Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó a) Những mặt tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại steeltec hà nội (Trang 37 - 38)

a) Những mặt tồn tại cần khắc phục

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty cũng cũn cú những mặt tồn tại, yếu kém cần được khắc phục để hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình phát triển của công ty được tốt hơn:

Thứ nhất: Hàng tồn kho và công tác quản lý hàng tồn kho.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm là tốt tăng đều qua các năm, tuy nhiên một vấn đề còn tồn tại với công ty là: hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng VLĐ (chiếm 52,01 %), kế hoạch hàng tồn kho chưa hợp lý, dẫn đến kỳ luân chuyển VLĐ dài (53,57 ngày có giảm so với năm 2009 nhưng mức giảm còn chậm chỉ giảm 3,46%) vòng quay VLĐ thấp, gây ứ đọng vốn.

Hệ thống kho bãi quản lý chưa khoa học dẫn đến hàng nhập sau thì xuất trước, tồn đọng những mặt hàng bị han gỉ do thời tiết gây thất thoát lớn.

Thứ hai: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty chưa hợp lý, nợ phải trả mặc dù đã giảm đi đáng kể trong năm 2010 (giảm 19,45) vẫn còn khá cao chiếm 72,83% trong tổng nguồn vốn của Công ty.

Cơ cấu TSLĐ cũng thiếu hợp lý lượng tiền mặt trong quỹ của công ty hiện tại chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn kinh doanh cũng như vốn lưu động (chiếm 1,9% giảm 67,99 so với năm 2010), nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty, dẫn đến việc công ty có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như vị thế của công ty.

Pa

ge

2

Các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 25,03% tổng VLĐ), tốc độ thu hồi nợ chậm. Chứng tỏ công ty bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn.

Công tác xử lý các khoản nợ quá hạn còn nhiều bất cập, chưa có biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu, biện pháp duy nhất vẫn thường áp dụng là ngừng cung cấp hàng hoá cho những khách hàng nợ quá hạn. Sự phối kết hợp giữa phòng kế toán và phòng kinh doanh trong việc thu hồi công nợ cũng như xử lý các khoản nợ đến hạn cũng chưa thực sự tốt làm chậm tiến độ xử lý nợ quá hạn. Điều này gây ứ đọng vốn lưu động trong khâu thanh toán, ảnh hưởng không nhỏ tới việc kế hoạch hoá ngân quỹ của Công ty, kế hoạch trả nợ các ngân hàng, cũng như tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu khoản này còn lớn thì rủi ro mất vốn vẫn còn rình rập và như vậy là sử dụng vốn không có hiệu quả.

Thứ tư: Quản lý, sử dụng TSCĐ

Hiệu suất sử dụng tài sản chưa cao. Nguyên nhân do: Công ty đầu tư thêm nhà xưởng, máy móc thiết bị mới chưa khai thác hết thời gian và công suất của máy móc thiết bị. Hơn nữa, có nhiều tài sản khác chưa được huy động vào việc tạo doanh thu của Công ty.

Công tác quản lý TSCĐ chưa thực sự tốt, chưa sử dụng tối đa và hợp lý TSCĐ vào hoạt động sản suất kinh doanh. Thêm vào đó trình độ của cán bộ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chưa sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị mới đã làm ảnh hưởng đến công suất sử dụng TSCĐ.

Trên đây là một số mặt còn tồn tại, trong những năm tiếp theo công ty cần có biện pháp để khắc phục giúp quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại steeltec hà nội (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w