Đánh giá thực trạng phát triển thịtrường laođộng ở Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triên thị trường lao động tại hà nội (Trang 34)

có thể tìm được những công việc phù hợp với khả năng, tạo cơ hội cho người lao động tham gia đông đảo vào thị trường lao động.

Năm 2005 Thành phố đã đầu tư 276 triệu đồng để khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của 1.038 doanh nghiệp. Ngày 1/4/2006 Website thông tin thị trường lao động đầu tiên của thành phố được khai trương và chính thức đưa vào hoạt động với tên gọi: “ vieclamhanoi.net” nhằm hỗ trợ cho người lao động tìm việc làm và hỗ trợ cho người sử dụng lao động cần tuyển dụng.

* Hội chợ việc làm.

Hội chợ việc làm là nơi cung cấp cho mọi tầng lợp nhân dân thủ đô các thông tin về thị trường lao động nhằm hỗ trợ người lao động đồng thời giúp các doanh nghiệp tuyển dụng lao động, các cơ sở dạy nghề trong tuyển sinh và cung ứng, giới thiệu việc làm của các đơn vị dịch vụ việc làm. Mặt khác hội chợ việc làm là dịp để người lao động có cơ hội tìm hiểu về chỗ làm việc, các ngành nghề đào tạo, yêu cầu và nhu cầu tuyến dụng lao động của các doanh nghêp. Chính vì vậy từ năm 2002 đến nay, Thành phố Hà Nội đã 4 lần tổ chức Hội chợ việc làm. Năm 2002: 1 lần; năm 2003: 1 lần; năm 2004: 1 lần; năm 2005: 1 lần.

3.2. Đánh giá thực trạng phát triển thị trường lao động ở Thành phố HàNội Nội

2.3.1. Những kết quả đạt đưọc.

Trong 7 năm từ năm 2001 đến năm 2007 trung bình mỗi năm toàn thành phố giải quyết việc làm cho 45839 người.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm từ 7,39% năm 2001 xuống còn 5,74% năm 2007 ( giảm 1,65% ).

Cơ cấu lao động chuyến dịch phù họp với cơ cấu kinh tế (tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ tăng 47,05% năm 2001 lên 51,88% năm 2007 và tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm 25,88% năm 2001 xuống còn 18,76 năm 2007)

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có hơn 70 doanh nghiệp có chức năng xuất khấu lao động. Từ năm 2001 đến nay toàn thành phố đã đưa được 332.506 người đi xuất khấu lao động.

theo luật doanh nghiệp gồm 677 doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm.

Ket quả từ năm 2001 đến năm 2005 đã có 269485 người được các trung tâm dịch vụ việc thành lập theo nghị định 72/CP tư vấn việc làm ( bình quân 53897 người/năm). 109.928 người được giới thiệu và cung ứng việc làm ( bình quân: 21985 người/năm ) và 71414 người được dạy nghề ngắn hạn (bình quân: 14282 người/năm).

Năm 2005 Thành phố đã đầu tư 276 triệu đồng để khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của 1.038 doanh nghiệp. Trang Web “ vieclamhanoi.net” ra đời nhằm hỗ trợ cho người lao động tìm việc làm và hỗ trợ cho người sử dụng lao động càn tuyển dụng.

Toàn thành phố đã tổ chức được 4 hội chợ việc làm nhằm cung cấp cho mọi tầng lợp nhân dân thủ đô các thông tin về thị trường lao động nhằm hỗ trợ người lao động đồng thời giúp các doanh nghiệp tuyển dụng lao động, các cơ sở dạy nghề trong tuyển sinh và cung ứng, giới thiệu việc làm của các đơn vị dịch vụ việc làm.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.

Số người có nhu cầu giải quyết việc làm hàng năm lớn, tỷ lệ thât nghiệp luôn ở mức cao so với các địa phương khác.

Số ngoại tỉnh nhập cư tự do vào Hà Nội tìm việc ngày càng lớn ( hiện tại số người ngoại tỉnh đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội chiếm trên 7% dân số thành phố ).

