Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm P
1 ngày tuổi 44,3 ±2 42,4±1,7 0,176 Tuần 1 101,3±5,2 102,5±6,5 0,773 Tuần 2 193,1±8,9 199,4±8,3 0,345 Tuần 3 348,1±8,5 361,9±7,6 0,051 Tuần 4 525±45,6 581,3±55,4 0,168 Tuần 5 711,3±22,4 765±10,2 0,005* Tuần 6 906,3±21,4 958,1±23,8 0,018* Tuần 7 1096,2±10,9 1187,5±21,5 0,000* Tuần 8 1293,1±28,3 1406,2±37 0,003* Tuần 9 1491,2±28,5 1627,5±18,8 0,000* Dấu (*) thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
Ở 1 ngày tuổi, 250 con gà (10 % tổng đàn) ở mỗi lô được cân ngẫu nhiên để lấy trọng lượng trung bình. Qua bảng 4.1, ta thấy trọng lượng gà lúc bắt đầu thí nghiệm tương đối đồng đều nhau giữa 2 lô đối chứng và thí nghiệm (44,3 g và 42,4 g). Sự khác biệt nhỏ về trọng lượng lúc 1 ngày tuổi không có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,176.
Từ tuần 1 đến tuần 4, 250 con gà trong mỗi lô được cân không phân biệt trống mái và được bắt ngẫu nhiên trong mỗi lần cân. Giai đoạn từ 1 đến 3 tuần tuổi là giai đoạn úm gà. Thức ăn trong giai đoạn này khác các giai đoạn khác và gà được nuôi trong chuồng úm. Theo số liệu trình bày ở bảng 4.1, trong 3 tuần đầu tiên trọng
lượng gà ở lô đối chứng có thấp hơn trọng lượng ở lô thí nghiệm. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê, với p < 0,05.
Ở tuần thứ 4 là giai đoạn gà thịt, gà được chuyển sang chuồng nuôi gà thịt và có khẩu phần thức ăn khác. Trọng lượng bình quân giữa 2 lô trong tuần này có sự khác biệt nhưng vẫn không có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0,168).
Từ tuần thứ 5 đến tuần 9, gà được cân theo mẫu 80 con, phân biệt trống mái (40 con trống và 40 con mái), bắt ngẫu nhiên trong mỗi lần cân. Trong giai đoạn này gà ít chịu tác động của người nuôi như tiêm vaccine, cắt mỏ…nên gà ăn nhiều và tăng trọng nhanh hơn. Ở lô đối chứng trọng lượng trung bình của gà qua các tuần 5, 6, 7, 8, 9 thấp hơn lô thí nghiệm rõ rệt với p < 0,05. Điều này chứng tỏ Enradin đã có ảnh hưởng rất tốt đến tăng trọng của đàn gà.
Theo Mohamed (2008), thử nghiệm chế phẩm Mannan Oligosaccharide có chứa enramycin trên gà thịt 42 ngày tuổi cho kết quả như sau: giai đoạn gà từ 1 đến 28 ngày tuổi về tăng trọng thì sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05), giai đoạn từ 29 đến 42 ngày tuổi thì sự khác biệt về tăng trọng có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Kết quả này tương đồng với thí nghiệm của chúng tôi.
Theo Nguyễn Văn Cường (2008), khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm GUSTOR lên sự sinh trưởng và phát triển của gà Tam Hoàng trong 11 tuần cho thấy trọng lượng bình quân của lô đối chứng và lô thí nghiệm ở tuần thứ 9 lần lượt là 1115,5 g/ con, 1247,3 g/ con. Kết quả này thấp hơn khảo sát của chúng tôi.
Theo Triệu Thị Phương (2009), đã khảo sát việc bổ sung 0; 0,05; 0,1; và 0,2 % chế phẩm Multi I đến sự phát triển của gà Lương Phượng từ 02 đến 10 tuần tuổi cho thấy kết quả về trọng lượng bình quân ở tuần thứ 9 của các lô I, II, III và IV lần lượt là 1,604; 1,645; 1,686; và 1,723 g/ con / tuần. Kết quả này cao hơn khảo sát của chúng tôi.
