Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng ý thức pháp luật là vấn đề bức xúc. Xây dựng ý thức pháp luật là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
35
điểm, nhận thức; hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật; hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật; nâng cao khả năng hiểu biết và sử dụng pháp luật, tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân. Nhằm hình thành và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật cho từng cá nhân công dân và cho toàn xã hội. Bởi vì sự am hiểu, nhận thức đúng đắn về pháp luật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tình cảm với pháp luật, phát triển tri thức pháp luật; tri thức pháp luật giúp cho con người tổ chức một cách có ý thức hành vi của mình và tự kiểm tra hành vi từ các quan điểm, chuẩn mực pháp lý.
Quan điểm và những giải pháp cụ thể xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân sẽ được tác giả nêu tại Chương 3 của luận văn. Nội dung xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân bao gồm các nội dung sau:
- Lập chương trình, kế hoạch về xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân. Đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân.
- Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cho nông dân nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân.
- Thường xuyên nghiên cứu, khảo sát tình hình xây dựng ý thức pháp luật của nông dân, xử lý thông tin phản hồi từ nông dân.
- Nâng cao năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền, tạo lập niềm tin của nhân dân.
- Mở rộng công khai dân chủ để người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ở địa phương trong sạch, vững mạnh.
- Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân. Từ đó tạo niềm tin, sự ủng hộ, thái độ tích cực và sự
36