “Doanh thu bán gạch 4 lỗ tròn” TK 15614- “Doanh thu bán gạch 4 lỗ vuông” TK 15615- “Doanh thu bán sắt Φ 6”

TK 15616- “Doanh thu bán sắt Φ 8” TK 15617- “Doanh thu bán sắt Φ 10”

TK 15618- “Doanh thu bán xi măng Vissai PCB40” TK 15619- “Doanh thu bán xi măng Vissai PCB30” + TK 1562- Chi phí mua hàng

- TK 632 mở chi tiết cho tài khoản cấp 2 như sau: TK 6321- “Doanh thu bán gạch 6 lỗ tròn”

TK 6322- “Doanh thu bán gạch 6 lỗ vuông” TK 6323- “Doanh thu bán gạch 4 lỗ tròn” TK 6324- “Doanh thu bán gạch 4 lỗ vuông” TK 6325- “Doanh thu bán sắt Φ 6”

TK 6326- “Doanh thu bán sắt Φ 8” TK 6327- “Doanh thu bán sắt Φ 10”

TK 6328- “Doanh thu bán xi măng Vissai PCB40” TK 6329- “Doanh thu bán xi măng Vissai PCB30”

Việc mở chi tiết các tài khoản doanh thu, giá vốn hàng bán theo dõi cho từng nhóm hàng giúp cho công ty biết được tình hình tiêu thụ, kết quả đạt được của từng nhóm hàng là căn cứ để tiếp tục kinh doanh các mặt hàng có lợi nhuận và ngừng kinh doanh các mặt hàng thua lỗ.

Để làm được những điều đó, kế toán cần bổ sung các TK nêu ở trên và danh sách các tài khoản sử dụng của công ty trong phần mềm kế toán. Khi có nghiệp vụ

kinh tế phát sinh liên quan, kế toán vào phần hành kế toán thích hợp để nhập số liệu.

- Thứ hai: Hoàn thiện hạch toán tại công ty

Hiện nay trong trường hợp phát sinh các khoản chiết khấu cho khách hàng mua với số lượng lớn, công ty thực hiện ghi nhận doanh thu theo giá bán đã giảm vào TK 5111, không ghi nhận vào TK 5211 “Chiết khấu thương mại”

Trường hợp khách hàng trả lại hàng, kế toán ghi giảm trực tiếp trên TK 5111, không ghi nhận vào TK 5212 “Hàng bán bị trả lại”

Việc ghi nhận đối với các khoản giảm trừ doanh thu là sai so với quy định trong chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng. Vì vậy, kế toán thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành như sau:

+ Trường hợp có phát sinh chiết khấu thương mại giảm trừ cho khách mua hàng với số lượng lớn, kế toán ghi:

Nợ TK 5211: Số CKTM cho khách hàng

Nợ TK 33311: Số thuế GTGT đầu ra tính trên khoản CKTM Có TK 111,112,131: Tổng số tiền phải giảm trừ

+ Trường hợp phát sinh giảm giá hàng bán, kế toán ghi:

Nợ TK 5213: khoản giảm giá cho khách hàng theo giá chưa thuế GTGT Nợ TK 33311: Số thuế GTGT đầu ra tính trên khoản giảm giá

Có TK 111,112,131:Khoản giảm giá theo gia thanh toán + Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại, kế toán ghi:

Nợ TK 5212: Doanh thu hàng bán bị trả lại chưa thuế GTGT Nợ TK 33311: Số thuế GTGT của hàng bị trả lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 111,112,131: Giá thanh toán của hàng bị trả lại

• Đối với hàng bán bị trả lại, nếu đơn vị chuyển về nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 156:Trị giá hàng bán trả lại nhập kho

Có TK 632: Giá vốn của số hàng bị trả lại

• Nếu đơn vị chưa chuyển về nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 157: Trị giá hàng gửi về doanh nghiệp

Có TK 632: Giá vốn của số hàng bị trả lại

+ Cuối kỳ kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi:

Nợ TK 5111: Giảm trừ doanh thu

Có TK 521 (1,2,3): Các khoản giảm trừ doanh thu - Thứ ba: Đẩy mạnh chính sách bán hàng