Số lao động dôi dư khi thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước có nhu càu tìm việc làm mới khoảng trên 10.000 người.

Số lao động bị mất, thiếu việc làm do chuyển đổi mục đích sử dung đất nông nghiệp bình quân mỗi năm xấp xỉ 20.000 người.

> Tất cả đã làm tăng sức ép dân số, việc làm, làm cho tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở Hà Nội ngày càng bức xúc hơn.

Ket quả xuất khẩu lao động thấp do:

Tâm lý kén chọn việc làm, không đi làm những công việc giản đơn, nặng nhọc và không đi những nước có đời sống thu nhập thấp.

Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động của Hà Nội chưa đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực cho hoạt động xuất khấu lao động (trong 8 doanh nghiệp của Hà Nội có chức năng xuất khẩu lao động thì chỉ có 4 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả ).

kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu của co quan quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp chưa thường xuyên và kịp thời, nên đã xảy ra mộ số hiện tượng môi giới trong hoạt động xuất khẩu lao động làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và tác động xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm còn nhiều bất cập.

Năng lực hoạt động của 11 trung tâm dịch vụ việc làm đã được thành phố quy hoạch còn nhiều hạn chế, thiếu sự gắn kết trong quá trình hoạt động, đặc biệt là trong lĩnh vực trao đối, cung cấp thông tin về lao động việc làm; nhiều hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động do trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, trang thiết bị và cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu chưa xứng với nhiệm vụ được giao.

Hệ thông dịch vụ việc làm tư nhân tuy số lượng nhiều nhưng hoạt động không hiệu quả do nghiệp vụ thấp, hoạt động chạy theo lợi nhuận, thu phí tùy tiện, có doanh nghiệp còn lợi dụng chức năng dịch vụ việc làm ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh để lừa đảo làm thiệt hại cho người lao động và gây khó khăn cho thành phố trong công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ việc làm.

Hệ thống thông tin thị trường lao động còn yếu kém.

Chưa thiết lập được hệ thống thông tin đồng bộ về thị trường lao động từ thành phố tới các quận, huyện, phường, xã; đặc biệt công tác thống kê số lượng, chất lượng nguồn lao động và kiểm soát kết quả việc làm còn nhiều khó khăn, việc cập nhật thông tin, báo cáo ở cấp cơ sở không nghiêm túc, không thường xuyên do thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác lao động xã hội phường, xã, dẫn đến việc đánh giá giải quyết việc làm hàng năm và dự báo về thị trường lao động còn chưa chính xác và kịp thời làm ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động của thành phố Hà Nội.

-» Từ thực trạng của thị trường lao động tại Hà Nội như trên, sau đây là một số giải pháp nhằm đẩy nhanh sự phát triển của thị trường lao động của thành phố.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÉN NĂM 2015.

3.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển thị trường lao độngỏ’ thành phố Hà Nội. ỏ’ thành phố Hà Nội.

3.1.1. Mục tiêu phát triến kinh tế xã hội và phát triển thị trường lao động của thành phố Hà Nội.

*Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội.

Tốc độ tăng GDP bình quân năm: năm 2015 là 14%. GDP bình quân đầu người: năm 2015 là 3000 ƯSD/người.

Cơ cấu kinh tế: năm 2015 cơ cấu kinh tế theo thứ tự công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp là: 43 % - 57% - 0,5%.

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1%, tăng cơ học ở mức dưới 1%. Hàng năm có 47000 người bước vào độ tuổi lao động.

Diện tích nhà ở đô thị: năm 2015 là 1 lm2/người. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới: năm 2015 là 0,5%.

* Mục tiêu phát triến thị trưòng lao động của thành phố Hà Nội.

Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm và giá trị lao động, đảm bảo phát triển thị trường lao động khách quan, lành mạnh, ổn định, tạo ra nhiều việc làm, khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ, đẩy mạnh xuất khẩu lao động chất lượng cao, xuất khẩu chuyên gia.

