Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu tìm hiểu về thu hút và sử dụng nguồn vốn fdi ở tỉnh đồng tháp (Trang 51)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Hạn chế:

Những thành tựu đạt được nêu trên là một thành quả tốt trong một thời gian phấn đấu. Bên cạnh những thành tựu đó thì còn một số vấn đề khuất mắc chưa được giải quyết, cũng như chưa phát huy hết khả năng để quá trình đầu tư đạt hiệu quả tối ưu nhất.

- Nhà đầu tư chỉ đầu tư vào một số ngành như chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản, chế biến gỗ dăm, nhà máy xay xát lúa gạo,… chứ không đầu tư vào các ngành khác như thương mại, du lịch, khách sạn,..Sở dĩ họ chỉ đầu tư vào một số ngành trên là tại vì các dự án đó có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với ngành khác, còn những dự án mang lại lợi ích cho nhân dân thì không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng cho nhà đầu tư nước ngoài.

- Sở dĩ các dự án ở tỉnh rất thấp vì nhiều lý do. Trong đó, các nhà đầu tư khi lựa chọn môi trường đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi như cảng biển, hàng không,… Đồng Tháp cũng là một tỉnh có cơ sở hạ tầng nhưng vẫn đang ở mức tương đối, vả lại nằm xa trung tâm kinh tế TpHCM. Có thể coi là tỉnh vùng sâu, vùng xa. Mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều ưu đãi cao nhưng vẫn không được các nhà đầu tư chú ý nhiều.

- Mâu thuẫn tranh chấp giữa chủ đầu tư và người lao động là vấn đề dai dẳng. Nhất là những doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động. Người chủ muốn trả công thấp hơn thành quả mà họ đáng nhận được còn người lao động lại muốn làm việc ít giờ hơn nhưng được trả công cao hơn. Dẫn đến tình trạng bãi công, thất nghiệp,..

- Ngôn ngữ cũng là một vấn đề làm hạn chế sự tiếp xúc cũng như tiếp cận của nhà đầu tư đối với ta, và dễ dẫn đến xung đột trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và lao động.

- Một số nhà đầu tư đã lợi dụng kẻ hở của pháp luật Việt Nam cũng như sự yếu kém trong công tác kiểm tra giám sát của các ngành chức năng. Để đưa các máy móc thiết bị lạc hậu vào nước ta.

2.2.2.2. Nguyên nhân:

Sở dĩ các hạn chế trên là do sự yếu kém về nhiều mặt. Những mặt này xuất phát từ một số nguyên nhân.

- Việc cụ thể hóa các chủ trương đường lối của Đảng bằng pháp luật, chính sách và văn bản pháp quy chưa trở thành một hệ thống đảm bảo tính chất nhất quán.

- Đầu tư nước ngoài thường hay va chạm tới vấn đề tế nhị như an ninh, chính trị, quốc phòng,…cần có sự giải quyết nhẹ nhàng thỏa đáng.

- Bên cạnh đó Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung và tại Đồng Tháp nói riêng. Luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987. được đánh giá là một trong những luật đầu tư thông thoáng nhất vào thời gian đó. Đã bốn lần Quốc hội điều chỉnh và sửa đổi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào các năm 1990, 1992, 1966, 2000. Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và những chủ trương mới trong hoạt động đầu tư. Tuy vậy pháp luật nước ta còn nhiều nhược điểm.

- Môi trường kinh doanh chưa thật sự hấp dẫn: chi phí điện năng còn cao, hệ thống cung cấp và thoát nước chất lượng vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn đề ra, chi phí viễn thông còn cao so với các tỉnh trong khu vực và trong nước.

- Chất lượng của kết cấu hạ tầng và các tiện ích thấp hơn tiêu chuẩn, không đáp ứng được nhu cầu kinh tế, mặc dù có cải thiện nhưng vẫn ở mức trung bình.

- Về mặt lực lượng lao động mặc dù đông về số lượng nhưng tay nghề vẫn còn yếu, trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa cao. Tình trạng này làm giảm tính cạnh tranh lao động của tỉnh trong các ngành công nghệ cao.

- Thiếu linh kiện, nguyên vật liệu và công nghệ hỗ trợ phải nhập khẩu, điều này làm cho các nhà đầu tư tiềm năng không đặt cơ sở của họ tại đây.

- Các công đoạn thực hiện quản lý đầu tư còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch còn mang tính kế hoạch hóa tập trung, dựa trên ý chí chủ quan không dựa trên diễn biến trên thế giới. Khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài trong thời gian dài không điều chỉnh kịp thời xu hướng của thế giới dẫn đến những thất bại không đáng có trong các dự án hậu quả là bãi công, giải thể,.. Trong công tác quy hoạch thiếu sự liên kết với các tỉnh lân cận điều này làm cho hiệu quả các dự án đầu tư giảm sút.

- Hoạt động xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế. Hoạt động này không chỉ đơn thuần là công tác tuyên truyền quảng bá mà là cả một hệ thống tiếp thị tổng hợp, chiến lược về sản phẩm, giá cả để thu hút nhà đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương chỉ tập trung vào việc đưa ra tài liệu giới thiệu, các chính sách ưu đãi, các dự án để kêu gọi nhà đầu tư, thông qua trang web, báo, hội thảo…Hình thức chưa đa dạng .

