- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
2.2.2.3. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Hải Dương
- Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành, cần phải tính giá thành của một đơn vị sản phẩm. Việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành hai giai đoạn: giai đoạn xác định đối tượng tập hợp chi phí và giai đoạn tính giá thành sản phẩm. Về thực chất, xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định phải đòi hỏi tính giá thành một đơn vị đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của sản xuất hay đang trên dây chuyền SX, tùy theo yêu cầu của hạch toán nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.
Công ty SX nhiều loại sản phẩm, có mẫu mã quy cách khác nhau, sản phẩm hoàn thành phải qua nhiều công đoạn. Từ đặc điểm đó công ty xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng mã sản phẩm khác nhau sau đó được quy đổi về một mã sản phẩm chung chủ yếu và lấy hệ số bằng 1; đó là mã BBM 112.
Cụ thể như sau:
Mã ký hiệu BBM 112 - Bát cơm mỏng ( hệ số = 1) Mã ký hiệu BKB7-156 – Bát canh 7 ( hệ số = 2,1 ) Mã ký hiệu ĐBB7 – Đĩa 7 ( hệ số = 1,3 )
...
+ Công ty xác định kỳ tính giá thành sản phẩm là khi mã sản phẩm được sản xuất hoàn thành.
+ Việc tính giá thành sản phẩm tại Công ty được tiến hành khi kết thúc một kỳ kế toán.
Như vậy, để hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm công ty sử dụng mô hình kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế.
- Tính giá thành sản phẩm:
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Căn cứ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các sản phẩm, kế toán xác định giá thành đơn vị cho từng sản phẩm bằng cách lấy tổng chi phí của ba khoản mục chi phí kể trên chia (:) cho số lượng sản phẩm hoàn thành theo mã sản phẩm đã được quy đổi về mã sản phẩm chung.
Cuối kỳ, sau khi tập hợp toàn bộ chi phí SX phát sinh theo các khoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC thì kế toán tiến hành kết chuyển các khoản mục này sang bên nợ TK 154 để làm cơ sở lập bảng giá thành sản phẩm. [Phụ lục 2.9]
Ví dụ, tháng 03/2014, do không có sản phẩm dở dang nên kế toán tính giá thành sản phẩm theo công thức sau:
Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất trong kỳ
= 3.162.990.100 + 1.230.192.500 + 935.897.900 = 5.329.080.500 đồng.
Trong tháng 3 năm 2014 công ty sản xuất được 1.130.000 sản phẩm (đã được tính quy đổi ra mã BBM 112), vì vậy:
5.329.080.500 = = 4.716,0 đồng/sản phẩm 1.130.000 Kế toán nhập kho thành phẩm: Nợ TK 155: 5.329.080.500 Có TK 154: 5.329.080.500