Ở nước ta, nông dân chiếm hơn 70% số dân cả nước - họ là một bộ phận của dân cư, là lực lượng đông đảo trong quần chúng nhân dân lao động, là động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa và chính họ là người trực tiếp sản xuất ra của cải nuôi sống xã hội.
22
- Về nghề nghiệp: Hầu hết nông dân đều là lao động nông nghiệp, trồng trọt chăn nuôi là chủ yếu, số còn lại là những người làm dịch vụ cung cấp tiêu thụ sản phẩm, buôn bán nhỏ... Chính vì vậy phần lớn trong số họ ít có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với kiến thức ngoài xã hội, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong nhận thức kiến thức pháp luật của nông dân.
- Về văn hóa: So với mặt bằng chung thì đối tượng nông dân thường có trình độ văn hóa thấp hơn, lại không đồng đều, trong đó trình độ bậc tiểu học và trung học là phổ biến. Chính vì trình độ văn hóa không cao, không đồng đều đó đã khiến cho nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật, cũng như kiến thức về pháp luật...
- Đặc điểm về tâm lý , tình cảm: Đối tượng là nông dân trong đời sống, lao động sản xuất thường coi trọng yếu tố kinh nghiệm vì thế bên cạnh những yếu tố tích cực cũng bộc lộ những nhược điểm như tâm lý tự ty, an phận, ngại va chạm... bên cạnh đó đối tượng này cũng rất dễ tin, dễ bị lợi dụng, điều này thấy rõ qua các vụ việc khiếu kiện đông người. Tuy nhiên tâm lý, tình cảm của đối tượng này cũng rất dễ bị thay đổi, vì vậy giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật là việc trang bị cho họ những kiến thức hiểu biết về pháp luật để họ nhận thức được trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ, bảo vệ quyền lợi công dân của mình, từ đó giúp họ có thêm hiểu biết và thể hiện chính kiến của mình trước các sự việc hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, lao động sản xuất.