• Yếu tố chính trị, pháp luật: Trong những năm gần đây, hoạt động của
toàn hệ thống ngân hàng được sự quan tâm lớn của xã hội và sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước cũng như chính phủ. Số văn bản quy định hoạt động của ngân hàng được đưa ra rất nhiều và liên tục, điều chỉnh rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của ngân hàng, đặc biệt là huy động và cho vay. Một số ví dụ về quy định, văn bản gần đây nhất được áp dụng đó là:
-Về lĩnh vực huy động: Thông tư số 17/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2011 quy định lãi suất tối đa với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, lãi suất tối đa
tối đa áp dụng với tiền gửi có kỳ hạn trên 1 tháng là 11%, riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở áp dụng lãi suất tối đa với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên là 11.5%. Tương tự, lĩnh vực huy động vàng và USD cũng bị kiểm soát theo quy định của NHNN. Huy động bị hạn chế đã khiến Techcombank gặp khó khăn trong việc ổn định cơ cấu nguồn vốn để hoạt động hiệu quả.
- Về lĩnh vực tín dụng: Chỉ thị 01/2012/CT-NHNN ngày 13/02/2012 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012: Cụ thể trong chỉ thị này Ngân hàng Nhà nước quy định tốc độ tăng trưởng tín dung năm 2012 dù là với các ngân hàng thuộc nhóm 1 cũng không vượt quá 17%, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích không được vượt quá 16% tổng dư nợ cho vay (Rất nhiều mảng của lĩnh vực cho vay tiêu dùng được xếp vào lĩnh vực không khuyến khích)
- Ngoài ra, NHNN còn có rất nhiều văn bản, quy định về các hoạt động khác của ngân hàng .
- Một số các quy định khác do chính phủ ban hành cũng tác động tới hoạt động cho vay tiêu dùng: Điển hình là các quy định tăng phí, lệ phí đối với xe ô tô đã khiến những khách hàng có nhu cầu vay mua ô tô từ bỏ ý định. Các TSBĐ là ô tô bị giảm mạnh cả về tính thanh khoản lẫn giá trị.
- Ngoài ra,các thủ tục hành chính ở Việt Nam còn nhiêu khê, và tốn kém thì giờ, công sức đi lại của người dân cũng gây trở ngại đối với hoạt động cho vay tiêu dùng.
• Yếu tố kinh tế: Kinh tế là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của cả hệ thống ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng. Những điểm nổi bật về kinh tế những năm gần đây là: suy thoái, lạm phát, thất nghiệp gia tăng:
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tốc độ tăng GDP 5,32% 6.78% 5.89%
CPI 6.52% 11.75% 18.58%
Qua bảng thống kê trên có thể thấy rõ một thực tế đó là tỷ lệ CPI cao hơn nhiều so với lạm phát, đặc biệt là trong năm 2010 và 2011. Nói cách khác, thu nhập thực tế của người dân có xu hướng ngày càng giảm. Vì thế, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu và bi quan về tương lai. Do đó họ sẽ ít tìm đến các khoản vay tiêu
dùng, đặc biệt là các khoản vay tiêu dùng vào các mặt hàng xa xỉ. Còn đối với lĩnh vực cho vay bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn do sự đóng băng của thị trường bất động sản ở các TP lớn, điển hình là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Thanh khoản và giá trên thị trường bất động sản giảm mạnh, nhiều dự án xây dựng chung cư, khu đô thị bị đình trệ.
Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam còn tồn tại một vấn đề nhức nhối gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng chính là tín dụng đen. Những thành phần cho vay tín dụng đen tại Việt Nam không hề cung cấp, lập hồ sơ hay đăng ký các thông tin về các khoản tín dụng này với bất cứ cơ quan, tổ chức nào. Do đó các ngân hàng rất khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin liên quan đến các khoản vay tín dụng đen. Hậu quả là việc kiểm tra thông tin về các khoản nợ mà người xin vay đang có trách nhiệm sẽ không đầy đủ. Thậm chí còn xuất hiện tình trạng vay nợ ngân hàng để trang trải cho các khoản nợ từ tín dụng đen. Hoặc ngược lại là vay tín dụng đen để đáo hạn nợ ngân hàng nhằm tạo uy tín ban đầu, gây khó khăn cho việc đánh giá, thẩm định và tái thẩm định với các khách hàng này
• Yếu tố văn hóa xã hội: Đầu tiên, người dân vẫn chưa hoàn toàn có thói quen sử dụng các sản phẩm cho vay tiêu dùng, đặc biệt là cho hàng hóa và dịch vụ, do đó nhu cầu lớn nhất của khách hàng khi vay tiêu dùng vẫn là dành cho bất động sản. Tiếp đến là thói quen sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào xã hội, các doanh nghiệp cũng thường trả lương bằng tiền mặt. Do đó rất khó khăn cho Techcombank khi muốn kiểm tra các khoản thu nhập của khách hàng trước và sau khi cho khách hàng vay.
• Yếu tố công nghệ: Công nghệ của toàn xã hội còn ở mức thấp. Do đó ngân hàng rất khó khăn trong việc thẩm định các thông tin về khách hàng. Ngay cả với các thông tin về tài sản bảo đảm, dù đã giữ sổ đỏ, hộ khẩu của khách hàng, cán bộ tín dụng vẫn rất khó khăn trong việc xác minh thông tin. Thực tế gần đây hiện tượng dùng phôi sổ đỏ thật để rồi tạo sổ đỏ giả, đánh lừa ngân hàng đang diễn ra.
• Sức ép cạnh tranh từ nội bộ ngành:
Hiện nay, số lượng các ngân hàng tại Việt Nam là khá cao. Tổng cộng hiện nay tại Việt Nam có tất cả trên một trăm ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước
ngoài. Trong đó, hầu hết các ngân hàng đều phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng với nhiều tên gọi khác nhau.
Trên thực tế, thị trường ngân hàng tài chính tại Việt Nam cạnh tranh không thật sự công bằng, các ngân hàng thương mại quốc doanh có nguồn vốn lớn và được nhiều sự ưu đãi của nhà nước hơn, thuận lợi trong mạng lưới giao dịch và chi nhánh, thế nên thường có lãi suất cho vay thấp hơn. Để bù lại bất lợi đó, Techcombank và các ngân hàng thương mại cổ phần khác có chất lượng dịch vụ tốt, chất lượng nhân viên tín dụng tốt, thời gian và quy trình thẩm định đơn giản hơn…
Sức ép cạnh tranh của ngành ngân hàng là rất cao, có thể thấy rõ trong thời gian gần đây, các thương vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng đang gia tăng. Nguyên nhân là do một số ngân hàng sau khi thành lập đã không thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác trên thị trường. Bằng nỗ lực và quyết tâm, Techcombank nằm trong nhóm 1 trong hệ thống các ngân hàng thương mại theo sự phân loại của ngân hàng nhà nước.
Dù vậy, Sức ép cạnh tranh vẫn là một thách thức rất lớn đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của Techcombank.