Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu tìm hiểu về thu hút và sử dụng nguồn vốn fdi ở tỉnh đồng tháp (Trang 65 - 66)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Trong tình hình hiện tại ta có thể nhận thấy rằng, số lượng lao động của tỉnh tuy đông về số lượng nhưng kém về chất lượng, trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật chưa cao. Một phần là do con người, cũng một phần là do không có điều kiện để mà phát huy học hỏi. Chính vì vậy, cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp các ban ngành lảnh đạo tạo mọi điều kiện để họ có thể được nâng cao trình độ. Trong số các biện pháp đó là:

- Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng xã hội học tập.

Tạo điều kiện để tất cả mọi người có thể được đi học và không ngừng học, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa như Tháp Mười, Châu Thành,…

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học, hoàn thành việc kiên cố trường trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia như mục tiêu đã đề ra ở chiến lược phát triển, tỷ lệ đạt chuẩn trường mầm non 15%, tiểu học 25%, trung học cơ sở 30%, trung học phổ thông 50%.

Cần phải có sự phấn đấu phổ cập mầm non đạt chuẩn cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục trung học tại Tp Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, Hồng Ngự và các thị trấn. Cần phấn đấu toàn tỉnh đạt được phổ cập giáo dục phổ thông sau năm 2015.

- Cần phải đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề, nâng cao chất lượng theo hướng am hiểu kiến thức giỏi về thực hành.

Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cần phải có hoạt động củng cố mạng lưới các hoạt động dạy nghề.

- Kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng Trường Đại Học Đồng Tháp, Trường Cao đẳng Cộng Đồng, Trường Cao đẳng Nghề, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Trung cấp nghiệp vụ Giao Thông phù hợp với nguồn nhân lực và nhu cầu lao động..

Tiếp tục đầu tư trường trung cấp nghề theo yêu cầu thực tế của các huyện.

Có cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề tư nhân phát triển phù hợp theo quy hoạch chung của tỉnh.

Thường xuyên liên tục thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đảm bảo cán bộ thuế có trình độ, kiến thức kỹ năng quản lý thuế tiên tiến. Đồng thời đã là một cán bộ thì phải có đạo đức, tác phong nghề nghiệp, văn hóa ứng xử tốt. Kiện toàn và tăng cường hệ thống kiểm tra nội bộ trong toàn ngành thuế để kiểm soát, giảm thiểu và từng bước đi đến xóa bỏ hành vi gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về thu hút và sử dụng nguồn vốn fdi ở tỉnh đồng tháp (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)