phát triển: Khách hàng khi vay tiêu dùng sẽ thường có nhu cầu sử dụng thêm các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Ví dụ như dịch vụ xem thông tin về tài khoản của mình đối với sản phẩm thẻ tín dụng thông qua mobile banking, internet banking, đối với khách hàng vay mua ô tô và nhà thì thường kết hợp với việc bán bảo hiểm xe ô tô, nhà trong suốt thời hạn vay, thậm chí là sau khi đã tất toán hợp đồng. Các khách hàng vay tiêu dùng thường là các khách hàng có thu nhập định kỳ cao, có uy tín trong xã hội, đặc biệt đối với sản phẩm thẻ tín dụng, do đó chúng ta có thể thông qua khách hàng để giới thiệu, quảng bá, cung cấp các sản phẩm khác như tiền gửi, trả lương qua tài khoản nếu khách hàng là kế toán trưởng hoặc chủ một doanh nghiệp.…
• Cho vay tiêu dùng giúp Techcombank nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng: Trong khi các khách hàng doanh nghiệp thường quan tâm nhiều nhất tới lãi suất thì với các khách hàng cá nhân, nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới quyết định xin vay của họ như chất lượng dịch vụ, quy trình thủ tục đơn giản hay phức tạp, thời gian xử lý hồ sơ nhanh hay chậm, thái độ, sức thuyết phục của nhân viên ngân hàng… Tại Techcombank, chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân đã được tiêu chuẩn hóa. Đây là một điểm mạnh rất tốt của Techcombank.
2.4.Những nhược điểm còn tồn tại và nguyên nhân của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank
2.4.1. Những nhược điểm còn tồn tại của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Techcombank Techcombank
• Chất lượng của dư nợ cho vay tiêu dùng trong năm 2011 thấp hơn so với trong năm 2010: đây là một thực trạng không tốt. Đầu tiên các khoản nợ xấu ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, uy tín, thương hiệu của Techcombank. Thứ hai, Techcombank có nguy cơ mất cả gốc và lãi trong các khoản nợ xấu này.
Thứ ba, việc khách hàng chậm trả nợ cũng ảnh hưởng tới sự tính toán về thanh khoản của ngân hàng.
• Cơ cấu hoạt động cho vay tiêu dùng không cân đối, cụ thể là tập trung quá nhiều vào cho vay mua bất động sản, chiếm tỷ lệ 83% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Hiện nay việc mua bất động sản không chỉ nhằm mục đích để ở mà với một số người còn nhằm mục đích đầu tư, mua đi bán lại. Đầu tư vào bất động sản đem lại lợi nhuận lớn song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi khách hàng gặp rủi ro thì khả năng thu hồi nợ của Techcombank cũng bị ảnh hưởng. Cơ cấu dư nợ tập trung quá nhiều vào một mục đích vay sẽ giảm khả năng phân tán rủi ro của ngân hàng.
• Đánh giá quá cao vai trò của tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm: Về nguyên tắc, tài sản bảo đảm chỉ là nguồn thu hồi nợ cuối cùng của ngân hàng khi khách hàng không thể thanh toán nợ. Tuy nhiên trong thực tế, các cán bộ tín dụng thường quan tâm nhiều nhất đến tài sản bảo đảm rồi mới tới thu nhập thường xuyên của khách hàng, đặc biệt là trong các khoản cho vay nhằm mục đích mua bất động sản.
• Khả năng thẩm định tài sản bảo đảm chưa cao: Tài sản bảo đảm thường được đánh giá theo giá trị thị trường mà chưa lường hết được bất ổn của thị trường. Ví dụ trong cơn sốt đất tại ngoại thành Hà Nội, Techcombank đã giải ngân một lượng khá lớn các hợp đồng tín dụng nhận thế chấp bất động sản tại đây. Hậu quả là khi giá đất giảm mạnh, một lượng lớn hợp đồng tín dụng phát sinh nợ xấu, công tác thu hồi nợ và thanh lý tài sản bảo đảm cũng sẽ rất khó khăn bởi lẽ đất tại đây không chỉ sụt giảm về giá trị mà còn giảm cả tính thanh khoản. Ngoài ra công tác tái thẩm định giá trị tài sản bảo đảm cũng không được thực hiện một cách thường xuyên.
• Sự liên hệ với các bên liên quan còn chưa phong phú và đa dạng: Để có thể vay tiền mua bất động sản được hình thành trong tương lai tại Techcombank, khách hàng cần phải mua sản phẩm này từ các dự án trong danh sách Techcombank quy định. Ví dụ như theo danh sách hiện tại thì chỉ có 5 dự án tại Hà Nội được Techcombank cho phép sử dụng làm tài sản bảo đảm. Đó là Usilk City (Khu đô thị Văn Khê mở rộng), Mandarin, Royal City, Times City, Văn Phú Victoria. Thậm chí
trong 5 dự án này thì có 2 dự án là Royal City và Times City chỉ nhận làm tài sản bảo đảm trong trường hợp là cán bộ nhân viên của Techcombank vay vốn, vậy là với các khách hàng khác chỉ có thể lựa chọn 1 trong 3 dự án. Đối với sản phẩm vay mua ô tô, tại Hà Nội cũng chỉ có 3 showroom ô tô liên kết với Techcombank: Công ty CP ôtô Trường Hải - CN Long Biên, Công ty TNHH 1 Thành Viên Việt Á, Ôtô Việt Nam. Việc lựa chọn đối tác liên kết có tác dụng bảo đảm an toàn, chất lượng tín dụng song cũng có nhược điểm là bó hẹp sự lựa chọn của chính khách hàng cũng như khả năng mở rộng tín dụng của Techcombank với các khách hàng tốt.
• Sự tác động đến các nguồn trả nợ của khách hàng còn thấp: Trong thực tế, việc thanh toán nợ định kỳ của khách hàng còn phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác của khách hàng. Do đó, tình trạng khách hàng nộp tiền trễ hạn ngày càng tăng. Ngoại trừ các khách hàng được trả lương qua thẻ của Techcombank hoặc là cán bộ nhân viên của Techcombank thì ngân hàng gần như không thể tác động vào các nguồn thu nhập của khách hàng. Trong khi đó với các khách hàng vay tiêu dùng, số tiền nợ phát sinh do quá hạn 1 2 ngày thường không đáng kể nên tình trạng khách hàng chậm trả nợ thường xảy ra. Việc này ảnh hưởng đến công tác dự báo luồng tiền của ngân hàng.