Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Enradin vào thức ăn đến sự phát triển của gà thịt và sức kháng lại Clostridium perfringens của đàn gà (Trang 26)

Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ 15/03/2010 đến 10/05/2010.

Địa điểm: Trại gà Lìu Hấu Khìn xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Nội dung thí nghiệm

Xem xét sựảnh hưởng của việc thêm Enradin vào thức ăn đến sự phát triển của gà thịt và sức chống lại Clostridium perfringens.

3.2.2 Đối tượng thí nghiệm

Gà Tam Hoàng 1 ngày tuổi được lấy từ nhà máy ấp của công ty TNHH Thanh Bình.

3.2.3 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố. Trong suốt thời gian thí nghiệm, ngoài thức ăn có hay không bổ sung Enradin với liều lượng 125g/tấn thức

ăn (tương đương 10g enramycin) là yếu tố thí nghiệm thì các điều kiện khác như chăm sóc, chuồng trại… giữa hai lô thí nghiệm hoàn toàn giống nhau.

Bảng 3.1 Sơđồ bố trí thí nghiệm

Số lô Số con Bổ sung Enradin

Lô 1(đối chứng) 2.500 Không có Enradin

3.3 Các điều kiện tiến hành thí nghiệm 3.3.1 Thức ăn thí nghiệm

Thức ăn thí nghiệm được lấy từ công ty TNHH Thanh Bình. Ứng với mỗi giai đoạn tuổi của gà, công ty sẽ cung cấp khẩu phần thức ăn riêng.

3.3.2 Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi

Chuồng nuôi là chuồng sàn được làm kiên cố. Mái lợp lá, sàn làm bằng tre cách đất 1,5m, trên sàn có trải lưới gân để gà không bị rơi xuống sàn. Xung quanh có bao lưới để rào gà và bạt nhựa che chắn những lúc mưa gió. Các bạt, lưới này được giặt sạch, phun khử trùng trước khi sử dụng. Trước khi thả gà một tuần, vệ sinh chuồng bằng vòi cao áp, khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc Bencocid (glutaraldehyte, benzalkonium chloride, amyl acetate), để khô, phun formol 10% và rải vôi bột. Dụng cụ chăn nuôi máng ăn, máng uống cũng được rửa sạch, để khô và sát trùng. Chất độn chuồng được dùng là trấu đã được trộn phun thuốc khử trùng Bencocid.

Hình 3.1 Chuồng úm gà con

Phần giữa của chuồng nuôi được chia thành 8 ô nhỏ để làm chuồng úm cho gà giai đoạn 1-14 ngày tuổi. Ô úm có diện tích 3x4m2 được làm bằng cót tre cao 0,5m. Theo từng ngày tuổi của gà con số lượng ô úm giảm dần và diện tích thì mở rộng. Mỗi ô úm đều có hệ thống đèn tròn, đèn ga để chiếu sáng và sưởi ấm, đèn ga thường sử dụng vào ban đêm. Phía trên sàn rải lớp trấu dày khoảng 5cm, phía dưới

có lò than để làm khô lớp trấu phía trên và ổn định nhiệt. Xung quanh và phía trên các ô úm được bao bọc bằng bạt nhựa có thể cuộn lại được.

3.3.3 Nuôi dưỡng và chăm sóc gà 3.3.3.1 Giai đoạn gà con

Trước khi thả gà, các lò than, hệ thống đèn hoạt động trước đó khoảng 3-4 giờđểđảm bảo nhiệt độ trong các ô úm khi thả gà là từ 32-350C.

Sau khi thả gà, cho gà nghỉ 30 phút, sau đó cho uống nước, nhưng không cho gà ăn, nếu cho gà ăn ngay nhất là cho ăn nhiều chất đạm thì khối lượng lòng đỏ trong bụng không tiêu hóa được sẽ làm gà dễ chết. Nước uống được pha thêm chất điện giải, vitaminC để tăng sức đề kháng. Sau khi cho uống khoảng 5-6 giờ, bắt đầu cho gà ăn bằng cách rải thức ăn lên bạt nhựa và hệ thống khay nhựa dành cho gà con. Mỗi lần cấp thức ăn vừa đủ, hết lại cho ăn, cho gà ăn nhiều lần để thức ăn luôn mới, thơm ngon nhằm kích thích tính háu ăn của gà.

