Mục tiêu giải quyết việclàm thời kỳ 2001-2005.

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động thành phố vinh nghệ an và một số giải pháp giải quyết việc làm (Trang 75 - 78)

I. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆCLÀ MỞ VIỆT NAM THỜI KỲ 2001-2005.

4.Mục tiêu giải quyết việclàm thời kỳ 2001-2005.

Tạo mở việc làm mới và đảm bảo việc làm cho người lao động có khả năng lao động, có yêu cầu làm việc. Thực hiện các biện pháp để trợ giúp người chưa có việc làm sẽ nhanh chóng có được việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc làm hiệu quả thấp sẽ có được việc làm đầy đủ hơn và việc làm hiệu quả cao hơn; tiến tới mục tiêu việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả và tự do lựa chọn việc làm. Từng bước giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho ngươì lao động, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Điều chỉnh, cân đối cung cầu lao động, ổn định việc làm, tiến tới đảm bảo đầy đủ việclàm cho người lao động, việc làm hợp lý với chất lượng đào tạo, năng suất lao động cao, phân bố lao động hợp lý.

5. Phương hướng giải quyết việc làm thời kỳ 2001- 2005.

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó tạo mở việc làm và tác động tích cực đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Giải quyết thực hiện các kế hoạch nhà nước, các chương trình, dự án với mục tiêu sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc làm.

Đối với khu vực thành thị, bên cạnh việc phát triển các doanh nghiệp có quy mô lớn, hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cần phát triển các lĩnh vực, các ngành nghề có khả năng thu hút được nhiều lao động như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hoạt động kinh tế khu vực phi chính thức. Phát triển hình thức gia công sản xuất hàng hoá tiêu dùng phục vụ xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá các mặt hàng, trước hết là các mặt hàng có công nghệ sử dụng nhiều lao động như may mặc, Da giầy, gốm sứ, lắp ráp điện tử... Phát triển mạnh các hình thức dịch vụ ở thành thị.

Đối với khu vực nông thôn, cùng với việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng đa canh, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi. Cần phát triển mạnh các ngành nghề phi nông, lâm, ngư nghiệp sử dụng nhiều lao động nhưng cần ít vốn. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống có giá trị kinh tế cao, các làng nghề gắn với đô thị hoá nhỏ ở nông thôn. Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở khu vực này nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, khắc phục tình trạng thiếu việc làm, việc làm kém hiệu quả và có thu nhập thấp, đồng thời góp phần làm giảm bớt sức ép về việc làm ở khu vực thành thị.

Ngoài ra, Nhà nước cần phải ban hành và triển khai thực hiện các chính sách và biện pháp nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề dôi dư lao độn trong DNNN.

b. Để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, một trong những phương hướng quan trọng là điều chỉnh các yếu tố về cung lao động. Trong thời gian tới, cần phát triển nguồn lao động cả về sức khoẻ, phẩm chất và trình độ CMKT; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, tích cực phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm thu hút nhiều hơn dân số trong độ tuổi lao động vaò học, góp phần làm giảm tỷ lệ tham gia lực lượng của nguồn nhân lực, giảm sức ép về việc làm trong nền kinh tế; đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng và đổi mới cơ

cấu đào tạo, nhất là cơ cầu ngành nghề phù hợp với nhu cầu về lao động hay nhu cầu phát triển việc làm. Phân phối hợp lý nguồn lao động, định hướng các dòng di chuyển lao động dựa trên khả năng tạo việc làm của từng vùng, từng khu vực. Đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động nước ngoài, coi đây là một biện pháp quan trọng trong lĩnh vực giải quyết việc làm.

c. Nhà nước tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người lao động, tiếp tục mở rộng cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm. Hình thành phát triển và thực hiện điều tiết có hiệu quả thị trường lao động, đặc biệt là đẩy mạnh các hoạt động của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm. Mở rộng các hình thức giải quyết việc làm, hoàn thiện hệ thống luật pháp, xây dựng và bổ sung các chính sách về lao động - việc làm. Nhà nước đưa vào triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thời kỳ 2001-2005 nhằm phối hợp, lồng ghép giữa các chương trình, dự án, các hoạt động của các ngành các cấp, các đoàn thể, hội quần chúng, tạo ra mọi khả năng để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra trong lĩnh vực giải quyết việc làm.

Phương hướng giải quyêt việc làm cho 7,5 triệu lao động thời kỳ 2001-2005. Đơn vị: 1000 lao động. Lĩnh vực tạo việc làm Số lao động được thu

hút.

1. Đầu tư của các doanh nghiệp và tư nhân trong nước.

2. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

3. Phát triển cơ sở hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau.

4. Chương trình trồng 5 triệu ha rừng, khai hoang, khoanh nuôi bảo vệ 50 vạn ha rừng.

5. Cho vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Mở rộng cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.

7. Chương trình xoá đói giảm nghèo

8. Các hình thức giải quyết việc làm của các

1.600 400 1.400 500 700 1.700

9. Xuất khẩu lao động. 100

200

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở THÀNH PHỐ VINH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2001- 2005, ĐẶC BIỆT LÀ

Một phần của tài liệu Thực trạng lao động thành phố vinh nghệ an và một số giải pháp giải quyết việc làm (Trang 75 - 78)