4. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Quy hoạch và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng
Về mặt giao thông gắn kết với mạng lưới giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long và với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Phát triển trục dọc giao thông Tây Bắc - Đông Nam.
Kết nối vùng tứ giác Long xuyên, vùng kinh tế biên giới quốc lộ 1A (bao gồm tuyến quốc lộ 30,54, 80).
Cần phải phối hợp với Bộ giao thông vận tải nghiên cứu và nâng cấp đường tỉnh ĐT.848 thành quốc lộ 80B và mở mới quốc lộ 30B.
- Hệ thống đường tỉnh: cần phải chủ động xem xét nâng cấp một số tuyến đường tỉnh, các tuyến đường cấp huyện và liên xã; phát triển đồng bộ các tuyến đường đô thị.
- Giao thông thủy: cần nạo vét, mở rộng đáy luồn theo tiêu chuẩn tắc luồng tàu phù hợp với các tuyến luồng chính của đồng bằng sông Cửu Long đi qua địa bàn tỉnh (tuyến sông Tiền, sông Hậu), đảm bảo cho tàu trọng tải 5000 DWT lưu thông, các tuyến còn lại cho tàu, sà lan từ 200-600 DWT lưu thông. Nạo vét các luồng chạy theo tiêu chuẩn tắc các tuyến nội tỉnh chính đảm bảo cho tàu tự hành, sà lan, tàu kéo trọng tải từ 100-600 DWT lưu thông. - Cần khẩn trương nâng cấp các cảng biển trên địa bàng tỉnh đảm bảo tiếp nhận tàu có trọng tải 3000- 10000 DWT.
Định hình hóa các bến thủy nội địa về quy mô và đảm bảo khả năng tác nghiệp thông qua 100-150-200 ngàn tấn/năm.
Nâng cấp cảng hành khách bến tàu bến đò ngang sông đúng cấp kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn.
Cần phải có quy hoạch phát triển đô thị của Đồng Tháp theo hướng đa trung tâm.
Cần phải có sự kết hợp giữa vị trí địa lý với sự phát triển các vùng kinh tế, là trung tâm của các trục giao thông chính trong hiện tại và tương lai. Tập trung nâng cấp thành phố Cao Lãnh lên đô thị loại II, thị xã Sa Đéc đạt các chỉ tiêu đô thị loại III, các thị xã Hồng Ngự, thị trấn Lấp Vò, Mỹ An, Mỹ Thọ lên đô thị loại IV.
Trong đó cần phải xem xét phát triển thị xã Hồng Ngự tiếp cận đô thị loại III và hình thành một số đô thị loại V.
Tỷ lệ đô thị hóa cần phải đạt được là 32,8% năm 2015.
Để có thể thu hút được đầu tư thì trước hết ta phải hoàn thành tốt bộ mặt cơ sở hạ tầng của mình. Vì khi đầu tư một địa điểm nào đó nhà đầu tư thường chọn những địa điểm có cơ sở hạ tầng tốt .
3.2.3 Xúc tiến đầu tƣ.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ hướng vào nơi có điều kiện đầu tư tốt và được quảng bá rộng rãi thông qua các phương tiện khác nhau, sự cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài sẽ gay gắt hơn nhất là trong thời kỳ vốn đầu tư nước ngoài giảm. Trong trường hợp đó nơi nào có sự chào mời nhiệt tình thì nhà đầu tư sẽ rót vốn vào.
Trong nhiều năm qua tỉnh Đồng Tháp đã cố gắng cải thiện hoạt động xúc tiến đầu tư. Và cũng đạt được một số thành tựu có thể nói là đi vào chiều sâu. Có thể kể đến một số hoạt động tiêu biểu gần đây.
Trong cuộc triễn lãm thương mại xúc tiến đầu tư hạ tầng, bất động sản, xây dựng và công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng Việt Nam. Nằm trong khuôn khổ Hội nghị kinh tế hợp tác đầu tư Việt Nam - Nhật Bản tại Hà Nội. Tham dự triển lãm có 11 giang hàng của các tỉnh trong đó có Đồng Tháp.
Trong những năm gần đây, Đồng Tháp đã duy trì chỉ số năng lực cạnh tranh ở thứ hạng cao, đứng đầu khu vực ĐBSCL và hạng 3 (năm 2010) so với 63 tỉnh, thành trong cả nước. Đây là sự nỗ lực của chính quyền và các ngành, các cấp trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh nhà đạt được kết quả nổi bật. Hội nghị hợp tác xúc tiến Đầu tư giữa tỉnh Đồng Tháp với Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn được coi là điểm nhấn trong hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư của tỉnh. Hội nghị đã thu hút 250 đại biểu tham dự, trong đó có gần 130 nhà đầu tư trong nước và nước ngoài do Tổng công ty Tân cảng mời. Tạo điều kiện thuận lợi để Đồng Tháp tiếp xúc môi trường lớn và kêu gọi đầu tư.