Việc so sánh kết quả trọng lượng gà thí nghiệm của chúng tôi với các thí nghiệm khác cho thấy có sự khác biệt nhưng chỉ mang tính tương đối vì có thể gà thí nghiệm bị lai tạp nhiều giống khác nhau, trọng lượng ban đầu khác nhau do gà
thí nghiệm được lấy ở những trại khác nhau. Ngoài ra, việc chăm sóc, điều kiện chuồng trại, ảnh hưởng của thời tiết lên các thí nghiệm là hoàn toàn khác nhau.
Như vậy, trong suốt 9 tuần theo dõi chúng tôi nhận thấy việc bổ sung Enradin có ảnh hưởng tốt đến sự tăng trọng của đàn gà thí nghiệm.
Bảng 4.2 Trọng lượng gà bình quân qua các tuần (phân biệt trống, mái)
Tuần tuổi Giới tính Lô đối chứng Lô thí nghiệm P Tuần 5 Trống 775±25,5 830±16,8 0,011* Mái 647,5±21 700±21,9 0,014* Tuần 6 Trống 988,7±31,7 1078,7±35,7 0,09* mái 823,8±22,9 885±26,5 0,013* Tuần 7 Trống 1213,7±33 1306,3±18,9 0,003* mái 978,7±22,5 1068,7±25,3 0,002* Tuần 8 Trống 1440±24,8 1546,3±34 0,002* mái 1146,2±41,1 1266,2±44,4 0,007* Tuần 9 Trống 1653,7±22,9 1790±28,6 0,000* mái 1330±41,4 1465±48 0,005*
Do đặc điểm sinh lý của gia cầm, giai đoạn từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 trong cả hai lô thí nghiệm và đối chứng, gà trống tăng trọng nhanh hơn gà mái. Do đó chúng tôi phân tích tăng trọng với sự phân biệt giới tính và trình bày trong bảng 4.2. Qua Bảng 4.2 ta thấy, sự tăng trọng của gà trống, gà mái của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê trong tất cả các tuần từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9.
4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối (TTTD)
Bảng 4.3 Tăng trọng tuyệt đối qua các tuần
Tuần tuổi
Lô đối chứng Lô thí nghiệm
g/ con/ ngày g/ con/ tuần g/ con/ ngày g/ con/ tuần
Tuần 1 8,1 57 8,6 60,1 Tuần 2 13,1 91,8 13,8 96,9 Tuần 3 27,3 191 23,2 162,5 Tuần 4 25,3 176,9 31,3 219,4 Tuần 5 26,6 186,3 26,2 183,7 Tuần 6 27,9 195 27,6 193,1 Tuần 7 27,1 189,9 32,8 229,4 Tuần 8 28,1 196,9 31,2 218,7 Tuần 9 28,3 198,1 31,6 221,3 Trung bình 23,5 164,4 25,2 176,1
Trong quá trình làm thí nghiệm, chúng tôi theo dõi tăng trọng và lượng thức ăn tiêu thụ theo tuần. Do đó, số liệu theo ngày đều xuất phát từ số liệu tuần. Bảng 4.3 cho thấy tăng trọng tuyệt đối trung bình qua các tuần của lô thí nghiệm thường cao hơn lô đối chứng là 25,2 g/ con/ ngày và 23,5 g/ con/ ngày. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,675.
Theo Phạn Thị Kim Yến (2009), việc bổ sung 0; 6; 9; và 12 ml chế phẩm VEM.K đến mức tăng trọng của gà Lương Phượng từ 02 đến 10 tuần tuổi cho thấy kết quả về tăng trọng tuyệt đối trung bình của gà trong 9 tuần tuổi ở các lô I, II, III và IV lần lượt là 29,3; 30,46; 31,94 và 33,53 g/ con/ ngày. Kết quả này cao hơn kết quả thí nghiệm của chúng tôi.
