Xác định mức độ nhạy cảm kháng sinh của H.pylori

Một phần của tài liệu Xác định bệnh nhân tái nhiễm và tái phát Helicobacter Pylori sau quá trình điều trị (Trang 36 - 37)

* Cách tiến hành

Sử dụng môi trường thạch máu sôcôla (5% máu ngựa) trên đĩa petri đường kính 9cm, chứa 30ml thạch còn mới (không quá 1 tuần).

Pha hỗn dịch vi khuẩn bằng cách hoà khuẩn lạc với nước muối sinh lý với độ đục tương ứng với độ đục chuẩn Mc Faland 0,5 (tương ứng với khoảng 108 vi khuẩn trong 1ml).

Ria cấy: láng đều hỗn dịch vi khuẩn lên khắp bề mặt đĩa môi trường, hút canh khuẩn còn thừa bỏ đi.

Dùng kẹp nhọn đầu vô trùng để E-test lên mặt thạch, đồng thời ấn nhẹ xuống để đảm bảo bám chặt vào mặt thạch.

Đặt các đĩa thạch với tư thế lộn ngược vào bình cấy kị khí của Mỹ. Đặt một ống có chứa 10ml nước vào bình cấy kị khí để tạo độ ẩm cần thiết. Đổ 10ml nước vào túi tạo khí GasPak của hãng BD, sản xuất tại Mỹ, khi thấy sủi bọt, đặt nhanh vào bình cấy, đậy chặt nắp bình và đặt vào tủ ấm 370C từ 2-3 ngày. Đối chứng cũng được tiến hành tương tự để kiểm tra chất lượng E-test và chất lượng đĩa môi trường.

29

2.4.3.2 Đánh giá độ nhạy cảm với kháng sinh

- Kháng sinh đồ đối với Clarithromycin được xác định bằng E-test, là một giải plastic mỏng, trơ, dày khoảng 0,6mm và rộng 5mm, trên đó đã được phủ nồng độ kháng sinh pha loãng liên tục (continuous antibiotic concentra- tion gradient) và nồng độ này tương đương với 15 lần pha loãng so với phương pháp pha loãng thông thường, do đó cho kết quả chính xác hơn phương pháp pha loãng thông thường (discontinuous serial dilution) với nồng độ pha loãng không liên tục.

Xác định tính nhạy cảm của H. pylori đối với Clarithromycin: S: Nhạy cảm (Susceptible) ≤ 2 μg /ml

R: Đề kháng (Resistant) > 2 μg/ml

Một phần của tài liệu Xác định bệnh nhân tái nhiễm và tái phát Helicobacter Pylori sau quá trình điều trị (Trang 36 - 37)