Nên có chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những khách hàng quen biết lâu năm hoặc những khách hàng lớn. Chẳng hạn công ty có thể giảm giá trị hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm nào đó nếu họ ký kết với công ty một hợp đồng có giá trị lớn hoặc thanh toán nhanh. Vào cuối quý công ty nên xác định xem khách hàng nào là lớn nhất để có một hình thức ưu đãi phù hợp. hoặc với một hợp đồng lớn thì có thể thưởng cho người ký hợp đồng hay người giới thiệu một tỷ lệ hoa hồng nào đó tùy theo giá trị bản hợp đồng.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, những hình thức ưu đãi hợp lý, linh họat trong bán hàng sẽ là công cụ rất mạnh mẽ để thu hút khách hàng, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận kinh doanh,

Công ty nên đẩy mạnh hơn nữa khâu tiếp thị nhằm đẩy mạnh khâu bán hàng bằng nhiều hình thức như quảng cáo, bảo hành và các dịch vụ sau bán, tư vấn tiêu dùng nhằm nâng cao tính cạnh tranh các mặt hàng kinh doanh trên thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với nhiều khách hàng, tăng khả năng thu lợi nhuận.

- Thứ ba: Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Theo số liệu thống kê tại công ty . Tổng số nợ phải thu của khách hàng tính tại thời điểm ngày 28/2/2015 là 30.678.000.000 đồng trong đó số nợ quá hạn trên hợp đồng là 11.765.000.000 đồng. Chúng ta thấy rằng, số nợ quá hạn phải thu hồi ở công ty là tương đối lớn, tuy nhiên thực tế công ty chưa tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Trong kinh doanh việc phát sinh các khoản nợ xấu là không thể tránh khỏi. Do vậy cần phải phân loại ghi chép chi tiết, quản lý chặt chẽ để thu hồi đúng hạn và tiến hành trích lập dự phòng khi có những khoản phải thu khó đòi phát sinh. Dự phòng phải thu khó đòi phát sinh là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán. Khoản này được trích lập vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Khoản dự phòng sẽ bù đắp những tổn thất có thể xảy

ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Thông tư 228/2009/TT- BTC đã đưa ra các quy định cụ thể về việc trích lập dự phòng:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

Công ty dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ khó đòi trên (hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, các chứng từ khác). Công ty có thể tiến hành trích lập dự phòng theo các mức sau:

• Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn theo các mức sau đây:

+ 30% giá trị đối với các khoản phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 1 năm đến dưới 2 năm + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên

• Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người mất tích, bỏ trốn đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

+ Để hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi kế toán sử dụng TK 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi”, theo Thông Tư 200/2014- BTC quy định:

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản

Bên Nợ:

- Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự

phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;

- Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra.

- Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ.

Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ.

Cuối niên độ căn cứ vào những bằng chứng đáng tin cậy thu thập được về các khoản nợ phải thu khó đòi (khách hàng bị phá sản…) doanh nghiệp xác định số dự phòng cần trích lập cho cho các khoản nợ này.

Nếu là năm đầu tiên trích lập, kế toán ghi: Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 2293: Dự phòng nợ phải thiu khó đòi

Các năm tiếp theo, so sánh số cần trích lập niên độ này với số dự phòng phải thu khó đòi đã lập ở cuối niên độ trước:

+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập niên độ này nhiều hơn số dự phòng đã lập ở cuối niên độ trước, phần chênh lệch được trích lập bổ sung dự phòng, kế toán ghi:

Nợ TK 642: Chi Phí quản lý doanh nghiệp Có TK 2293: Dự phòng nợ phải thu khó đòi

+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở cuối niên độ này ít hơn số dự phòng đã lập ở cuối niên độ trước, phần chênh lệch được hoàn nhập dự phòng, kế toán ghi:

Nợ TK 2293: Dự phòng nợ phải thu khó đòi Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong kỳ kế toánđối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334....(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường) Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)

Có các TK 131, 138, 128, 244...

Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Ví dụ:Tính đến ngày 31/12/2014 trong tổng số tiền còn phải thu của khách

hàng có số tiền của công ty Hà Nam được xác định là nợ khó đòi. Khi đó, công ty cần lập dự phòng cho năm tới như sau:

Nợ TK 642: 234.000.000 Có TK 2293: 234.000.000

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng vật liệu xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại tuyết phong (Trang 59 - 66)