Nâng cao việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH nước giải khát coca cola việt nam (Trang 77 - 80)

Mục tiêu của công ty là lợi nhuận nhƣng đồng thời trong sứ mệnh Coca Cola Việt Nam vẫn hƣớng đến thực hiện trách nhiệm với xã hội và đảm bảo đạo đức kinh doanh.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần nâng cao thƣơng hiệu doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng thị phần và tạo thêm nhiều lợi nhuận hơn thông qua việc giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh.Thực chất, trong xã hội hiện nay ngƣời tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm đó.Đứng trƣớc áp lực xã hội nhƣ vậy, rất nhiều công ty phải đƣa trách nhiệm xã hội vào chƣơng trình hoạt động của mình.Đặc biệt với một công ty kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nhƣ Coca Cola Việt Nam, vấn đề này cần phải đƣợc quan tâm một cách nghiêm túc. Công ty sử dụng hoàn toàn dây chuyền máy móc tự động trong quá trình sản xuất. Thực tế, Coca Cola Việt Nam cũng nhận đƣợc vốn đầu tƣ sản xuất lớn từ công ty mẹ, vì vậy công ty cần tận dụng tối đa lợi thế này để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, tạo niềm tin đối với ngƣời tiêu dùng về sản phẩm đƣợc bảo chứng về an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, công ty cần đảm bảo môi trƣờng làm việc tốt cho ngƣời lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, đối xử bình đẳng, chăm sóc sức khỏe định kỳ và xây dựng những chuẩn mực hành vi đối xử giữa các thành viên một cách nhân văn. Đây là một yếu tố giúp gia tăng sự hài lòng, lòng gắn bó của ngƣời lao động đối với doanh nghiệp và thu hút thêm nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Không chỉ vậy chính công ty cũng đƣợc hƣởng lợi từ thực hiện trách nhiệm xã hội.Công ty có thể tiết kiệm chi phí từ việc ứng dụng các kỹ thuật giảm thiểu chất thải, áp dụng mô hình khép kín xử lý chất thải, từ đó giúp doanh nghiệp có đƣợc giá cả cạnh tranh hơn và đem lại hiệu suất lớn hơn.

68

Trong thực tế, Coca Cola Việt Nam tham gia và tổ chức rất nhiều các hoạt động xã hội, từ thiện và đã có những hành động thiết thực trong cam kết bảo vệ môi trƣờng, tuy nhiên công chúng có nhận thức rất ít hoặc không biết đến khía cạnh này trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam của công ty. Coca Cola Việt Nam chủ yếu đƣợc nhận diện bởi những chiến dịch quảng bá tốn kém trên các kênh truyền thông hay hệ thống phân phối phủ rộng hay những hình ảnh quảng cáo thu hút trên truyền hình hoặc ngay trên những đƣờng phố lớn. Chính vì vậy, để hình ảnh công ty đƣợc công chúng hiểu biết một cách toàn diện hơn, những nhà quản trị marketing cần điều chỉnh hài hòa mối quan hệ “Doanh nghiệp – Công dân” (Corporate – Citizen) (Nguyễn Đình Tài, 2009).Theo đó trên phƣơng diện hoạt động, một doanh nghiệp không khác gì so với công dân. Công dân và doanh nghiệp đều cùng phải hoạt động kinh tế (làm ra thu nhập) để tồn tại và đóng góp cho nền kinh tế, cả hai đều phải tuân thủ pháp luật của nhà nƣớc và cả hai đều phải tuân thủ những quy định (luật) bất thành văn về đạo đức.

Văn hóa doanh nghiệp định hƣớng cho mọi hoạt động chiến lƣợc của doanh nghiệp, có tính ổn định và bền vững bất chấp sự thay đổi thƣờng xuyên của cá nhân kể cả những ngƣời sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp. Vậy nên một nền văn hóa mạnh và đúng đắn sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp đảm bảo thực hiện trách nhiệm xã hội là góp phần cho sự phát triển bền vững của công ty, trong đó đòi hỏi các hoạt động quản trị nhƣ quản trị nguồn nhân lực, quản trị sản xuất, quản trị marketing cũng cần theo định hƣớng vì trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh, cụ thể là tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trƣờng, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lƣơng công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm.

4.3.4.Tăng cường đặc điểm của văn hóa gia đình trong môi trường làm việc của Công ty

Qua tiến hành khảo sát, nhân viên trong Công ty mong muốn bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện hơn. Đặc biệt, Coca Cola Việt Nam với đặc điểm là một công ty nƣớc ngoài nên tại các vị trí lãnh đạo cấp cao của công ty có một số là

69

ngƣời nƣớc ngoài, do vậy thƣờng phát sinh những hiểu nhầm, khác biệt về văn hóa giữa lãnh đạo và nhân viên. Công ty cần xác định những mâu thuẫn lâu dài giữa các nhóm, phân tích những mâu thuẫn này và đề ra kế hoạch can thiệp có hệ thống nhằm loại bỏ những mâu thuẫn đó, cải thiện mối quan hệ giữa các nhóm.