Giai đoạn này thân nhiệt của gà chưa ổn định, với lớp lông tơ mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém gà con dễ mất nhiệt. Thường xuyên xem nhiệt kế và quan sát biểu hiện của đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Nếu nhiệt thấp, gà tập trung dưới nguồn nhiệt, co cụm, đứng chồng lên nhau, lười ăn uống do bị lạnh. Lúc này, người nuôi tăng nhiệt độ bằng cách hạ đèn thấp xuống hoặc tăng thêm nguồn nhiệt. Nếu nhiệt độ cao, gà có biểu hiện tránh xa nguồn nhiệt, thở nhanh, ăn ít và uống nước nhiều. Người nuôi sẽ giảm bớt nguồn nhiệt, cuộn bạt giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi. Trường hợp nhiệt độ thích hợp, quan sát thấy gà phân bố đều trong chuồng, nhanh nhẹn và khi đó gà con sẽăn uống được nhiều nhất.

3.3.3.2 Giai đoạn gà thịt

Giai đoạn này được tính từ lúc gà được 15 ngày tuổi, quy trình chăm sóc không còn nghiêm ngặt như giai đoạn úm. Cót tre và chất độn chuồng sử dụng trong giai đoạn úm được dỡ bỏ. Bạt nhựa xung quanh và phía trên thì cuộn lại vào ban ngày để tạo sự thông thoáng, ban đêm hệ thống bạt nhựa bên ngoài chuồng được kéo xuống đểổn định nhiệt độ hạn chế sự chênh lệch quá lớn nhiệt độ giữa ngày và đêm. Hệ thống máng ăn, máng uống tự động được treo với độ cao phù hợp với sự

phát triển của đàn gà. Mỗi ô chuồng có diện tích 3 x 8 m treo 8 máng ăn và 3 máng uống tự động. Thường xuyên kiểm tra sự hư hỏng của thiết bị chăn nuôi để khắc phục kip thời, theo dõi hàng ngày những biểu hiện khác thường của đàn gà.

Hình 3.2 Chuồng nuôi gà thịt

3.3.4 Qui trình vệ sinh và phòng bệnh

Vệ sinh thức ăn nước uống: máng ăn, máng uống được vệ sinh thường xuyên. Trong giai đoạn úm các khay cho gà ăn được vệ sinh mỗi khi cho cám mới, máng uống mỗi ngày đêm vệ sinh, thay nước từ 5- 6 lần, đến khi gà được 7 ngày tuổi các máng ăn máng uống được thay bằng máng tựđộng treo với độ cao phù hợp để gà co thể ăn uống tốt. Nước uống cho gà là nước sạch, đạt tiêu chuẩn vi sinh. Không cho gà ăn lại loại thức ăn thừa, thức ăn không đạt các tiêu chuẩn về vi sinh vật, nấm mốc.

Vệ sinh chuồng trại: khi chuyển từ giai đoạn úm sang giai đoạn gà thịt, người nuôi phun sát trùng Bencocid trên chuồng nuôi và khu vực xung quanh, quét mạng nhện bụi bẩn bám vào chuồng nuôi. Người nuôi dùng thuốc Peran (permethrin) để tiêu diệt chuột, ruồi và các côn trùng khác ở khu vực chăn nuôi nhằm tránh khả năng chúng mang mầm bệnh lây cho đàn gà. Phân gà được dọn định kỳ mỗi tuần một lần.