Trần Đình Trí (2009), kết quả tăng trọng tuyệt đối trung bình khi bổ sung chế phẩm Bio_Feed với mức 0; 0,2; 0,3 và 0,4 % sau 10 tuần tuổi lần lượt là 28,43; 30,35; 30,82 và 30,12 g / con / ngày. Kết quả này cao hơn khảo sát của chúng tôi.
Trong giai đoạn gà thịt sự tăng trọng tuyệt đối giữa gà trống cao hơn gà mái. Bảng 4.4 cho thấy tăng trọng tuyệt đối của gà trống lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (tuần 8, 9: lô thí nghiệm 240; 243,7 so với lô đối chứng 226,3; 213,7). Tăng trọng tuyệt đối của gà mái lô thí nghiệm cũng cao hơn lô đối chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (tuần 8, 9: lô thí nghiệm 197,5; 198,8 so với lô đối chứng 167,5; 183,8).
Bảng 4.4 Tăng trọng tuyệt đối qua các tuần (phân biệt trống mái)
Tuần tuổi Giới tính Lô đối chứng Lô thí nghiệm
g / con / ngày G / con/ tuần g / con / ngày g / con / tuần
Tuần 5 Trống 35,7 250 35,5 248,7 Mái 17,5 122,5 16,9 118,7 Tuần 6 Trống 30,5 213,7 35,5 248,7 Mái 25,2 176,3 26,4 185 Tuần 7 Trống 32,1 225 32,5 227,6 mái 22,1 154,9 26,2 183,7 Tuần 8 Trống 32,3 226,3 34,3 240 Mái 23,9 167,5 28,2 197,5 Tuần 9 Trống 30,5 213,7 34,8 243,7 Mái 26,3 183,8 28,4 198,8
Kết quả thí nghiệm của chúng tôi thấp hơn các thí nghiệm khác tại vì thời gian thí nghiệm của chúng tôi ngắn (9 tuần), các thí nghiệm nghiêm khác 10 tuần. Mặt khác, trong quá trình thí nghiệm (tháng 3 năm 2010) gặp đợt nắng nóng kéo dài và thường xuyên mất điện làm cho sự sinh sinh trưởng và phát triển của đàn gà bị hạn chế. Tuy vậy, trong thí nghiệm của chúng tôi lô thí nghiệm vẫn cao hơn lô đối chứng. Điều này cho ta biết răng Enradin có ảnh hưởng tốt đến đàn gà thí nghiệm.
4.2 Kết quả về thức ăn
4.2.1 Tiêu thụ thức ăn (TTTA) (g/ con/ ngày) Bảng 4.5 Tiêu thụ thức ăn của gà ở 2 lô Bảng 4.5 Tiêu thụ thức ăn của gà ở 2 lô
Tuần tuổi
Lô đối chứng Lô thí nghiệm
g/con/ngày g/con/tuần Tích lũy g/con/ngày g/con/tuần Tích lũy
Tuần 1 12,86 90 90 12,86 90 90 Tuần 2 24,29 170 260 24,29 170 260 Tuần 3 35,71 250 510 35,71 250 510 Tuần 4 47,14 330 840 47,14 330 840 Tuần 5 67,14 470 1310 67,14 470 1310 Tuần 6 80 560 1870 80 560 1870 Tuần 7 90 630 2500 90 630 2500 Tuần 8 90 630 3130 90 630 3130 Tuần 9 90 630 3760 90 630 3760 Trung bình 59,7 417,8 59,7 417,8
Thức ăn được cân hàng tuần cùng lúc với việc cân gà. Công ty TNHH Thanh Bình cung cấp thức ăn dựa trên số lượng gà trong 2 lô thí nghiệm và đối chứng. Số lượng gà của hai lô giống nhau (2500 con) nên lượng thức ăn mà công ty TNHH Thanh Bình cung cấp cho 2 lô là tương dương nhau.Trung bình thức ăn tiêu thụ của lô đối chứng và thí nghiệm là bằng nhau 417,8 g / con / tuần. Ngoài ra trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi thấy rằng, gà ở lô thí nghiệm ăn nhanh hết thức ăn hơn lô đối chứng. Điều này chứng tỏ Enradin cũng ảnh hưởng đến độ ngon miệng.
