- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty
2.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất.
Do đặc thù, công ty vừa chuyên sản xuất các mặt hàng bán đại trà, vừa sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng mà sản phẩm của Công ty sản xuất chủ yếu là sản phẩm sứ dân dụng như Bát cơm, canh, đĩa, bộ ăn, bộ trà, bộ cà phê...., nên chi phí các loại như: điện, gas, đá thạch anh, đá trường thạch, đất sét, cao lanh... và chi phí nhân công trực tiếp là chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nguyên vật liệu cho SX sản phẩm của Công ty. Căn cứ vào vai trò tác dụng của từng loại chi phí trong SX, công ty đã phân loại như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất bao gồm:
+ Vật liệu chính: Đá thạch anh, đá trường thạch, đất sét và cao lanh,...
+ Vật liệu phụ: Màu vô cơ, thạch cao, dầu dung môi, đề can, tem nhãn các loại,... phụ tùng thay thế, sửa chữa máy móc.
Nhiên liệu: Gas, xăng dầu.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản phải trích theo lương.
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm tất cả các khoản chi phí phục vụ cho phân xưởng sản xuất như tiền điện, tiền nước, chi phí dịch vụ mua ngoài khác, khấu hao tài sản cố định…
2.2.1.2. Phân loại giá thành sản phẩm.
Công ty phân loại giá thành sản phẩm theo nguồn số liệu và thời điểm lập, bao gồm:
- Giá thành định mức: Là giá thành được căn cứ vào đơn đặt hàng, dựa trên dự toán tiên lượng về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành này được xác định trước khi sản xuất, làm căn cứ kiểm tra giám sát các chi phí thực tế bỏ vào sản xuất.
- Giá thành kế hoạch: Dựa trên những điều kiện cụ thể của Công ty và điều kiện SX tại phân xưởng, kế toán lập bảng dự toán chi phí giá thành kế hoạch, là
căn cứ để thực hiện sản xuất trong đó đã có các biện pháp giảm giá thành.
- Giá thành thực tế: Căn cứ vào chi phí tập hợp được của từng loại sản phẩm, kế toán xác định giá thành thực tế là toàn bộ chi phí hợp lý đã bỏ ra để hoàn thành sản phẩm. Giá thành này được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất.
2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dưới góc độ KTTC.
2.2.2.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp là tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ của doanh nghiệp.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty mang tính đặc thù là quy trình SX liên tục và khép kín từ khi nhập nguyên vật liệu (đất, đá…) đến khi nhập kho thành phẩm mà không có nửa thành phẩm bán ra ngoài và thực hiện nhiệm vụ sản xuất của mình một cách độc lập nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty là các mã sản phẩm cho toàn bộ quá trình sản xuất.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của Công ty được tập hợp theo từng khoản mục chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Đối với các chi phí nguyên trực tiếp (nguyên liệu, nhân công…) do có thể tập hợp được trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí nên công ty sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp. Trường hợp chi phí liên quan đến nhiều đối tượng thì áp dụng phương pháp phân bổ trong đó tiêu chuẩn phân bổ là doanh số. Doanh số được tính bằng số lượng sản phẩm hoàn thành nhân với đơn giá một sản phẩm. Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều mã sản phẩm nên được áp dụng phương pháp phân bổ theo tiêu thức doanh số.
2.2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Công ty cổ phần sứ Hải Dương chủ yếu SX sản phẩm sứ dân dụng nên nguyên vật liệu gồm nhiều loại khác nhau chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
Công ty thực hiện theo dõi các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, liên tục phản ánh và tiến hành hạch toán hàng ngày. Các chứng từ sử dụng như: Phiếu xuất kho, Hoá đơn mua hàng, Hóa đơn giá trị gia tăng… và các chứng từ khác liên quan.
Những nguyên vật liệu được dùng trực tiếp việc SX sản phẩm hình thành nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: gas, đất sét, cao lanh, đá thạch anh, đá trường thạch, thạch cao,...
Giá trị nguyên vật liệu xuất kho được công ty tính theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Công thức tính:
- Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu xuất kho đối với trường hợp nguyên vật liệu xuất từ kho sử dụng cho sản xuất sản phẩm, hóa đơn giá trị gia tăng đối với trường hợp nguyên vật liệu mua về đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm, bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, … Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ dùng để phản ánh giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng theo giá thực tế phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng.