Mở rộng quy mô, chất lượng công tác đào tạo nghề đảm bảo hợp lý về cơ cấu, ngành nghề và phù họp với nhu cầu của thị trường lao động kết họp với nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng lao động, xây dựng đội ngũ nhân viên, công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ các nhà quản trị kinh doanh giỏi.

* Chỉ tiêu cụ thế đến năm 2015

Hàng năm giải quyết việc làm cho 82000 đến 85000 người lao động.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 5,5 và nâng tý lệ sử dụng thời giam lao động khu vực nông thôn lên 90%.

Cơ cấu lực lượng lao động trong các ngành Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp đạt tỷ lệ: 52%-33%-15%.

3.1.2. Quan điếm của thành phố Hà Nội trong việc phát triến thị trưòng lao động.

Vai tò của thị trường lao động trong các thị trường ngày nay được nhận thức như một yếu tố năng động nhất. Thị trường lao động là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy trong quá trìn phát triển kinh tế xã hội của thành phố phải đặt người lao động vào vị trí trung tâm, tạo điều kiện khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của người lao động cho công cuộc xây dựng thủ đô.

Phát triển thị trường lao động là quá trình tạo việc làm cho người lao động để tham gia vào quá trình phát triển của quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng. Phát triển thị trường lao động chính là quá trình tạo lập và sử dụng lao động vì sự tiến bộ kinh tế và xã hội. Phát triển thị trường lao động có ý nghĩa phát huy nguồn lực con người theo phương trâm phát triến bền vững, gắn phát triển thị trường lao động với phát triển giáo dục đào tạo và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động.

Hình thành và phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra những khả năng to lớn để tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. vấn đề rất cơ bản trong đổi mới toàn bộ hệ thống quản lý lao động và giải quyết việc làm nước ta theo đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động là phải tổ chức toàn bộ lao động xã hội, tạo một đội ngũ lao động có cơ cấu số lượng và chất lượng phù họp với cấu trúc kinh tế mới. Tố chức hoạt động của thị trường lao động có tổ chức, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động, phổ cập kiến thức về xã hội cho lao động trước hết là thanh niên.

Nhà nước có vai trò trong việc tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng cho người lao động ở mọi khu vực có việc làm và việc làm có hiệu quả. Nhà nước phải quan tâm đến toàn bộ lực lượng lao động xã hội, phải soạn thảo chế độ chính sách và cơ chế quản lý không chỉ trong khu vực Nhà nước, mà còn trong toàn bộ xã hội.

Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho mọi người lao động, tạo điều kiện cho họ được bình đắng trong việc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, bình đẳng trong hưởng thụ những thành quả lao động của mình. Nhà nước có trách nhiệm tố chức và khuyến khích mọi người lao động, các cấp các ngành các điạ

phương, các tổ chức xã hội tạo nhiều việc làm và việc làm có hiệu quả, ở đây Nhà nước phải giải quyết hai vấn đề cơ bản:

Tạo nhiều chỗ làm cho người lao động theo các hướng: phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, khuyến khích thuê mướn lao động, tự do di chuyển, tự do hành nghề.

Chính quyền các cấp các ngành chức năng có chính sách tạo khuyến khích việc làm nhằm phát triển thị trường lao động.

Nhà nước có vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho người lao động, chỉ đạo hệ thống ngân hàng kinh doanh tiền tệ hướng vào việc tạo việc làm để thực hiện cho vay. Kêu gọi và tranh thủ các tổ chức Quốc tế đầu tư vào cho vay theo chương trình dự án kinh tế, khuyến khích, động viên mọi thành viên, mọi tổ chức xã hội trong cộng đồng góp vốn, góp những nguồn nhân lực khác vào sự nghiệp tạo việc làm.

Nhà nước trung ương cũng như chính quyền các cấp các ngành kinh tế, kỹ thuật phải tổng kết các mô hình việc làm thích họp có hiệu quả để nhân ra diện rộng nhằm mục tiêu thay đổi cơ cấu lao động xã hội hiện nay.

