khâu lập kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, GDPL đến khâu kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng trong hoạt động phối hợp tuyên truyền, phổ biến GDPL. Đồng thời đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân.
3.3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân nông dân
Xây dựng lực lượng báo cáo viên pháp luật ở tỉnh, cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, hình thành lực lượng nòng cốt không chuyên trách làm nhiệm vụ PBGDPL. Ngành Tư pháp có trách nhiệm giúp UBND quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo đúng quy chế hoạt động, tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về PBGDPL, biên soạn các loại tài liệu phục vụ trực tiếp cho hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
Tiếp tục thống kê, rà soát nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn tỉnh để thực hiện quản lý, hướng dẫn và phát triển đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hình thành mạng lưới báo cáo viên pháp luật theo ngành, theo lĩnh vực, theo địa bàn trong tỉnh; thu hút những người làm công tác dịch vụ, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý vào lực lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và nông dân nói riêng.
Đổi mới chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm gắn đào tạo với việc bố trí, sử dụng nhân lực trên cơ sở yêu cầu của công việc, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa phương; định kỳ hàng năm
79
thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chuyên về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, GDPL dưới các hình thức hội nghị, hội thảo, lớp học, tập huấn, cung cấp tài liệu bảo đảm cập nhật kiến thức pháp luật kịp thời cho lực lượng cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
UBND cấp huyện phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức hoà giải cơ sở, chọn cử những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia đội ngũ hoà giải viên, đưa hoạt động hoà giải vào nền nếp, phát huy vai trò tác dụng của công tác hoà giải trong việc tuyên truyền PBGDPL, giữ gìn an ninh trật tự trong cộng đồng dân cư, chủ động phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Toàn tỉnh có 3.773 tổ hòa giải ở cơ sở và 22.676 hòa giải viên. Đây là lực lượng hùng hậu có mặt thường xuyên tại địa bàn nơi xãy ra các vụ việc và cũng là những người am hiểu về tập quán, tính cách của người dân nơi đây, vì thế đối tượng này cần phải được quan tâm tập huấn cho họ những kiến thức cơ bản về pháp luật theo định kỳ để họ có đủ kiến thức và hiểu biết khi tham gia hòa giải, mặt khác họ phải thường xuyên được cấp phát các tài liệu về pháp luật để làm cẩm nang cho hoạt động thực tiễn.
Biên soạn, cung cấp tài liệu pháp luật và các điều kiện cần thiết khác hỗ trợ cho lĩnh vực PBGDPL; hàng quý được phổ biến, cập nhật nội dung những văn bản pháp luật mới ban hành; mở chuyên trang, chuyên mục trao đổi lý luận, kinh nghiệm PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng để đội ngũ này có điều kiện tiếp cận, trao đổi học hỏi nâng cao trình độ.
Nghiên cứu xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ làm công tác PBGDPL; hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính đáp ứng tốt hơn cho công tác PBGDPL.
Kiểm định, đánh giá, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực đã được đào tạo bồi dưỡng.
80