Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí xây dựng công trình bưu điện bắc giang tại công ty cổ phần lắp máy cơ giới và xây dựng (Trang 34 - 37)

Để phù hợp với quy trình công nghệ, với đặc điểm ngành nghề kinh doanh, với đặc điểm của sản phẩm xây lắp là các công trình - hạng mục công trình có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty được xác định là các công trình, hạng mục công trình xây lắp, ở đây là công trình Bưu điện Bắc Giang.

Phương pháp hạch toán chi phí mà Công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp, có nghĩa là: Các chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp nếu phát sinh ở công trình - hạng mục công trình nào sẽ được hạch toán trực tiếp vào công trình - hạng mục công trình đó, còn các chi phí gián tiếp mà liên quan đến nhiều công trình - hạng mục công trình thì kế toán sẽ tập hợp và cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ chi phí đó theo những tiêu thức thích hợp. Để tiến hành tập hợp chi phí xây dựng, công ty đã sử dụng các TK 621 – chi phí NVLTT, TK 622- Chi phí NCTT, TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công, TK 627 – chi phí sản xuất chung. Đến cuối kỳ, tổng hợp chi phí và kết chuyển toàn bộ sang TK 154.

2.2.2. Khái quát về vận dụng hệ thống kế toán trong kế toán chi phí xây dựngcông trình Bưu điện Bắc Giang tại Công ty Cổ phần Lắp máy cơ giới và Xây dựng. công trình Bưu điện Bắc Giang tại Công ty Cổ phần Lắp máy cơ giới và Xây dựng.

2.2.2.1. Vận dụng hệ thống chứng từ

Công ty CP Lắp máy Cơ giới và Xây dựng sử dụng các chứng từ theo quy định trong Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 do Bộ Tài chính ban hành. Các chứng từ công ty sử dụng bao gồm: Hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương làm thêm, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH, phiếu báo làm thêm giờ. Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm kê vật tư. Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn thu mua hàng, hoá đơn dịch vụ thuê tài chính. Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê kiểm quĩ. Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

Ngoài ra, để nhằm mục đích quản lý cao hơn và phụ thuộc theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên doanh nghiệp còn sử dụng một số loại chứng từ riêng như: bản hợp đồng xây lắp, biên bản thanh lý hợp đồng, bản quyết toán khối lượng công trình, biên bản nghiệm thu công trình, bản theo dõi công nợ,...Về quy trình luân chuyển chứng từ, xem Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ

Một số chứng từ chính công ty sử dụng cho công trình Bưu điện Bắc Giang xem ở Phụ lục:

- Bảng thanh toán tiền lương làm thêm CNTT (Xem phụ lục 03) - Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương NCTT (Xem phụ lục 04) - Bảng thanh toán tiền lương NVPX (Xem phụ lục 05)

- Phiếu xuất kho (Xem phụ lục 06)

- Hóa đơn giá trị gia tăng (Xem phụ lục 07) - Giấy đề nghị tạm ứng (Xem phụ lục 08)

- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Xem phụ lục 09)

2.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:

Hiện nay, Công ty sử dụng hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 do Bộ Tài chính ban hành. Công ty đã mở thêm các tài khoản chi tiết và các tài khoản cấp thấp hơn nhằm dễ dàng theo dõi và quản lý như TK 111 Tiền mặt có TK chi tiết là TK 1111 Tiền mặt

Việt Nam, TK 1112 Ngoại tệ; TK 112 Tiền gửi ngân hàng có TK chi tiết là TK 1121 Tiền Việt Nam trong đó lại có các TK 11211 VNĐ Ngân hàng Đầu tư, TK 11212 VNĐ Ngân hàng Công thương, TK 11213 VNĐ NHĐT - TXuân; TK 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp có các TK chi tiết TK 6211 Chi phí cung cấp dịch vụ và TK 6212 Chi phí NVL Xây lắp; TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp có các TK chi tiết là TK 6221 Chi phí nhân công CC dịch vụ, TK 6222 Chi phí nhân công xây lắp; TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công có các TK chi tiết là TK 6231 Chi phí nhân công trong đó lại có các TK 62311 Chi phí cung cấp dịch vụ, TK 62312 Chi phí máy xây lắp; TK 627 Chi phí sản xuất chung có các TK chi tiết TK 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng, TK 6272 Chi phí vật liệu, TK 6273 Chi phí dụng cụ sản xuất, TK 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ, TK 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài....

(Xem hệ thống tài khoản của công ty ở Phụ lục 10)

Chế độ tài khoản áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên.

2.2.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán.

Là một đơn vị xây lắp với nhiều đặc thù của ngành nghề so với các ngành nghề khác nên Công ty đã áp dụng hình thức sổ nhật ký chung. Hệ thống sổ mà công ty đang sử dụng bao gồm hệ thống sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp. Trong đó, sổ tổng hợp gồm sổ nhật ký chung và sổ cái.

Sổ nhật ký chung: Căn cứ để ghi sổ nhật ký chung là các chứng từ gốc, kế toán

chỉ việc nhập số liệu từ các chứng từ gốc vào các yếu tố từ phần mềm mà kế toán đang sử dụng. Sổ nhật ký chung được lưu trên máy và được in ra thành từng quyển sổ riêng.

Sổ cái: Được mở theo tài khoản kế toán, mỗi tài khoản được mở trên một sổ

riêng biệt.

(Xem sổ cái TK 621 phụ lục 13, số cái TK 622 phụ lục 15, sổ cái TK 623 phụ lục 18)

Sổ kế toán chi tiết: Dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải

theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của Công ty mà các sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được.

Một số sổ chi tiết công ty sử dụng như: sổ chi tiết TK 621 (Phụ lục 12), sổ chi tiết TK 622 (Phụ lục 14), sổ chi tiết TK 623 (Phụ lục 17), sổ chi tiết TK 6271

(Phụ lục 20), sổ chi tiết TK 6273 (Phụ lục 21), Sổ chi tiết TK 6274 (Phụ lục 22), sổ chi tiết TK 6277 (Phụ lục 24), sổ chi tiết 6278 (Phụ lục 26)

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí xây dựng công trình bưu điện bắc giang tại công ty cổ phần lắp máy cơ giới và xây dựng (Trang 34 - 37)