Trong các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu tìm hiểu về thu hút và sử dụng nguồn vốn fdi ở tỉnh đồng tháp (Trang 66 - 71)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.2.5. Trong các lĩnh vực khác

Muốn thay đổi bộ mặt xã hội hiện tại. Cải thiện được trình độ dân trí lúc này, thì biện pháp cần thiết lúc này là chăm lo cho nền giáo dục của tỉnh nhà. Người ta có câu muốn uốn cây thì phải uốn từ nhỏ con người cũng vậy phải đầu tư ngay từ nhỏ thì sau này mới có khả năng tốt được. Chính vì vậy trong nhiều năm qua các cấp và ban ngành lảnh đạo tỉnh nhà đã không ngừng cải thiện môi trường giáo dục. UBND tỉnh cùng với sự phối hợp giữa các ban ngành, các cấp có liên quan; cấp ủy, UBND các huyện, thị, trong tỉnh giáo dục Đồng Tháp đã đạt được một số thành tựu nhất định: mạng lưới trường học trong tỉnh – từ mầm non (MN) đến trung học phổ thông (THPT) và các cơ sở giáo dục khác được quy hoạch một cách đồng bộ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện thị, thành trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân và những người có nhu cầu học tập đến trường; chất lượng giáo dục toàn diện - kể cả đại trà và mũi nhọn - của các ngành học cấp học được duy trì và có bước chuyển biến tích cực. Khoảng cách về chất lượng giáo dục của các ngành các cấp học được duy trì và phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì nền giáo dục còn gặp phải một số khó khăn vướng mắc:

- Là một tỉnh chưa giàu nên mức độ đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế nhất định.

- Một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên nhất là những người lớn tuổi còn hạn chế về năng lực, chưa theo kịp với xu thế đổi mới trong ngành.

- Một số chế độ, chính sách do TW quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương (chế độ công tác của cán bộ, giáo viên ngành học, chế độ thanh toán phụ cấp thêm giờ thêm buổi.

- Quy mô dân số ổn định nên yêu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa quy mô phát triển và chất lượng giáo dục toàn diện không còn là vấn đề lớn.

Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được đưa lên hàng đầu thì vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa việc phải nâng cao chất lượng đối với những điều kiện để đảm (bảo cơ sở vật chất, con người,…) là một trong những vấn đề quan trọng mà hiện nay cần được giải quyết.

- Tình trạng chất lượng giáo dục toàn diện vẫn còn độ chênh lệch nhất định giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Giữa vùng sâu và vùng xa, cần phải tập trung tháo gỡ. Vì vậy, phải tiến hành tập trung cải thiện những vấn đề trên từ những hành động nhỏ nhất.

- Cần huy động vốn lớn để hỗ trợ cho nền giáo dục, bằng cách đa dạng hóa các hình thức đầu tư cho giáo dục. Ngoài nguồn vốn ngân sách còn có quỹ hỗ trợ học bổng trong và ngoài nước, các dự án đầu tư cho giáo dục, tranh thủ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế,…

- Các cán bộ lâu năm trong công tác cần chuyển sang bộ phận bình ổn ít vận động nhiều và mở nhiều lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thêm.

- TW cần xem xét kỹ tình hình địa phương để đưa ra chế độ sách sách đối với cán bộ công nhân viên ở địa phương cho phù hợp.

- Việc bình ổn dân số, có kế hoạch nhằm đảm bảo cho tất cả mọi người được hưởng một nền giáo dục toàn diện.

- Rút ngắn khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng. Quan tâm ưu đãi đặc biệt đối với vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện hoàn cảnh khó khăn. Có chế độ chính sách ưu đãi tối ưu cho từng vùng.

- Thực hiện tốt chiến lược trồng người, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ mạnh về số lượng và cả chất lượng. Cần có biện pháp khắc phục về cơ cấu đội ngũ thừa thiếu cục bộ. Cần có biện pháp đánh giá năng lực cán bộ phù hợp để phân bố công việc cho phù hợp, để bộ máy làm việc thêm vững mạnh.

- Không chạy thành tích, thực hiện một cách nghiêm túc để có kết quả chính xác về chất lượng giáo dục trong ngành.

- Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học và đảm bảo yêu cầu cơ bản một cách đồng bộ.

Tập trung cải thiện nền giáo dục tạo ra một đội ngũ lao động chất lượng thì mới lấy được niềm tin từ nhà đầu tư nước ngoài, tạo được sự tin tưởng đặc biệt nơi mà họ sắp đầu tư.

Bên cạnh đó giá trị văn hóa truyền thống cũng góp phần quan trọng vào tầm nhìn của nhà đầu tư vào nước ta. Vì truyền thống văn hóa là những biểu hiện bên ngoài những giá trị cuộc sống thực tại của chính người dân nơi đó. Từ đó nhà đầu tư cũng nhờ đó mà đánh giá được có nên đầu tư vào nơi đó hay không,.. Đồng thời di sản văn hóa có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thế hệ trẻ. Bên cạnh đó nó còn là phương tiện để giới thiệu hiệu quả về hình ảnh của địa phương đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng Tháp hiện nay có 12 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 49 di tích được xếp cấp tỉnh với các loại hình khác nhau.