Lịch chủng ngừa

Bảng 3.2 Lịch chủng ngừa vaccine

Ngày tuổi Loại vaccine Tên vaccine Đường cấp 5 Newcastle lần 1 Medivac ND-IV Nhỏ mắt, mũi 14 Gumboro Medivac Gumboro A/B Nhỏ miệng 21 Newcastle lần 2 Medivac ND-IV Cho uống

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1 Theo dõi về trọng lượng 3.4.1 Theo dõi về trọng lượng

3.4.1.1. Trọng lượng bình quân (TLBQ) (g/con)

Cân trọng lương gà lúc một ngày tuổi bằng cân nhỏ có độ chính xác 1 g, lúc 40 ngày tuổi cân bằng cân 2 kg có sai số 5g và lúc 60 ngày tuổi cân bằng cân 5 kg có độ chính xác 15 g.

Mỗi tuần những lô gà được cân một lần. Mỗi lô chúng tôi lấy ngẫu nhiên khoảng 100 con của đàn để cân. Gà được cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn.

Lúc gà 60 ngày tuổi (trước khi xuất chuồng 1 ngày), gà được cân từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm 10 con và cân tổng cộng 10 nhóm cho 1 lô.

Trọng lượng gà đem cân TLBQ (g/con) = Tổng số gà đem cân 3.4.1.2. Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) (g/con/ngày) TTTĐ (g/con/ngày) = 1 2 1 2 T T P P − − Trong đó P2: Trọng lượng gà ở thời điểm T2 P1: Trọng lượng gà ở thời điểm T1 T: Khoảng thời gian từ thời điểm T1đến T2

3.4.2 Theo dõi về thức ăn

3.4.2.1 Thức ăn tiêu thụ bình quân (g/con/ngày)

Thức ăn tiêu thụđược tính trong thí nghiệm là bao gồm lượng thức ăn được gà tiêu thụ và lượng thức ăn rơi vãi mà trên thực tế ta không xác định được bằng cách lấy lượng thức ăn cuối tuần trừ cho lượng thức ăn đầu tuần.

Lượng thức ăn tiêu thụ của lô Thức ăn tiêu thụ bình quân (g/gà/ngày) =

Số ngày × số gà trong lô

3.4.2.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA)

Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân HSCHTA (kg thức ăn/ kg tăng trọng) =

Lượng tăng trọng bình quân của gà Hệ số chuyển hóa thức ăn cho biết số kg thức ăn cần để tạo ra 1 kg tăng trọng. Lượng thức ăn được kiểm tra hàng tuần vào ngày thứ 2.

3.4.3 Theo dõi tỉ lệ chết của gà (%)

Trong suốt quá trình thí nghiệm số gà chết được theo dõi hàng ngày. Số liệu được tổng kết theo tuần.

Tổng số gà chết trong tuần

Tỉ lệ chết (%) = x 100

Tổng số gà đầu tuần

3.4.4 Tỉ lệ nhiễm Clostridium perfringens

Giai đoạn đàn gà đến ngày xuất chuồng, tiến hành lấy mẫu phân trên mỗi lô. Mẫu được lấy vào thời điểm trước khi xuất chuồng 5 ngày và lấy một cách ngẫu nhiên. Mẫu phân sau khi lấy được đưa vào lọ chứa môi trường và khuấy đều, sau đó dùng que thử Clostridium perfringens cho vào lọ để thấm dung dịch, cuối cung lấy que thử ra ngoài đọc kết quả. Môi trường và que thử sử dụng được lấy trong bộ thử

Hình 3.3 Môi trường kiểm tra Clostridium perfringens

Hình 3.4 Que thử Clostridium perfringens

Trong quá trình nuôi dưỡng, người nuôi theo dõi những cá thể gà có biểu hiện triệu chứng như: xù lông, yếu, bỏăn và tiêu chảy nặng, tiến hành mổ khám, ghi nhận bệnh tích.

Số mẫu nhiễm

Tỉ lệ nhiễm Clostridium perfringens = x 100 Số mẫu thử nghiệm

3.4.5 Theo dõi giá trị kinh tế

So sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 lô, ngoài sự khác nhau về giá chế phẩm bổ sung là Enradin và trọng lượng lúc xuất chuồng, các yếu tố kinh tế khác như con giống, giá thức ăn, giá gà lúc xuất chuồng … ở hai lô đều sử dụng giống nhau.