- Thủ tục hành chính khá phức tạp từ khâu thẩm định giấy tờ đến triển khai dự án còn quá nhiều phức tạp rườm rà, khó khăn về thời gian.

- Bên cạnh đó sự quản lý của các cơ quan chưa thống nhất với nhau. Tóm lại, thực trạng cho thấy dự án thì nhiều mà nhà đầu tư thì không thấy đâu. Như vậy làm thế nào để cải thiện vấn đề trên đây là vấn đề đặt ra cần được giải quyết.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1. Phƣơng hƣớng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở tỉnh Đồng Tháp: 3.1.1 Phƣơng hƣớng chung:

Theo QĐ số 470/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể nền kinh tế-xã hội đến năm 2020.

Đây là một kế hoạch lâu dài và có quy mô toàn diện trên tất cả các mặt. Vì vậy muốn thực hiện được điều này. Thì sự cần thiết phải có sự hỗ trợ vốn lớn từ bên ngoài. Đó chính là nguồn vốn FDI. Hiện tại FDI với chiều hướng đầu tư vào khu vực của ta. Vì vậy làm thế nào để tranh thủ được nguồn vốn này trong khi tỉnh nhà chưa có một chiến lược, quy hoạch cụ thể nào để đón đầu nguồn vốn này. Để tiếp nhận nguồn vốn này điều trước tiên ta phải thực hiện từ nhiều cách khác nhau, phải có trình tự, phải có phương hướng chiến lược hẳn hoi từ khâu quy hoạch đến chính sách, quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả.

Điều đầu tiên chúng ta cần làm là:

* Quy hoạch và xác định các dự án có tiềm năng thu hút FDI:

- Khu vực Đồng Tháp Mười có tiềm năng về nông nghiệp, thế mạnh của 2 chợ đầu mối lúa gạo Thanh Bình và trái cây Mỹ Hiệp, với lợi thế mùa lũ phát triển mạnh thủy sản bãi bồi, du lịch đồng nước, phát triển công nghiệp chế biến. Phát triển thương mại, dịch vụ gắn với đô thị trung tâm là Thành Phố Cao Lãnh. Một vùng đất phát triển gắn liền với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cần được tiến hành quy hoạch để trùng tu bảo vệ cũng như lên chiến lược quảng bá thu hút nhà đầu tư.

- Bên cạnh đó, khu vực sông Tiền, sông Hậu, sông Sa Đéc-kênh xáng Lấp Vò (thuộc trục hành lang kinh tế đông tây), với lợi thế là trung tâm thương mại giao thương lâu đời, chế biến nông sản và vườn cây ăn trái, vườn sinh thái…

- Ngoài ra khu vực ngoại biên cũng có lợi thế cả đường thủy lẫn đường bộ, cần tập trung đầu tư phát triển mạnh thương mại, với các cửa khẩu quốc tế Thường Phước, Dinh Bà và các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại đây.

Song song đó còn có các dự án lớn như Trung tâm thương mại tài chính thị xã Sa Đéc, Siêu thị bách hóa tổng hợp, Khu du lịch vườn phong lan,…Đang cần được quy hoạch đầu tư.

Để thu hút được nguồn vốn lớn FDI thì việc quy hoạch, hay chiến lược phát triển phải xoáy trọng tâm vào các vấn đề cơ bản như:

- Lựa chọn các lĩnh vực đột phá và động lực muốn thực hiện được điều này cần: tăng cường phát triển nông nghiệp, phát triển thương mại mậu dịch. Tập trung vào nguồn lực có lợi thế so sánh, phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu. Tập trung phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Cải cách hành chính, phát triển kinh tế đối ngoại,…thì khả năng thu hút vốn FDI từ bên ngoài mới nâng lên được.

* Ban hành các chính sách thu hút đầu tư:

Để tạo được sự chú ý đối với các nhà đầu tư. Thì UBND tỉnh tạo mọi điều kiện khuyến khích ưu đãi đối với mọi doanh nghiệp trên dịa bàn tỉnh, không phân biệt thành phần kinh tế nhà nước hay tư nhân. Người trong nước hay nước ngoài.

- Hỗ trợ và phát triển các dịch vụ tư vấn đầu tư như: tư vấn quản lý, tư vấn chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật, tay nghề, kỹ năng quản lý. Đưa ra chương trình tiếp thị, xúc tiến thương mại. Thực hiện chức năng cung cấp các thông tin về khoa học công nghệ, thị trường,...

- Áp dụng các chính sách khuyến khích, đảm bảo, ưu đãi, hỗ trợ theo qui định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn,…

- Ưu đãi về tín dụng:

+ Ưu tiên các cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên vay vốn dài hạn cho dự án đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất, sản phẩm xuất khẩu,…

+ Theo Nghị định số178/1999/NĐ-CP ưu tiên thế chấp tài sản hiện có bằng tài sản được hình thành từ vốn vay.

