Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh

Một phần của tài liệu Xác định bệnh nhân tái nhiễm và tái phát Helicobacter Pylori sau quá trình điều trị (Trang 25 - 26)

Có nhiều thuyết được đưa ra để giải thích sự hình thành và tồn tại của ổ loét, nhưng chưa có một cơ chế duy nhất cho bệnh loét. Hiện nay người ta cho rằng loét dạ dày là do mất cân bằng tương đối giữa nhóm các yếu tố tấn công và nhóm các yếu tố bảo vệ [19], [23], [25], [58].

Các yếu tố tấn công gồm:

- Acid chlohydric - Pepsin dịch vị

- Thuốc chống viêm không steroid và steroid - H. pylori ...

Các yếu tố bảo vệ gồm:

- Chất nhầy - Bicacbonat

- Mạng lưới mao mạch lớp dưới niêm mạc

- Khả năng tái tạo, sức chịu đựng của tế bào biểu mô niêm mạc ... Sự mất cân bằng giữa 2 nhóm yếu tố có thể do các khả năng sau:

- Yếu tố tấn công hoạt động tăng cường trong khi yếu tố bảo vệ hoạt động bình thường hoặc giảm.

- Yếu tố tấn công hoạt động bình thường trong khi yếu tố bảo vệ suy yếu. Khi mất sự cân bằng giữa 2 nhóm yếu tố trên sẽ dẫn đến sự tăng khuếch tán ngược của ion H+

từ lòng ống tiêu hóa vào lớp niêm mạc gây toan hóa tại chỗ, phù nề và hoại tử mô, kéo theo sự tiêu protein bởi pepsin và gây loét.

Bên cạnh đó người ta còn nhận thấy có những yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh loét tá tàng tiến triển, đó là:

18

- Yếu tố thần kinh-tinh thần: sự căng thẳng thần kinh, tâm lý kéo dài - Yếu tố sinh hoạt, ăn uống: giờ giấc ăn uống thất thường, làm việc nặng ngay sau khi ăn no, ăn nhiều chất kích thích (chua, cay), thói quen uống cafe, uống bia, rượu, hút thuốc lá.

- Yếu tố di truyền, thể tạng: tiền sử gia đình có người bị loét tá tàng, người nhóm máu O hay bị loét tá tàng hơn.

- Yếu tố nội tiết: thường gặp loét tá tàng ở những bệnh nhân có rối loạn các tuyến nội tiết như: hội chứng Zollinger - Ellison, xơ gan, rối loạn tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến cận giáp ...

Một phần của tài liệu Xác định bệnh nhân tái nhiễm và tái phát Helicobacter Pylori sau quá trình điều trị (Trang 25 - 26)