3.5 Phương pháp tính toán và sử lý số liệu

Tất cả các chỉ tiêu theo dõi được chúng tôi xử lý bằng trắc nghiệm F, tỷ lệ chết và tỉ lệ loại thải được xử lý bằng trắc nghiệm χ2với phần mềm Minitab 13.0.

Chương 4

KT QU VÀ THO LUN

4.1 Kết quả về trọng lượng

4.1.1 Trọng lượng gà bình quân (TLBQ) (g/ con) Bảng 4.1 Trọng lượng gà bình quân qua các tuần Bảng 4.1 Trọng lượng gà bình quân qua các tuần

Tuần tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm P

1 ngày tuổi 44,3 ±2 42,4±1,7 0,176 Tuần 1 101,3±5,2 102,5±6,5 0,773 Tuần 2 193,1±8,9 199,4±8,3 0,345 Tuần 3 348,1±8,5 361,9±7,6 0,051 Tuần 4 525±45,6 581,3±55,4 0,168 Tuần 5 711,3±22,4 765±10,2 0,005* Tuần 6 906,3±21,4 958,1±23,8 0,018* Tuần 7 1096,2±10,9 1187,5±21,5 0,000* Tuần 8 1293,1±28,3 1406,2±37 0,003* Tuần 9 1491,2±28,5 1627,5±18,8 0,000* Dấu (*) thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê

Ở 1 ngày tuổi, 250 con gà (10 % tổng đàn) ở mỗi lô được cân ngẫu nhiên để lấy trọng lượng trung bình. Qua bảng 4.1, ta thấy trọng lượng gà lúc bắt đầu thí nghiệm tương đối đồng đều nhau giữa 2 lô đối chứng và thí nghiệm (44,3 g và 42,4 g). Sự khác biệt nhỏ về trọng lượng lúc 1 ngày tuổi không có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,176.

Từ tuần 1 đến tuần 4, 250 con gà trong mỗi lô được cân không phân biệt trống mái và được bắt ngẫu nhiên trong mỗi lần cân. Giai đoạn từ 1 đến 3 tuần tuổi là giai đoạn úm gà. Thức ăn trong giai đoạn này khác các giai đoạn khác và gà được nuôi trong chuồng úm. Theo số liệu trình bày ở bảng 4.1, trong 3 tuần đầu tiên trọng

lượng gà ở lô đối chứng có thấp hơn trọng lượng ở lô thí nghiệm. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê, với p < 0,05.

Ở tuần thứ 4 là giai đoạn gà thịt, gà được chuyển sang chuồng nuôi gà thịt và có khẩu phần thức ăn khác. Trọng lượng bình quân giữa 2 lô trong tuần này có sự khác biệt nhưng vẫn không có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0,168).

Từ tuần thứ 5 đến tuần 9, gà được cân theo mẫu 80 con, phân biệt trống mái (40 con trống và 40 con mái), bắt ngẫu nhiên trong mỗi lần cân. Trong giai đoạn này gà ít chịu tác động của người nuôi như tiêm vaccine, cắt mỏ…nên gà ăn nhiều và tăng trọng nhanh hơn. Ở lô đối chứng trọng lượng trung bình của gà qua các tuần 5, 6, 7, 8, 9 thấp hơn lô thí nghiệm rõ rệt với p < 0,05. Điều này chứng tỏ Enradin đã có ảnh hưởng rất tốt đến tăng trọng của đàn gà.

Theo Mohamed (2008), thử nghiệm chế phẩm Mannan Oligosaccharide có chứa enramycin trên gà thịt 42 ngày tuổi cho kết quả như sau: giai đoạn gà từ 1 đến 28 ngày tuổi về tăng trọng thì sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05), giai đoạn từ 29 đến 42 ngày tuổi thì sự khác biệt về tăng trọng có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Kết quả này tương đồng với thí nghiệm của chúng tôi.