- Tài khoản sử dụng và vận dụng tài khoản: để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2
TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu chính
TK 6212: Chi phínguyên vật liệu phụ, nhiên liệu ………
Khi có nhu cầu về NVL sản xuất cho một mã sản phẩm, kế toán căn cứ vào định mức chung của phòng kỹ thuật cấp để tính nhu cầu vật tư cho mã sản phẩm rồi lập “Lệnh xuất vật tư”. Phòng kỹ thuật xem xét đối chiếu với số lượng nguyên vật liệu cần thiết trong định mức và số tồn trong kho, ký duyệt, lập và gửi xuống kho Lệnh xuất kho. Thủ kho căn cứ vào lệnh xuất để xuất NVL cho các xí nghiệp. Sau khi xuất kho thủ kho ghi vào “Sổ xuất NVL”, sổ này được lưu ở kho, định kỳ thủ kho
Giá đơn vị bình quân sau
mỗi lần nhập =
Giá thực tế từng loại hàng tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng từng loại tồn kho sau mỗi lần nhập
chuyển chứng từ liên quan đến xuất kho cho kế toán vật tư vào sổ chi tiết NVL. Kế toán cập nhật vào phần mềm cuối tháng tiến hành tổng hợp chứng từ và tính giá.
Ví dụ: Thực tế trong quý I/2014 trên máy thể hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo định khoản đối với chi phí NVL chính ngày 12/03/2013 như sau:
Nợ TK 6211: 75.253.395 Có TK 1521: 75.253.395
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm theo các bước sau:
Sau khi nhập mật khẩu, màn hình làm việc chính xuất hiện với nhiều phần hành kế toán chi tiết, kế toán chọn “ Phiếu xuất kho”[Phụ lục 2.1].
Khi đó màn hình xuất hiện các ô nhập dữ liệu. Kế toán nhập dữ liệu vào máy, khi nhập xong kế toán ấn nút “Lưu và quay ra”. Sau khi mỗi nghiệp vụ nhập vào máy, chương trình sẽ tự động chạy và cho phép kết chuyển số liệu sang các sổ và báo cáo kế toán tương ứng. Để xem sổ và báo cáo tương ứng kế toán thực hiện: Từ màn hình menu, kế toán chọn : Báo cáo/Sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung, sau đó tiếp tục chọn Sổ chi tiết TK 621[Phụ lục 2.2], Sổ cái TK 621 [Phụ lục 2.3]. Sổ chi tiết TK 621
được mở chi tiết cho từng loại chi phí NVLTT.
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Do đặc thù SX của Công ty, lao động trực tiếp là một trong ba yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất. Chi phí cho nhân công trực tiếp cũng là yếu tố cơ bản và chiếm tỷ trọng khoảng (20–25)% trong việc cấu thành nên giá thành sản phẩm của công ty.
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân. Nhưng khi tính lương sản phẩm vẫn phải căn cứ vào quỹ lương được duyệt để phân bổ cho các đối tượng sử dụng và cho sản phẩm chung rồi từ đó cuối tháng kế toán tiến hành hạch toán để quyết toán lương. Tiền lương của công nhân trong công ty được tính theo công thức sau:
TLsp = SLsp x ĐG Trong đó:
SLsp: Số lượng sản phẩm hoàn thành theo quy định ĐG: Đơn giá tiền lương
Bên cạnh tiền lương, cán bộ công nhân viên trong công ty còn được xét chế độ tiền thưởng theo quy định của Nhà nước.
Ngoài tiền lương, tiền thưởng người lao động trong công ty còn được hưởng chế độ BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo quy định của Nhà nước.
Đối với các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) tại công ty được thực hiện đúng chế độ quy định. Tỷ lệ trích là 34,5% trên tổng quỹ lương. Trong đó: 24% tính vào chi phí của công ty; 10,5% còn lại khấu trừ vào lương của người lao động.
Doanh nghiệp trích nộp:
+ BHXH = Lương cơ bản x Hệ số lương x 18% + BHYT = Lương cơ bản x Hệ số lương x 3% + KPCĐ = Quỹ lương thực tế x 2%
+ BHTN = Lương cơ bản x Hệ số lương x 1% Các khoản khấu trừ vào lương người lao động: + BHXH = Lương cơ bản x Hệ số lương x 8% + BHYT = Lương cơ bản x Hệ số lương x 1.5% + BHTN = Lương cơ bản x Hệ số lương x 1%
Trong đó: Mức lương cơ sở để trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN là 1.150.000 đồng.
- Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Bảng chấm công: Tại Công ty việc chấm công được thực hiện trên phần mềm, mỗi công nhân đều có một mã riêng. Cuối tháng, quản đốc gửi Bảng chấm công lên phòng kế toán để tính lương.
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành: nhằm xác nhận số sản phẩm, công việc hoàn thành của cá nhân người lao động làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương cho người lao động.
+ Bảng thanh toán tiền lương: Căn cứ vào bảng chấm công, phiếu xác nhận công việc hoàn thành của từng cá nhân, mỗi xí nghiệp SX mở một bảng thanh toán tiền lương trong đó kê tên và các khoản lương được lĩnh của từng người.