Theo Nguyễn Văn Cường (2008), ảnh hưởng của chế phẩm GUSTOR lên sự sinh trưởng và phát triển của gà Tam Hoàng trong 11 tuần cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ tích lũy ở tuần thứ 9 của lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 3187,4 g/ con, 3267,5 g/ con. Kết quả này thấp hơn khảo sát của chúng tôi.
Theo Trần Đình Trí (2009), ảnh hưởng của các mức độ bổ sung chế phẩm Bio Feed lần lượt là 0; 0,2%; 0,3% và 0,4 % trong thức ăn đem lại kết quả về lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của các lô lần lượt là 651,16; 635,44; 603,86 và 617,08 g/ con/ tuần. Kết quả này cao hơn kết quả của chúng tôi.
Trong quá trình thí nghiệm do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, đàn gà ăn ít, uống nước nhiều. Mặt khác, thí nghiệm của chúng tôi tiến hành trong thời gian 9 tuần ngắn hơn các thí nghiệm được so sánh ở trên. Điều này làm cho lượng thức ăn tiêu thụ trong thí nghiệm của chúng tôi thấp hơn thí nghiệm của các tác giả khác trong thời điểm trước đây.
4.2.2 Hệ số biến chuyển hóa thức ăn (HSBCHTA) (kg thức ăn / kg tăng trọng)
Hệ số biến chuyển thức ăn cho biết lượng thức ăn tiêu thụđể cho ra 1kg tăng trọng. HSBCTA quyết định rất lớn đến đến hiệu quả chăn nuôi vì chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong giá thành sản phẩm.
Bảng 4.6 Hệ số biến chuyển thức ăn
Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm
Tuần 1 1,58 1,50 Tuần 2 1,85 1,75 Tuần 3 1,61 1,54 Tuần 4 1,87 1,50 Tuần 5 2,52 2,56 Tuần 6 2,87 2,58 Tuần 7 3,31 3,06 Tuần 8 3,20 2,88 Tuần 9 3,18 2,85 Trung bình 2,44 2,25
Bảng 4.6 cho thấy HSBCTA trung bình của lô thí nghiệm (2,25 kg thức ăn/kg thể trọng) thấp hơn HSBCTA của lô đối chứng (2,44kg thức ăn / kg thể trọng). Điều này chứng tỏ gà ở lô thí nghiệm tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trong thức ăn tốt hơn lô đối chứng.
Triệu Thị Phương (2009) đã khảo sát việc bổ sung 0; 0,05; 0,1; và 0,2 % chế phẩm Multi I đến sự phát triển của gà Lương Phượng từ 02 đến 10 tuần tuổi cho thấy kết quả về lượng thức ăn trung bình tiêu tốn cho 1 kg tăng trọng của các lô I, II, III và IV lần lượt là 3,06; 2,76; 2,71; 2,46 kg thức ăn / kg tăng trọng. Kết quả này cao hơn kết quả của chúng tôi có nghĩa là kết quả của chúng tôi có ý nghĩa kinh tế hơn vì thức ăn chiếm một tỉ phần lớn trong chi phí đầu vào.
Nguyễn Văn Cường (2008), khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm GUSTOR lên sự sinh trưởng và phát triển của gà Tam Hoàng trong 11 tuần cho thấy kết quả thấy về lượng thức ăn tiêu tốn trung bình cho 1 kg tăng trọng của các lô đối chứng, thí nghiệm là 2,7 và 2,57 kg thức ăn / kg tăng trọng. Kết quả này cao hơn kết quả của chúng tôi.
