Tính cấp thiết đối với việc thực hiện đề tài

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ (Trang 53 - 55)

Trong phục hồi chức năng vận động của người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não thì phục hồi chức năng bao gồm quá trình tập đứng rất quan trọng. Theo thống kê thì ở Mỹ hàng năm có có khoảng 700000 – 750000 bệnh nhân tai biến mạch máu não mới hoặc tái phát. Thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tai biến mạch máu não là 115/100000 dân còn tỷ lệ mắc mới trung bình hàng năm là 28.25/100000 dân. Tỷ lệ này đang gia tăng ở mức đáng lo ngại đối với cả hai giới nam và nữ ở các lứa tuổi. Theo thống kê ở các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố qua từng thời kỳ 3-5 năm cho thấy tỷ lệ bệnh nhân vào điều trị nội trú tăng 1,7-2,5 lần. Tỷ lệ tai biến mạch máu não tăng theo thang tuổi.

Để có thể tạo nên kết quả phục hồi toàn diện, thiết bị trợ giúp người bệnh tập đứng trong quá trình phục hồi chức năng là một phần không thể thiếu. Tại Việt Nam hiện nay, tất cả các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đều đã có khoa Phục hồi chức năng, 240 quận/huyện, 2500 phường/xã đã triển khai phục hồi chức năng. Tuy vậy, phục hồi chức năng nhất là chức năng vận động cho bệnh nhân tai biến mạch máu não còn đang là vấn đề mới đối với chúng ta. Chúng ta chưa có đủ các trang thiết bị chuyên môn dùng cho chuyên khoa này. Ngoài ra, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu của ngành y tế hiện đang là bước đi chính và là biện pháp chiến lược để giải quyết vấn đề khuyết tật tại Việt Nam. Như vậy, nhu cầu về thiết bị trợ giúp phục hồi chức năng vận động nói chung và phục hồi chức năng đứng nói riêng là rất lớn.

Đã có một số công ty trong nước sản xuất các dụng cụ trợ giúp chức năng đứng như thanh song song, khung tập đứng. Tuy nhiên, các dụng cụ này khá đơn giản, không có tính tùy biến cao. Khi tập luyện, các bệnh nhân phải dùng sức của hai cánh tay để chống lên khung nhằm đỡ trọng lượng của cơ thể, giảm tải trọng tác dụng lên đôi chân. Như vậy, khả năng thay đổi mức độ tải trọng tác dụng lên đôi chân để phục hồi chức năng đứng không hề có chút định lượng nào mà hoàn toàn chỉ là cảm tính, phụ thuộc vào bệnh nhân. Mức độ hỗ trợ từ bên ngoài hoàn toàn không có. Thời gian cần thiết để phục hồi chức năng cho bệnh nhân là lâu. Các thiết bị của nước ngoài thì nhờ có cơ cấu hỗ trợ lực động từ bên ngoài nên tải trọng tác dụng lên đôi chân là thay đổi được. Nhờ đó khả năng phục hồi của bệnh nhân cao hơn và thời gian phục hồi cũng nhanh hơn (thời gian tập luyện phục hồi rút ngắn được 30%). Tuy nhiên giá thành một thiết bị ngoại nhập là khá đắt. Như đã nêu thì giá của các thiết bị nhập khẩu thì các nước tiên tiến châu Âu hoặc Mỹ thì ít nhất cũng là 1,5 tỷ. Trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay, lượng bệnh nhân là nhiều, thời gian tập luyện lâu mà mỗi thiết bị chỉ sử dụng được cho một bệnh nhân tại một thời điểm nên giá thành như vậy là chưa phù hợp. Các thiết bị do Trung Quốc sản xuất thì giá

54

thành cũng rơi vào khoảng 300-400 triệu đồng cho một thiết bị mà lại không có trợ lực động nên hiệu quả phục hồi chức năng chưa cao. .

Việc ứng dụng các tiến bộ mới của công nghệ điện tử, điều khiển, cơ khí vào nghiên cứu, chế tạo thiết bị trợ giúp phục hồi chức năng đi đứng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não là rất cần thiết. Thiết bị sau khi chế tạo thành công có thể được ứng dụng tại các khoa, phòng Phục hồi chức năng của các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, thiết bị này còn có thể được sử dụng để phục hồi chức năng đứng cho bệnh nhân tại nhà dưới sự chỉ dẫn chi tiết, tỉ mỉ của bác sỹ. Nhờ đó sẽ làm giảm suất đầu tư thiết bị của các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe (do giá thành thấp hơn nhập ngoại), giảm nhập siêu, đồng thời góp phần phát triển một ngành kinh tế kỹ thuật chuyên dụng có khả năng xuất khẩu.

55

Chương 2. Phân tích và thiết kế hệ thống

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ (Trang 53 - 55)