+ Tại điểm b, Phần 1, Khoản 2, Điều 1 của Quyết Định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 của Thủ tướng Chính Phủ . Đối với các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay ưu đãi tối đa bằng vốn tự có,…

+ Hỗ trợ chênh lệch về lãi suất và vốn ngân hàng.

+ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm của tỉnh ưu tiên cho vay vốn các dự án có hiệu quả và thu hút nhiều lao động,…

* Thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý hành chính, cải cách thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực: thẩm định dự án đầu tư, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đăng ký hộ khẩu công chứng,…

- Tiến hành quy hoạch sau đó thực hiện thông tin này đến các cấp các ngành cho đến nhân dân trong tỉnh.

- Cụ thể hóa mục tiêu nhiệm vụ của quy hoạch trong 5 năm, trên cơ sở tiến hành rà soát, kiến nghị theo thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình hiện tại.

- Theo Nghị định số 99/2006/NĐ-CP về công tác kiểm tra thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Chính Phủ. Nhằm giúp cho các dự án được diễn ra theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, giúp nhà đầu tư an tâm hơn.

- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu thẩm định dự án, và tổ chức thực hiện các chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chương trình dự án phát triển. Với nghị định này được ban ra nhằm bảo vệ môi trường cũng như tạo tâm thế an tâm cho môi trường đầu tư.

Đồng thời các Bộ, ngành Trung ương liên quan, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn UBND tỉnh trong quá trình thực hiện, điều chỉnh bổ sung nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của quy hoạch, đặc biệt xem xét hỗ trợ tỉnh trong việc huy động vốn.

3.1.2 Các chỉ tiêu thu hút FDI trong thời gian tới:

Theo thông tin của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Tính trên tất cả các mặt cần trùng tu, thay đổi, bổ sung thì nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2011-2020 khoảng trên 3.231.000 tỷ đồng. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hằng năm. Chúng ta cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Xây dựng các công trình dự án đầu tư đến năm 2020. - Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá giới thiệu sản phẩm.

- Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh và kế hoạch thu hút đầu tư, cần thực hiện các mục tiêu sau:

+ Cải cách thủ tục hành chính đầu tư: nhanh, gọn, ít tốn thời gian, chi phí và công sức.

+ Ban hành các chính sách hỗ trợ, minh bạch phù hợp với quy định của pháp luật. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, tạo thêm sự chú ý của họ thông qua chính sách,…

- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trong các lĩnh vực. Nhằm thay đổi tất cả các mặt của xã hội cũng như thay đổi cách nhìn của nhà đầu tư đối với tỉnh nhà. Đặc biệt trong các lĩnh vực sau:

+ Khoa học công nghệ: Phấn đấu đổi mới công nghệ toàn xã hội đạt 17%-21%/năm. Đến năm 2020 các đơn vị sự nghiệp chuyên khoa học và công nghệ chuyển sang hình thức doanh nghiệp khoa học và công nghệ, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy mô trung bình trong khu vực dân doanh. Chiếm khoảng 523.435 tỷ đồng. Vì phần đông các máy móc thiết bị do nhà đầu tư nước ngoài nhập vào ít tốn kém.

+ Bảo vệ môi trường. Phấn đấu tới năm 2020 tỷ lệ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 97%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch khu vực thành thị đạt 100%. Điều này cần đến khoảng 345.000 tỷ đồng.

+ Giáo dục và đào tạo: Phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ đạt chuẩn giáo dục mầm non là 30%, tiểu học là 60%, trung học cơ sở là 50%, trung học phổ thông là 80%. Giáo dục đại học và chuyên nghiệp là 504.133 tỷ đồng

+ Y tế: Phấn đấu nâng cấp bệnh viện đa khoa khu vực, nâng cấp các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế xã phường, đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm dự phòng, phòng chống HIVS, trung tâm chăm sóc sức khỏe nhi, phổi,…Nhu cầu chăm sóc sức khỏe là không thể thiếu vì vậy nguồn vốn cần đầu tư cho nó chiếm con số khá cao 654.363 tỷ đồng.

+ Văn hóa, thể thao: thực hiện toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn các khu di tích, du lịch như: Tràm Chim, Sẻo Quýt, khu di tích Gò Tháp, lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu nghĩ dưỡng Cao Lãnh,… khoảng gần 10.000 tỷ đồng.

+ Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn để giảm hao phí lao động cần vốn đầu tư khoảng 52.000 tỷ đồng

- Mở rộng các hình thức đầu tư BOT,BT,BTO,PPP…tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường vốn.

- Phát triển các hình thức liên doanh liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản.

Để thực hiện được các chỉ tiêu trên, cũng như thay đổi được bộ mặt xã hội toàn tỉnh, thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp thu hút vốn đầu tư về tỉnh nhà. Và cũng như hoàn thành tốt phương hướng chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020, đã đề ra.

3.2. Giải pháp thu hút FDI trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc dân hiện

Một phần của tài liệu tìm hiểu về thu hút và sử dụng nguồn vốn fdi ở tỉnh đồng tháp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)