Cũng như hoạt động trên. Tại các xã huyện cũng tổ chức hoạt động xúc tiến, đưa sản phẩm đến với người dân. Tại huyện Tân Hồng, diễn ra chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hình ảnh, dịch vụ của các doanh nghiệp đến với người tiêu dùng nông thôn tỉnh Đồng Tháp.
Bên cạnh đó, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TpHCM (ITPC) tổ chức khóa huấn luyện “Những công cụ xúc tiến đầu tư hiệu quả trong
giai đoạn hiện nay” tại Tp Cao Lãnh. Đem lại hiệu quả hoạt động khá tốt. Bên cạnh đó hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
- Một số khâu trong tổ chức hội chợ triển lãm chưa bài bản.
- Sự phối hợp giữa các sở ban ngành, tỉnh địa phương và Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư trong việc tiếp và mời gọi nhà đầu tư khá tốt. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa cao, do thông tin các dự án đầu tư chưa đủ rõ, gây khó khăn trong việc mời gọi đầu tư và giới thiệu dự án.
- Hoạt động thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh. Tuy nhiên vẫn chưa tạo được sức lan tỏa thông tin nhằm giới thiệu mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh.
Vì vậy cần phải tăng cường thêm nhiều biện pháp hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư hiện tại.
- Chủ động phối hợp với các tổ chức đơn vị hội chợ triển lãm và thông qua hệ thống xúc tiến thương mại, dịch vụ du lịch tỉnh, thành để có những hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp. Đảm bảo sau mỗi chuyến tham gia hội trợ, triển lãm khảo sát thị trường điều mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
- Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện thường niên của tỉnh, trong đó chú trọng đến chất lượng của hoạt động.
- Phối hợp các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong đó tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp Đồng Tháp tham gia quảng bá sản phẩm.
- Chủ động tìm nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước để tổ chức nhiều hơn nữa những phiên chợ hàng Việt về nông thôn.
- Thường xuyên tổ chức nhiều sự kiện, chương trình nhằm tạo động lực thúc đẩy mối liên kết nhiều mặt với các nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
- Ngoài ra, đẩy mạnh quảng bá giới thiệu sản phẩm của địa phương. - Chọn lọc các tạp chí báo đài truyền hình, có uy tín chất lượng để quảng bá, tuyên truyền môi trường đầu tư kinh doanh và hình ảnh Đồng Tháp.
- Coi trọng công tác cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch điện tử. Chú trọng việc vận hành cho có hiệu quả.
- Thông tin kêu gọi đầu tư trên mạng với các dự án phải thật chi tiết, rõ ràng lôi cuốn sự chú ý.
- Tăng cường gắn kết doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và nước ngoài. - Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch và đẩy mạnh quảng bá du lịch thông qua sự kiện thương mại du lịch. Trong đó chú trọng TpHCM nhằm thu hút khách về Đồng Tháp nhiều hơn.
- Đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp nhà phân phối trong nước, mở rộng hợp tác với doanh nghiệp, nhà sản xuất của tỉnh. Để thiết lập mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
- Chủ động lập kế hoạch tiếp cận nhà đầu tư. Tổ chức quan hệ với các cơ quan đại diện đầu tư ở Việt Nam và nước ngoài, các hiệp hội xúc tiến đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức hội nghị đầu tư nhằm quảng bá tiềm năng lợi thế dự án, thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh,…để kêu gọi đầu tư, cùng tham gia xúc tiến với Bộ công thương, Bộ ngoại giao.
- Tổ chức nắm tình hình kêu gọi ở địa phương để tháo gỡ kịp thời những vướn mắc, khó khăn. Thường xuyên rà soát điều chỉnh bổ sung danh mục dự án đầu tư phù hợp với tình hình thực tế. Để cung cấp chính xác cho nhà đầu tư.
- Tăng cường hợp tác với các cơ quan xúc tiến ngoài tỉnh học hỏi kinh nghiệm, tạo mạng lưới liên kết và nâng cao hiệu quả xúc tiến.
- Đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin với Trung tâm thông tin các bộ phận làm thông tin để phục vụ cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
- Liên kết với các tổ chức hiệp hội, tổ chức hội nghị hội thảo chuyên đề, chiến lược phát triển kinh tế, phát triển sản phẩm, kỹ năng kinh nghiệm kiến thức thực tế, về kỹ năng kỹ thuật nghiên cứu thị trường.
- Tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn về nghiệp vụ xúc tiến đầu tư do Bộ, ngành Trung ương, các hiệp hội, tổ chức trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm xúc tiến.
3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực.
Trong tình hình hiện tại ta có thể nhận thấy rằng, số lượng lao động của tỉnh tuy đông về số lượng nhưng kém về chất lượng, trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật chưa cao. Một phần là do con người, cũng một phần là do không có điều kiện để mà phát huy học hỏi. Chính vì vậy, cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp các ban ngành lảnh đạo tạo mọi điều kiện để họ có thể được nâng cao trình độ. Trong số các biện pháp đó là:
- Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng xã hội học tập.