Nhà nước có vai trò chủ yếu trong việc tố chức mạng lưới thông tin thị trường lao động, phổ biến mô hình. Khuyến khích các cấp các ngành các tổ chức đoàn thể phát triển mạnh mạng lưới môi giới và dịch vụ việc làm giúp cho người lao động những thông tin cần thiết nhằm nhanh chóng tạo những công ăn việc làm.

Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo tay nghề cho người lao động, tổ chức mạng lưới dạy nghề rộng khắp để đào tạo mới, đào tạo lại nghề cho phù họp với yêu cầu của thị trường lao động. Đặc biệt Nhà nước cần quan tâm đến việc nâng cao năng lực cho những nhà doanh nghiệp về vốn, thiết bị, kỹ thuật, kinh nghiệm tố chức sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều việc làm mới và ổn định.

3.1.3. Phương hướng phát triển thị trường lao động ở thành phố Hà

Nội.

Tập trung phát triển các lĩnh vực, ngành nghề, khu vực hoạt động kinh tế làm sao đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Gắn chương trình phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn, các tập đoàng xản xuất mạnh... với các công ty cố phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Ket họp hướng đầu

lao động trình độ thấp, trước hết là lao đông dịch vụ, phục vụ.

Xây dựng và ban hành chính sách đào tạo, đào tạo lại, dạy nghề và di chuyển người lao động sao cho phù hợp với cơ cấu nền kinh tế đang chuyển đối.

Định hướng phát triển và kết hợp hài hòa, sắp xếp, quy hoạch các hoạt động trong khu vực phi chính thức Hà Nội đã, đang và sẽ là một hướng quan trọng để tự tạo việc làm cho người động.

Xây dựng các chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tăng cường tuyển chọn và sử dụng lao động.

3.2. Giải pháp phát triển thị trường lao động ỏ’ Hà Nội đến năm 2010 định hướng đến năm 2015.

Sau đây là một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tại thành phố Hà Nội đến năm 2010 định hướng đến năm 2015. Chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

3.2.1. Giải pháp về cung lao động. 3.2.1.1. Quản lý lao động nhập cư

Phải tiếp tục thực hiện công tác dân số - kế hoạc hóa gia đình đặc biệt đối với việc nâng cao chất lượng dân số và kiểm sóat tốc độ tăng cơ học bằng chính sách hạn chế có chọn lọc các nguồn di dân vào thành phố. Thực hiện các chính sách y tế, khám chữa bệnh để nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của dân cư đặc biệt ở các vùng ngoại thành. Đối với lao động ngoại tỉnh nhập cư vào Hà Nội cần phải quy định các quy tắc, tiêu chuẩn đối tượng được phép về Hà Nội sinh sống và làm việc, ngoài ra thành phố càn ban hành các quy định về quản lý lao động ngoại tỉnh, có chế tài đối với người lao động và người sử dụng lao động thực hiện không đúng các quy định của thành phố. Có chính sách khuyến khích, khai báo tạm trú. Tuy nhiên thủ tục khai báo đăng ký tạm trú phải đơn giản, thuận tiện cho người lao động vào sử dụng lao động. Quy hoạch cụ thế về quyền hạn và nghĩa vụ của người dân di xư khi sống và làm việc tại thành phố, nghĩa vụ của người di cư đối với thành phố nơi họ sinh sống và trách nhiệm của cơ sở sử dụng lao động ngoại tỉnh vào làm việc bằng các khoản chi phí nhất định để thành phố tiến hành các chương trình và dịch vụ nhằm giúp đỡ người di cư. Có cơ chế chính sách nhằm

kiểm soát quản lý người lao động tự do đặc biệt là các chợ lao động và người lang thang không có nơi cư trú nhất định.

Ngoài ra thành phố phải có chương trình áp dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý di dân. Quy chế về quản lý sinh viên các trường chuyên nghiệp và dạy nghề; quy định về quản lý lao động tự’ do ở các tỉnh, thành phố khác về Hà

Một phần của tài liệu Phát triên thị trường lao động tại hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w