Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán Bài tập học kỳ Luật

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn Luật kinh doanh chứng khoán (Trang 87 - 94)

- Vấn đề 6: Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1.1.1.1.1.1.1.1.1Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán Bài tập học kỳ Luật

2. Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

1.1.1.1.1.1.1.1.1Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán Bài tập học kỳ Luật

Chứng khoán

I. Khái quát chung về kinh doanh chứng khoán.

1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh chứng khoán

- Đặc điểm:

Xét về phương diện lý thuyết, hoạt động kinh doanh chứng khoán gồm các đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, kinh doanh chứng khoán là nghề thương mại đặc thù, có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các nhà đầu tư công chúng và các doanh nghiệp.

Thứ hai, đối tượng của hoạt động kinh doanh chứng khoán là các chứng khoán – giá trị động sản và các dịch vụ về chứng khoán.

Thứ ba, hoạt động kinh doanh chứng khoán phải tuân thủ một số nguyên tắc đặc thù của thị trường chứng khoán như: nguyên tắc công bằng, công khai và minh bạch để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Việc thể chế hóa bằng pháp luật những nguyên tắc này là những đảm bảo pháp lý cho sự vận hành an toàn, hiệu quả của thị trường chứng khoán đồng thời bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư tham gia thị trường.

2. Vai trò của hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Một cách khái quát, vai trò của hoạt động kinh doanh chứng khoán được thể hiện chủ yếu ở các khía cạnh sau:

- Thứ nhất, kinh doanh chứng khoán là phương tiện để thiết lập kênh dẫn vốn trực tiếp giữa các nhà đầu tư là công chúng với Chính phủ và doanh nghiệp.

- Thứ hai, kinh doanh chứng khoán giúp cho dòng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán vận hành nhanh hơn, hiệu quả hơn thông qua các nghiệp vụ chính như môi giới chính khoán, bảo lãnh phát hành, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư hay tư vấn đầu tư chứng khoán.

- Thứ ba, kinh doanh chứng khoán là chất xúc tác, thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động thông qua đòn bẩy lợi ích kinh tế của các nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp.

Vai trò và tác động của hoạt động kinh doanh chứng khoán đối với hoạt động kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng là không thể phủ nhận. Bởi đặc thù của thị trường chúng khoán cũng như vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh chứng khoán nên quy định pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam rất quan trọng.

II. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán và nguyên nhân phát sinh các rủi ro trong hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán.

1. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán là khả năng xảy ra những việc bất lợi cho xác chủ thể kinh doanh chứng khoán khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.

Thứ nhất, căn cứ vào tính có hệ thống của thị trường chứng khoán nói chung, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán có thể được phân thành “rủi ro có hệ thống” và “rủi ro phi hệ thống”

- Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết chứng khoán. Rủi ro hệ thống được chia thành ba loại: Rủi ro thị trường, Rủi ro lãi suất, Rủi ro sức mua.

- Rủi ro phi hệ thống là phần rủi ro mà các chủ thể kinh doanh có thể loại bỏ được trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.

Thứ hai, căn cứ vào các nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh chứng khoán, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán phân thành các loại: rủi ro môi giới chứng khoán, rủi ro trong bảo lãnh phát hành chứng khoán, rủi ro trong hoạt động tự doanh chứng khoán, rủi ro trong tư vấn đầu tư chứng khoán, rủi ro trong lưu ký chứng khoán và rủi ro trong quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

2. Nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Các nguyên nhân này thể hiện như sau:

Thứ nhất, các nguyên nhân khách quan - Chính sách nhà nước

Các cơ quan chính phủ có thể ban hành nhiều loại chính sách khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà đầu tư, ví dụ như: mức thuế cho lợi nhuận từ đầu tư, các quy định về việc được mua bán chứng khoán,... Các chính sách đó có thể khiến các nhà đầu tư không thể thực hiện được các chiến lược ban đầu đã dự định. Đặc biệt là khi chính sách đột ngột thay đổi, nhà đầu tư có thể bị mắc kẹt nếu không mau chóng thay đổi để phù hợp với chuẩn mới theo quy định pháp luật.

Ví dụ: Năm 2010, Thông tư số 19/2010 được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung cho thông tư số 13/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn của tổ chức tín dụng được ban hành. Hai thông tư này là văn pháp lý có ảnh hưởng lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2010 khi được xem là tác nhân gây lo lắng về khả năng thoái vốn ồ ạt của các ngân hàng, giảm hoạt động cho vay của đầu tư chứng khoán… nhằm đảm bảo vốn an toàn tối thiểu theo chuẩn mới. - Thứ hai, thông tin được công khai, minh bạch.

Sự bất đối xứng giữa thông tin được công khai và thực tế tình hình doanh nghiệp là vấn đề nổi cộm trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, rất khó khăn để biết được tình trạng kinh doanh thực thật sự của doanh nghiệp, bởi các thông tin trên báo cáo tài chính thường thiếu tin cậy. Ngoài ra, sự minh bạch trong việc công khai thông tin cũng không được tiến hành trượt để và hiệu quả dẫn tới hoạt đồng kinh doanh trên thị trường này cũng không minh bạch.