Ban lãnh đạo kích thích tinh thần làm việc của nhân viên thông qua các hoạt động văn hóa cụ thể hƣớng đến con ngƣời nhƣ các lễ hội truyền thống, xây dựng mô hình đại gia đình Coca Cola Việt Nam. Việc xây dựng tinh thần làm việc thoải mái và khuôn phép giúp thỏa mãn các nhu cầu ngày càng đa dạng và ngày càng cao của nhân viên.Ngoài ra, công ty cũng có thể xây dựng hệ thống đánh giá 360 độ nhằm đánh giá thực tiễn hoạt động lãnh đạo của tất cả các vị trí lãnh đạo cấp cao. Có nghĩa là thu thập ý kiến đánh giá từ cấp dƣới, ngƣời cùng cấp bậc và cấp trên, sau đó phân tích những dữ liệu này và hỗ trợ các nhà quản lý cấp cao lắng nghe những phản ánh từ thông tin thu thập đƣợc để lên kế hoạch làm tốt hơn những công việc quản lý và lãnh đạo. Một cách khác là tiến hành khảo sát những kỳ vọng trong thực tế đang là động lực hành động của quản lý cấp trung nhằm tạo ra những khả năng lựa chọn theo cách khích lệ các nhà quản lý làm việc băng cách trao quyền nhiều hơn cho cấp dƣới và theo lối đổi mới nhiều hơn. Để xây dựng môi trƣờng làm việc thân thiện gần gũi, công ty phải biết gắn kết các thành viên, làm cho tất cả các nhân viên đều có nối kết, có liên quan đến mọi giai đoạn xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lƣợc của tổ chức.

Ngoài ra, điều quan trọng trong xây dựng môi trƣờng làm việc và hoàn thiện mối quan hệ giữa các thành viên phải dựa trên tinh thần học hỏi, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.Các chuẩn mực về nghi lễ truyền thống trong năm cần đƣợc duy trì và tổ chức cố định, đặc biệt là các ngày kỷ niệm lớn nhƣ ngày truyền thống thành lập công ty, tập đoàn. Đây là cơ hội tốt để gia tăng sự thân thiết, hòa đồng giữa các thành viên trong công ty và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa công ty. Ban tổ chức cần tổ chức nhiều hoạt động đòi hỏi sự tham gia tập thể và phát động những cuộc thi với những câu hỏi tìm hiểu về lịch sử công ty, về sứ mệnh, nhiệm vụ và những giá trị cốt lõi. Không chỉ tạo sự gắn kết trong tổ chức, điều này còn giúp các thành viên có những

70

nhận thức tích cực về những giá trị tốt đẹp trong văn hóa của công ty. Coca Cola Việt Nam là một tập thể với phần lớn là ngƣời trẻ tuổi nên rất cần các hoạt động phong trào đoàn thể sôi nổi, thu hút sự quan tâm của mọi ngƣời. Trong thời gian tới công ty cần tập trung vào quy mô và tính lan tỏa của các hoạt động văn hóa này để góp phần tăng cƣờng mối quan hệ, đoàn kết giữa các thành viên, khơi dậy sự tự hào và lòng trung thành vì thế cũng tăng lên.

Trong môi trƣờng kinh doanh biến đổi không ngừng, các thành viên trong công ty luôn có nhu cầu học hỏi, nâng cao chuyên môn. Ban lãnh đạo có thể đánh giá nhu cầu và xác định xem nhu cầu nào cần đƣợc ƣu tiên trƣớc và dựa vào đó lên kế hoạch thực hiện. Đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu của cá nhân nhân viên mà còn góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của công ty và gia tăng năng lực cạnh tranh của chính công ty. Xét về những mục tiêu dài hạn, đào tạo giới quản lý cấp trung sẽ giúp họ hiểu biết đầy đủ hơn những áp lực chiến lƣợc đặt ra với cả tổ chức và vai trò của quản lý sẽ phải thay đổi nhƣ thế nào để tổ chức trở nên hiệu quả hơn.

Văn hóa gia đình tập trung phát triển con ngƣời với sự tín nhiệm cao tuy vậy khi thực hiện các biện pháp nêu trên cần lƣu ý quan tâm đến nhân viên nhƣng không đƣợc để họ trở nên vô kỷ luật hay tùy tiện và tránh kết bè kéo cánh vì quyền lực. Ban lãnh đạo cũng cần phải tránh đặt ra những kỳ vọng quá cao khi xây dựng các chƣơng trình đào tạo.

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH nước giải khát coca cola việt nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)