Tạo điều kiện để tất cả mọi người có thể được đi học và không ngừng học, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa như Tháp Mười, Châu Thành,…
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học, hoàn thành việc kiên cố trường trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia như mục tiêu đã đề ra ở chiến lược phát triển, tỷ lệ đạt chuẩn trường mầm non 15%, tiểu học 25%, trung học cơ sở 30%, trung học phổ thông 50%.
Cần phải có sự phấn đấu phổ cập mầm non đạt chuẩn cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục trung học tại Tp Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, Hồng Ngự và các thị trấn. Cần phấn đấu toàn tỉnh đạt được phổ cập giáo dục phổ thông sau năm 2015.
- Cần phải đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề, nâng cao chất lượng theo hướng am hiểu kiến thức giỏi về thực hành.
Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cần phải có hoạt động củng cố mạng lưới các hoạt động dạy nghề.
- Kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng Trường Đại Học Đồng Tháp, Trường Cao đẳng Cộng Đồng, Trường Cao đẳng Nghề, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Trung cấp nghiệp vụ Giao Thông phù hợp với nguồn nhân lực và nhu cầu lao động..
Tiếp tục đầu tư trường trung cấp nghề theo yêu cầu thực tế của các huyện.
Có cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề tư nhân phát triển phù hợp theo quy hoạch chung của tỉnh.
Thường xuyên liên tục thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đảm bảo cán bộ thuế có trình độ, kiến thức kỹ năng quản lý thuế tiên tiến. Đồng thời đã là một cán bộ thì phải có đạo đức, tác phong nghề nghiệp, văn hóa ứng xử tốt. Kiện toàn và tăng cường hệ thống kiểm tra nội bộ trong toàn ngành thuế để kiểm soát, giảm thiểu và từng bước đi đến xóa bỏ hành vi gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp.
3.2.5. Trong các lĩnh vực khác:
Muốn thay đổi bộ mặt xã hội hiện tại. Cải thiện được trình độ dân trí lúc này, thì biện pháp cần thiết lúc này là chăm lo cho nền giáo dục của tỉnh nhà. Người ta có câu muốn uốn cây thì phải uốn từ nhỏ con người cũng vậy phải đầu tư ngay từ nhỏ thì sau này mới có khả năng tốt được. Chính vì vậy trong nhiều năm qua các cấp và ban ngành lảnh đạo tỉnh nhà đã không ngừng cải thiện môi trường giáo dục. UBND tỉnh cùng với sự phối hợp giữa các ban ngành, các cấp có liên quan; cấp ủy, UBND các huyện, thị, trong tỉnh giáo dục Đồng Tháp đã đạt được một số thành tựu nhất định: mạng lưới trường học trong tỉnh – từ mầm non (MN) đến trung học phổ thông (THPT) và các cơ sở giáo dục khác được quy hoạch một cách đồng bộ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện thị, thành trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân và những người có nhu cầu học tập đến trường; chất lượng giáo dục toàn diện - kể cả đại trà và mũi nhọn - của các ngành học cấp học được duy trì và có bước chuyển biến tích cực. Khoảng cách về chất lượng giáo dục của các ngành các cấp học được duy trì và phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì nền giáo dục còn gặp phải một số khó khăn vướng mắc:
- Là một tỉnh chưa giàu nên mức độ đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế nhất định.
- Một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên nhất là những người lớn tuổi còn hạn chế về năng lực, chưa theo kịp với xu thế đổi mới trong ngành.
- Một số chế độ, chính sách do TW quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương (chế độ công tác của cán bộ, giáo viên ngành học, chế độ thanh toán phụ cấp thêm giờ thêm buổi.
- Quy mô dân số ổn định nên yêu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa quy mô phát triển và chất lượng giáo dục toàn diện không còn là vấn đề lớn.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được đưa lên hàng đầu thì vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa việc phải nâng cao chất lượng đối với những điều kiện để đảm (bảo cơ sở vật chất, con người,…) là một trong những vấn đề quan trọng mà hiện nay cần được giải quyết.
- Tình trạng chất lượng giáo dục toàn diện vẫn còn độ chênh lệch nhất định giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Giữa vùng sâu và vùng xa, cần phải tập trung tháo gỡ. Vì vậy, phải tiến hành tập trung cải thiện những vấn đề trên từ những hành động nhỏ nhất.
- Cần huy động vốn lớn để hỗ trợ cho nền giáo dục, bằng cách đa dạng hóa các hình thức đầu tư cho giáo dục. Ngoài nguồn vốn ngân sách còn có quỹ hỗ trợ học bổng trong và ngoài nước, các dự án đầu tư cho giáo dục, tranh thủ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế,…
- Các cán bộ lâu năm trong công tác cần chuyển sang bộ phận bình ổn ít vận động nhiều và mở nhiều lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thêm.
- TW cần xem xét kỹ tình hình địa phương để đưa ra chế độ sách sách đối với cán bộ công nhân viên ở địa phương cho phù hợp.
- Việc bình ổn dân số, có kế hoạch nhằm đảm bảo cho tất cả mọi người được hưởng một nền giáo dục toàn diện.
- Rút ngắn khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng. Quan tâm ưu đãi đặc biệt đối với vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện hoàn cảnh khó khăn.