Các di sản văn hóa vừa mang tính phục vụ nhu cầu giáo dục về lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng về đất nước và con người Việt Nam, về tiềm năng và triển vọng Đồng Tháp vừa phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Thêm vào đó, các yếu tố bao trùm hơn cả là vấn đề chăm sóc sức khỏe, mọi hoạt động của con người có thể thực hiện được thì phải nhờ vào sức khỏe. Do vậy việc chú trọng đầu tư vào lĩnh vực y tế là vấn đề không thể thiếu. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ, bảo vệ sức khỏe con người, đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị y tế đạt chuẩn. Thường xuyên kiểm tra rà soát lại công tác chăm sóc, thăm khám sức khỏe bệnh nhân,…Đặt ra

hàng loạt các chỉ tiêu nâng cấp bệnh viện, trạm xá đạt chuẩn quốc gia, và quốc tế. Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra trình độ nhân viên, y bác sĩ bệnh viện, nâng cao tay nghề, đưa ra chương trình thi tuyển, học bổng khuyến khích hỗ trợ, cho nhân viên du học, phục vụ cho ngành y phát triển. Vì mục tiêu trồng người cho tỉnh nhà.

Tóm lại trên đây là một số biện pháp có thể để giúp cho tỉnh nhà cải thiện được tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI sao cho có hiệu quả. Để thực hiện được những điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp các ngành, từ trên xuống dưới. Đồng thời phải có phương hướng, chiến lược cụ thể. Mà nhất là phải có đồng lòng nhất trí của toàn thể nhân dân dân trong tỉnh, thì mới hoàn thành tốt thắng lợi trong công cuộc cải cách mở cửa. Điều này không phải địa phương nào cũng làm được.

* Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ:

Chú trọng đầu tư máy móc, khoa học công nghệ hiện đại vào trong sản xuất. Muốn nền kinh tế phát triển nhanh chóng, thì trước hết phải đi từ những khâu nhỏ đơn giản tới những khâu lớn. Đầu tư càng nhiều máy móc thiết bị hiện đại thì sức lao động tăng lên, giá thành giảm xuống, thu hút sức mua, tiết kiệm được thời gian và chi phí sản xuất.

Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ để bắt kịp với công nghệ hiện đại với thế giới. Muốn làm được điều này ta phải phấn đấu không ngừng, để không bị tuột hậu so với thế giới. Vì vậy ngay từ bây giờ ta cần:

+ Hoạch định ra các chương trình nghiên cứu, kế hoạch chiến lược cụ thể, đặc biệt theo xu hướng hiện đại, ứng dụng được trong thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hấp dẫn nhà đầu tư.

+ Lên chiến dịch quảng bá, kêu gọi nhà đầu tư vào các lĩnh vực trên, nới lỏng tỉ suất lợi nhuận nhằm thu hút nhà đầu tư.

+ Thực hiện chương trình du học, đưa người của địa phương đi du học ở các viện nghiên cứu nước ngoài về phục vụ cho tỉnh nhà, thì sẽ có lợi hơn trong quá trình hợp tác đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài.

+ Dựa vào thế mạnh của địa phương về nông nghiệp, mà đề ra chương trình thu hút hợp tác phát triển nông nghiệp, như cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Đưa máy móc vào sản xuất, thu hoạch nông sản,…

Trên đây là một vài giải pháp nhằm thu hút nguồn vào FDI chảy vào tỉnh nhà. Sở dĩ, chúng ta phải thực hiện các chiến lược, cũng như giải pháp cụ thể trên tất cả các mặt, là vì có lý do riêng. Đồng Tháp, tiềm năng thu hút FDI là rất lớn, nhưng xét về chỉ số thì còn kém xa so với các tỉnh trong khu vực. Bởi vì sao có điều này. Nhà đầu tư mong chờ gì ở nơi mà họ quyết định đầu tư vào. Ở đó, nơi mà họ đầu tư vào không chỉ là nơi có lợi nhuận cao mà còn phải cho họ thấy được rằng, toàn bộ các mặt như môi trường, trình độ, khả năng, lối sống, văn hóa,… nhiều thứ hơn nữa. Ta cần biểu hiện ra bên ngoài cho họ thấy và tin tưởng vào mình. Cũng như cho họ thấy tiềm năng cũng như vị trí quan trọng thuận lợi phát triển giao thương kinh tế của ta. Đây cũng là lý do ta phải thay đổi tất cả các mặt, cũng như thay đổi cách nhìn của nhà đầu tư nước ngoài. Để thu hút ngày càng mạnh mẽ hơn vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai. Cũng như hoàn thành tốt chiến lược phát triển kinh tế bền vững hiện tại.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về thu hút và sử dụng nguồn vốn fdi ở tỉnh đồng tháp (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)