Giai cấp nông dân chiếm lực lượng đông đảo trong xã hội, ý thức pháp luật là nhân tố góp phần nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đòi hỏi mọi người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và
32
pháp luật. Vai trò xây dựng ý thức pháp luật của nông dân thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:
1.4.2.1. Xây dựng ý thức pháp luật góp phần hình thành và nâng cao ý thức pháp luật của nông dân
Ý thức pháp luật của mỗi cá nhân thể hiện mối quan hệ giữa con người đối với pháp luật, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Pháp luật chỉ có thể trở thành công cụ có tác dụng điều chỉnh những hành vi đúng đắn khi sự cần thiết của nó đối với xã hội được ghi nhận, chấp nhận, khi mà nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật thực sự trở thành nhu cầu chấp hành một cách tự nguyện và có ý thức của bản thân mỗi người.
Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân tác động đến ý thức của họ, từ chỗ họ không để ý, rồi biết, hiểu, sau đó là chấp hành và thực hiện pháp luật. Làm cho họ từ chỗ không quan tâm, hoặc không biết đến sự tồn tại của pháp luật đến chỗ họ bắt đầu quan tâm, rồi tiếp cận, tìm hiểu về pháp luật và hành động theo pháp luật, từ đó họ không chỉ được nâng cao sự hiểu biết về pháp luật mà còn định hướng được hành vi của mình theo đúng yêu cầu quy định của pháp luật. Sự hiểu biết pháp luật của nhân dân là yếu tố đầu tiên để hình thành ý thức pháp luật, pháp luật phải trải qua nhiều hình thức khác nhau mới đến được với người dân và trở thành sự hiểu biết về pháp luật, ý thức pháp luật..
1.4.2.2. Xây dựng ý thức pháp luật góp phần hình thành niềm tin của nông dân đối với pháp luật
Pháp luật thực hiện một cách nghiêm chỉnh không chỉ phụ thuộc vào sự cưỡng chế hay sự đe dọa trừng phạt mà còn phụ thuộc vào sự giáo dục, vào sự nhận thức về vị trí và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội . Thông qua việc giáo dục pháp luật , người dân được nâng cao nhận thức về vai trò và sự
33
cần thiết của pháp luật đối với đời sống xã hội từ đó từng bước hình thành niềm tin vào pháp luật như là một lẽ phải, là sự công bằng trong cuộc sống, đó chính là lúc người dân không chỉ quan tâm đến pháp luật, làm theo quy định của pháp luật mà còn tin tưởng vào pháp luật, đó là sự tin tưởng vào một phương tiện, công cụ để bảo vệ lợi ích của mình cũng như của cộng đồng. Điều đó giúp họ nhận thức đúng và có động cơ đúng, hành vi đúng trong thực hiện pháp luật và tích cực đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
1.4.2.3. Xây dựng ý thức pháp luật tạo tiền đề, cơ sở cho mỗi cá nhân nông dân trong việc hiểu và nghiêm túc thực hiện pháp luật
Do đặc điểm nông dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, trình độ văn hóa không cao, ít có điều kiện tiếp cận với pháp luật. Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nên việc hưởng thụ các giá trị tinh thần còn nhiều hạn chế, thường chỉ qua phương tiện phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền thanh của địa phương... Mặt khác trong nông dân vẫn còn tồn tại nhiều tư tưởng xưa cũ “mặc cảm, tự ty, an phận”... Vì vậy xây dựng ý thức pháp luật đối với đối tượng này sẽ giúp cho họ có được khả năng sử dụng pháp luật, sử dụng có hiệu quả những quyền mà pháp luật trao cho mình để bảo vệ chính bản thân mình, đồng thời cũng nhận thức được những hành vi sai trái và mạnh dạn đấu tranh với những hành vi đó.
1.4.2.4. Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân góp phần xây dựng “gia đình văn hóa”
Gia đình là tế bào của xã hội , đồng thời cũng là mảnh đất hình thành nhân cách, trí lực và nuôi dưỡng những tình cảm tốt đe ̣p , trong sáng của con người. Trong điều kiện hiện nay khi đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới và hội nhập với thế giới thì vấn đề gia đình ngày càng được quan tâm hơn. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối
34
sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” [19, tr.116].
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển vững chắc, tạo điều kiện cho mỗi người dân, mỗi gia đình phát huy được tính năng động, sáng tạo và trí tuệ, tài năng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường cũng đặt các gia đình Việt Nam trước những thách thức không hề nhỏ, đó là mối quan hệ đạo đức trong gia đình chưa được chú trọng, nhiều biểu hiện xấu trong nếp sống nảy sinh, nếp nghĩ và cách ứng xử, quan niệm lệch lạc... làm ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình.
Để ngăn chặn những nguy cơ đó, giúp gia đình tránh khỏi vòng xoáy đó thì trách nhiệm mỗi thành viên trong gia đình, nhất là ông bà, cha mẹ ngoài việc là trụ cột kinh tế trong gia đình cũng cần phải được trang bị những kiến thức về nhiều lĩnh vực, trong đó kiến thức và sự hiểu biết về pháp luật là vấn đề quan trọng hàng đầu. Có kiến thức về pháp luật thì họ mới hiểu được hành vi nào là đúng, hành vi nào sai, những việc nào được làm, việc nào không được làm.
Như vậy chỉ có những hiểu biết nhất về các lĩnh của đời sống xã hội nói chung và kiến thức về pháp luật nói riêng nông dân mới có thể tham gia đóng góp được những ý kiến đúng đắn với cơ quan có thẩm quyền , mới phát hiện được những hành vi sai trái đi ngược lại với lợi ích của xã hội , của nhân dân và tự bảo vệ mình để không bị kẻ xấu lợi dụng.