Ví dụ:vụ viêc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS) “sập sàn” được đăng ngày 12/1/2007 trên báo Tiền Phong. Đây thực chất là do SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại nên giá cổ phiếu của Công ty giảm tương ứng từ 728.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 190.000 đồng/cổ phiếu. Sự thua thiệt thuộc về các nhà đầu tư cá nhân, không có nguồn tin nội bộ, khi muốn mua thì không thể tìm được nguồn mua do các nhà đầu tư lớn đã thâu tóm toàn bộ, khi muốn bán thì cũng không thể bán được do thị trường bão hòa. - Thứ ba,lừa đảo trên thị trường.

Hiện tượng lừa đảo trên các thị trường chứng khoán tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: trò Ponzi (hút tiền của các nhà đầu tư mới để trả cho các nhà đầu tư cũ và một phần bỏ túi, chứ

doanh nghiệp không tạo lợi nhuận thật sự); lũng đoạn giá chứng khoán trên thị trường; cò mồi kích động các nhà đầu tư mua bán bằng các tin đồn, phân tích giả, v.v...

Trong tất cả các vụ lừa đảo như vậy, người bị thiệt hại là các nhà đầu tư. Một khi các nhà đầu tư đã bị lừa đảo mất tiền thì có rất ít khả năng đòi lại được số tiền bị mất đó.

- Tình hình chính trị trong và ngoài nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ, sau cuộc họp báo của Chính phủ về hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Hoàng Sa vào cuối ngày 7/5, thị trường chứng khoán đã có phiên điều chỉnh mạnh nhất kể từ năm 2001. Chỉ số VN-Index đã giảm tới 5,9% hôm 8.5. Các cổ phiếu với yếu tố cơ bản tốt như Vinamilk (VNM) đã ghi nhận mức giảm lớn nhất trong một ngày khi rớt 6,7%. Dược Hậu Giang (DHG) cũng có mức giảm kỷ lục 6,5%.

Dữ liệu lịch sử của các thị trường chứng khoán trên thế giới cho thấy rủi ro chính trị liên quan đến ổn định chính phủ và các xung đột trong và ngoài nước là một nguyên nhân quan trọng khiến thị trường chứng khoán giảm điểm. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này thường chỉ xảy ra trong ngắn hạn ( )

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan. - Khả năng quản lý

Việc quản lý danh mục đầu tư nói chung và quản lý rủi ro nói riêng đòi hỏi nhiều công sức,kiến thức, kinh nghiệm ... Khi quyết định đầu tư vào bất kỳ chứng khoán nào, người đầu tư cũng phải thu thập thông tin, phân tích, quyết định đầu tư, theo dõi và xử lý,... Một người riêng lẻ có thể không đủ khả năng để làm tất cả những việc đó một cách hiệu quả, dễ dẫn đến nhiều sai lầm gây thiệt hại, đồng thời bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt.

- Ước lượng sai giá trị

Những người khác nhau có thể đưa ra các ước lượng chênh nhau đến vài lần, trong đó có những người quá lạc quan và những người quá bi quan.Nếu lạc quan quá, ước lượng giá trị cao quá so với giá trị thực, thì có thể dễ dấn đến mua cổ phiếu đắt hơn so với giá trị thực, và nếu sau đó giá cổ phiếu giảm về giá trị thực thì thua lỗ.

Ví dụ:Vào khoảng thời gian tháng 3-4/2011, thị trường chứng khoán nằm trong bối cảnh chịu đựng nhiều thông tin xấu về kinh tế vĩ mô như chỉ số lạm phát và giá một số mặt hàng thiết yếu tăng liên tục. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết cũng trở nên khó khăn.Có đến 1/3 số công ty chứng khoán báo lỗ. Trong khi đó, nhiều phiên giao dịch nối tiếp nhau với thanh khoản lên xuống thất thường vẫn không phát ra một tín hiệu rõ ràng nào về xu hướng thị trường. Nhứ vậy, đây là giai đoạn mua vào mang tính đánh cược rất cao và quá rủi ro đối với nhà đầu tư. Hệ quả của sự rủi ro đó đã đến vào tuần đầu tháng 5/2011, khi cả hai sàn chứng khoán đồng loạt lao dốc mạnh, tạo nên hiệu ứng “tuần lễ kinh hoàng”. Niềm tin đánh cược với thị trường đã bị đổ vỡ hoàn toàn. - Rủi ro về tâm lý

Nhà đầu tư Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn của “tâm lý bầy đàn.” Nhà đầu tư có thể rất dễ bị kích động theo xu hướng chung của thị trường, mua lúc đáng lẽ không nên mua, bán lúc đáng lẽ không nên bán, mua bán quá nhiều, v.v... Khi “bong bóng” thị trường chứng khoán hình thành là lúc rủi ro lên cao, thì các nhà đầu tư lại tranh nhau mua vào theo tâm lý bầy đàn, để rồi sau đó thua lỗ thảm hại khi thị trường đi xuống. Ngược lại, khi thị trường ở mức thấp, rất rẻ so với giá trị thực, là cơ hội hấp dẫn, thì nhà đầu tư lại sợ không dám mua vào.Tâm lý này không chỉ ảnh hưởng tới các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà còn ảnh hưởng đến các quỹ đầu tư và doanh nghiệp lớn. III. Các quy định pháp luật nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tình hình, chính sách phát triển thị trường chứng khoán từ năm 2013 đến nay.