Trong hệ tiêu hóa của gà có rất nhiều vi khuẩn có hại đặc biệt là vi khuẩn G+. Chúng chuyển hóa thức ăn thành những hợp chất mà cơ thể gà không hấp thụ được nên một phần lớn thức ăn theo phân ra ngoài. Nhờ có thành phần enramycin có trong Enradin giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa của gà tạo điều kiện cho những vi sinh vật có lợi chuyển hóa thức ăn thành những hợp chất mà cơ thể gà dễ hấp thu nên thức ăn được hấp thu một cách hoàn toàn.
Kết quả thí nghiệm cho thấy Enradin có ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của đàn gà. Thức ăn có bổ sung Enradin sẽ được hấp thu tốt và hạn chế tình trạng hao hụt thức ăn do hấp thu kém.
4.3 Tỉ lệ chết (TLC) (%)
Tỷ lệ chết thể hiện khả năng thích nghi của gà với điều kiện tiểu khí hậu, chuồng nuôi, sự chăm sóc và nuôi dưỡng của người nuôi.
Bảng 4.7 Tỉ lệ chết của gà trong thời gian thí nghiệm Tuần tuổi Thí nghiệm Đối chứng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 18 0,72 15 0,6 2 10 0,4 12 0,48 3 5 0,2 1 0,04 4 3 0,12 5 0,2 5 0 0 3 0,12 6 1 0,08 5 0,2 7 4 0,16 6 0,24 8 7 0,28 5 0,2 9 12 0,49 10 0,4 Tổng 60 2,4 62 2,48
Qua bảng 4.7, ta thấy tỉ lệ chết của lô thí nghiệm và lô đối chứng có sự khác biệt rất ít, không có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong quá trình thí nghiệm, theo quan sát của chúng tôi, những trường hợp gà chết là do tác động của ngoại cảnh như: nhiệt độ môi trường cao, gà bị mắc lưới… không có dấu hiệu bị bệnh.
Theo Nguyễn Văn Cường (2008) tỉ lệ chết của đàn gà là 12,01 %. Kết quả này cao hơn rất nhiều so với kết quả thí nghiệm của chúng tôi. Tuy nhiên, sự so sánh này có độ tin cậy thấp bởi vì tỉ lệ chết phụ thuộc vào số lượng gà đem thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỉ lệ chết của đàn gà thí nghiệm thấp và đạt yêu cầu, có lẽ trong quá trình thí nghiệm chúng tôi thực hiện tốt quy trình phòng bệnh bằng vaccin. Mặt khác, gà được nuôi trong chuồng sàn và vệ sinh thú y được thực hiện tốt nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gà.
Enradin có chứa kháng sinh enramycin cũng góp phần hạn chế dịch bệnh cho đàn gà. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sản phẩm này đến tỉ lệ chết của gà Tam Hoàng chưa thể hiện rõ.
4.4 Tỉ lệ nhiễm Clostridium perfringens
Tỉ lệ nhiễm Clostridium perfringens cho biết khả năng nhiễm vi khuẩn
Clostridium perfringens trên đàn gà thí nghiệm và khả năng chống Clostridium perfringens của kháng sinh Enradin.
Bảng 4.8 Tỉ lệ nhiễm Clostridium perfringens
Lô
Số mẫu Số mẫu Tỉ lệ nhiễm dương tính âm tính Clostridium perfringens
Lô đối chứng 1 5 16,7 %
Lô thí nghiệm 0 6 0 %
Bảng 4.8 cho thấy có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm Clostridium perfringens
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05). Do trại thí nghiệm cách xa phòng thí nghiệm nên việc lấy mẫu, bảo quản mẫu, vận chuyển rất khó khăn. Mặt khác, chi phí để thử nghiệm sự tồn tại của Clostridium perfringens trong phân gà quá cao đối với chúng tôi. Do đó, chúng tôi chỉ thử nghiệm trên 12 mẫu (6 mẫu cho lô đối chứng và 6 mẫu cho lô thí nghiệm). So với số lượng gà thí nghiệm (2500 con) thì việc lấy 12 mẫu để kiểm tra Clostridium perfringens là rất