- Tài khoản sử dụng và vận dụng tài khoản: Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Và một số tài khoản liên quan như: + TK 334 - Phải trả người lao động
+ TK 338 được mở chi tiết: TK 3382 - Kinh phí công đoàn; TK 3383 - Bảo hiểm xã hội; TK 338.4 - Bảo hiểm y tế; TK 338.9 - Bảo hiểm thất nghiệp.
Với mỗi loại sản phẩm đưa vào SX, phòng kỹ thuật sẽ SX thử để xác định thời gian và ước tính chi phí nhân công trực tiếp cho mã sản phẩm đó. Kế toán căn cứ vào báo cáo của phòng kỹ thuật xác định đơn giá bán cho từng mã sản phẩm sau đó chuyển cho cấp trên duyệt.
Toàn bộ Công ty sử dụng một phần mềm riêng để quản lý công nhân. Đó là phần mềm ERP - hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp gồm các phân hệ nhỏ là phân hệ chấm công và phân hệ quản lý tiền lương. Mỗi công nhân đều có một mã riêng và việc chấm công thực hiện trên phần mềm. Cuối tháng, quản đốc gửi Bảng chấm cônglên phòng kế toán để tính lương. Nhân viên chịu trách nhiệm tính lương sẽ căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng và đơn giá một đơn vị sản phẩm theo mã chung để tính lương và các khoản trích theo lương cho từng công nhân ở các phân xưởng. Khi đó kế toán định khoản ghi nhận chi phí nhân công theo mã sản phẩm quy đổi.
Ví dụ: chi phí nhân công trực tiếp của các mã sản phẩm đã được quy đổi về mã sản phẩm BBM 112 tháng 03 năm 2014 được ghi nhận:
Nợ TK 622 (BBM 112): 1.230.192.500 Có TK 334: 1.090.319.275
Có TK 338: 139.873.225
Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất kế toán tập hợp các khoản chi phí phát sinh liên quan vào TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp trên Sổ chi tiết TK 622, Sổ cái TK 622[Phụ lục 2.4], Sổ nhật ký chung….
Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí SX chung tại công ty cổ phần Sứ Hải Dương là những chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý trong phạm vi các phân xưởng sản xuất, chi phí sản xuất chung bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu
+ Chi phí dụng cụ SX
+ Chi phí khấu hao TSCĐ và Chi phí bằng tiền khác.
- Chứng từ sử dụng: Kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và các khoản theo lương của nhân viên phân xưởng, các hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu chi, bảng thanh toán tạm ứng cho chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền để nhập vào phần mềm kế toán.
- Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí SXC, công ty sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2:
+ TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272 - Chi phí vật liệu
+ TK 6273 - Chi phí công cụ dụng cụ + TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác.
- Quy trình kế toán:
Chi phí nhân viên phân xưởng:
Căn cứ vào bảng chấm công, nhân viên thống kê xưởng tính lương, lên bảng thanh toán lương và gửi lên giám đốc xí nghiệp duyệt rồi chuyển sang phòng kế toán. Kế toán tổng hợp sẽ tiến hành trích lương và các khoản theo lương của nhân viên phân xưởng.
Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng:
Chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dung cho quản lý là các chi phí về nguyên vật liệu xuất dùng cho SX tại các phân xưởng như chi phí về dầu mỡ, phụ tùng thay thế,…
Hàng ngày khi phân xưởng có nhu cầu về vật liệu, công cụ dụng cụ thì phân xưởng sẽ lập giấy đề nghị lĩnh vật tư và đưa lên Giám đốc xí nghiệp ký duyệt đồng thời thông qua ý kiến người phụ trách kỹ thuật. Trên cơ sở phiếu cấp vật tư, phòng kế toán lập phiếu xuất vật tư thông qua tổng kho để nhận vật tư.
Ví dụ: Ngày 12/3/2014, xuất vật tư phục vụ cho sản xuất sản phẩm trị giá: 1.068.234 đồng.
Nợ TK 627: 1.068.234 Có TK 153: 1.068.234
Kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất sẽ nhập dữ liệu vào máy, đơn giá vật tư xuất kho cũng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.
Chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất:
Với quy mô lớn, tài sản của Công ty bao gồm nhiều loại có giá trị và thời gian sử dụng khác nhau. Căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng cũng như mức đăng ký trích khấu hao của công ty với cục quản lý DN công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ.
Hiện nay công ty đang thực hiện trích khấu hao theo đúng chế độ, quy định hiện hành. TSCĐ của công ty bao gồm rất nhiều loại như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị,… Để thuận tiện cho việc hạch toán cũng như quản lý, mỗi tài sản