1. Tình hình thị trường chứng khoán và các chính sách phát triển thị trường chứng khoán của nhà nước từ năm 2013 đến nay.

Thứ nhất, về tình hình thị trường chứng khoán.

TTCK Việt Nam bắt đầu từ những tháng cuối năm 2012 – đầu năm 2013 đã có những diễn biến khả quan.

Diễn biến chỉ số giá thị trường: Tính đến ngày cuối của năm 31/12/2013, chỉ số VN - Index đứng ở 505 điểm, tăng 23%; HN - Index đứng ở mức 67 điểm, tăng 15% so với cuối năm 2012. TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong trong số 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất và có mức tăng cao so với các thị trường trên thế giới.

Mức vốn hóa thị trường: Mức vốn hóa vào khoảng 964 nghìn tỷ đồng (tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP.

Giá trị giao dịch: Việc kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 cũng đã hỗ trợ giúp tăng thanh khoản thị trường. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.578 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2012, tuy nhiên, chủ yếu là nhờ giao dịch trái phiếu chính phủ (TPCP), bình quân mỗi phiên đạt 1.257 tỷ đồng/ phiên, tăng 90%, (riêng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 1.322 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,5% so với năm 2012).

Hoạt động niêm yết và huy động vốn: Tính chung đến cuối năm 2013, trên 2 sàn có 683 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 361 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2012.

Về niêm yết trái phiếu: có tổng cộng 517 mã trái phiếu niêm yết trên 2 sàn với giá trị niêm yết là 521 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so với cuối năm 2012.

Tổng giá trị huy động vốn ước đạt 179 nghìn tỷ đồng, tăng 13%; trong đó cổ phiếu và cổ phần hóa là 17,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2012. Quy mô huy động vốn qua phát hành riêng lẻ cũng tăng mạnh, đạt khoảng trên 24 nghìn tỷ đồng (gấp 5 lần so với cả năm 2012).Vốn huy động qua TPCP đạt 162 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2012.

Hoạt động của các công ty niêm yết: Trong 6 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh sụt giảm cả về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2012 (số công ty có lỗ lũy kế vẫn chiếm tỷ lệ 21%, tăng so với mức 17% cùng kỳ năm trước; tổng doanh thu giảm 1,2%; lợi nhuận sau thuế giảm 6%). Trong quý III/2013 thì tổng doanh thu toàn thị trường tăng khoảng 4,4%, hàng tồn kho giảm 4,5%, chi phí tài chính giảm 24,3% nhưng tổng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm hơn 5% so với quý II/2013.

Nếu tính 9 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 thì tổng doanh thu của các công ty niêm yết tăng khoảng 17 nghìn tỷ đồng (2,9%), tổng lợi nhuận sau thuế tăng 19,1 %; chi phí tài chính giảm 12%; tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 8,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ công ty có lỗ lũy kế ở mức 20%, vẫn tương đương năm 2012; hàng tồn kho tăng 3,6% so vơi cùng kỳ năm 2012. Điều này cho thấy các công ty làm ăn có lãi thì tiếp tục có kết quả khả quan, còn các công ty đã bị lỗ thì tiếp tục lỗ nhiều hơn. Nếu so với các doanh nghiệp chưa niêm yết, các công ty niêm yết vẫn có khả năng lợi nhuận cao hơn.

Hoạt động đầu tư: số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,27 triệu tài khoản, trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng lên. Trong 7 tháng đầu năm, dòng vốn nước ngoài vào thuần đạt 175 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và có hiện tượng rút ra khỏi thị trường trong tháng 8 và tháng 9. Tính từ đầu năm, dòng vốn nước ngoài ra thuần là 15 triệu USD, tuy nhiên, tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển đến nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012.

(Theo số liệu được tổng hợp và phân tích bởi “Tapchitaichinh.vn”)

Thị trường chứng khoán Việt Nam 3 tháng đầu năm 2012 có nhiều khởi sắc. Đó là kết quả của một số thông tin tốt từ chính sách vĩ mô, lãi suất giảm và các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn… Tuy nhiên, sự phát triển “nóng” của thị trường chứng khoán đặc biệt trong bối cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam từ năm 2013 trở lại đây và xem xét lịch sử thăng trầm của thị trường chứng khoán ở nhiều nước phát triển trên thế giới, các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam hoàn toàn vẫn có thể phải đối mặt với những rủi ro.

3. Các quy định pháp luật nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tình hình, chính sách phát triển thị trường chứng khoán từ năm 2013 đến nay.

a. Điều kiện đối với các chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán. a1, Công ty chứng khoán.

Theo pháp luật hiện hành, cá nhân muốn kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam phải thành lập

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn Luật kinh doanh chứng khoán (Trang 87 - 94)