Theo Nguyễn Văn Cường (2008), khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm GUSTOR lên sự sinh trưởng và phát triển của gà Tam Hoàng trong 11 tuần cho thấy trọng lượng bình quân của lô đối chứng và lô thí nghiệm ở tuần thứ 9 lần lượt là 1115,5 g/ con, 1247,3 g/ con. Kết quả này thấp hơn khảo sát của chúng tôi.

Theo Triệu Thị Phương (2009), đã khảo sát việc bổ sung 0; 0,05; 0,1; và 0,2 % chế phẩm Multi I đến sự phát triển của gà Lương Phượng từ 02 đến 10 tuần tuổi cho thấy kết quả về trọng lượng bình quân ở tuần thứ 9 của các lô I, II, III và IV lần lượt là 1,604; 1,645; 1,686; và 1,723 g/ con / tuần. Kết quả này cao hơn khảo sát của chúng tôi.

Việc so sánh kết quả trọng lượng gà thí nghiệm của chúng tôi với các thí nghiệm khác cho thấy có sự khác biệt nhưng chỉ mang tính tương đối vì có thể gà thí nghiệm bị lai tạp nhiều giống khác nhau, trọng lượng ban đầu khác nhau do gà

thí nghiệm được lấy ở những trại khác nhau. Ngoài ra, việc chăm sóc, điều kiện chuồng trại, ảnh hưởng của thời tiết lên các thí nghiệm là hoàn toàn khác nhau.

Như vậy, trong suốt 9 tuần theo dõi chúng tôi nhận thấy việc bổ sung Enradin có ảnh hưởng tốt đến sự tăng trọng của đàn gà thí nghiệm.

Bảng 4.2 Trọng lượng gà bình quân qua các tuần (phân biệt trống, mái)

Tuần tuổi Giới tính Lô đối chứng Lô thí nghiệm P Tuần 5 Trống 775±25,5 830±16,8 0,011* Mái 647,5±21 700±21,9 0,014* Tuần 6 Trống 988,7±31,7 1078,7±35,7 0,09* mái 823,8±22,9 885±26,5 0,013* Tuần 7 Trống 1213,7±33 1306,3±18,9 0,003* mái 978,7±22,5 1068,7±25,3 0,002* Tuần 8 Trống 1440±24,8 1546,3±34 0,002* mái 1146,2±41,1 1266,2±44,4 0,007* Tuần 9 Trống 1653,7±22,9 1790±28,6 0,000* mái 1330±41,4 1465±48 0,005*

Do đặc điểm sinh lý của gia cầm, giai đoạn từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 trong cả hai lô thí nghiệm và đối chứng, gà trống tăng trọng nhanh hơn gà mái. Do đó chúng tôi phân tích tăng trọng với sự phân biệt giới tính và trình bày trong bảng 4.2. Qua Bảng 4.2 ta thấy, sự tăng trọng của gà trống, gà mái của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê trong tất cả các tuần từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9.

4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối (TTTD)

Bảng 4.3 Tăng trọng tuyệt đối qua các tuần

Tuần tuổi

Lô đối chứng Lô thí nghiệm

g/ con/ ngày g/ con/ tuần g/ con/ ngày g/ con/ tuần

Tuần 1 8,1 57 8,6 60,1 Tuần 2 13,1 91,8 13,8 96,9 Tuần 3 27,3 191 23,2 162,5 Tuần 4 25,3 176,9 31,3 219,4 Tuần 5 26,6 186,3 26,2 183,7 Tuần 6 27,9 195 27,6 193,1 Tuần 7 27,1 189,9 32,8 229,4 Tuần 8 28,1 196,9 31,2 218,7 Tuần 9 28,3 198,1 31,6 221,3 Trung bình 23,5 164,4 25,2 176,1

Trong quá trình làm thí nghiệm, chúng tôi theo dõi tăng trọng và lượng thức ăn tiêu thụ theo tuần. Do đó, số liệu theo ngày đều xuất phát từ số liệu tuần. Bảng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Enradin vào thức ăn đến sự phát triển của gà thịt và sức kháng lại Clostridium perfringens của đàn gà (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)